Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mãn kinh – giai đoạn “giông bão” phụ nữ nào rồi cũng đối mặt

ID: 1953   Ngày đăng:
Lượt đọc: 39423

Mãn kinh là giai đoạn tất yếu trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Giai đoạn mãn kinh ập đến kéo theo rất nhiều thay đổi từ trong ra ngoài, từ tâm sinh lý tới sức khỏe. Tìm hiểu trước về giai đoạn này có thể giúp phụ nữ mãn kinh giảm bớt được những khó khăn phải đối mặt.

Mục lục [ Hiện ]

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ trung niên sang tuổi già. Về mặt sinh lý, mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormone thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,... 

Thông thường, thời kỳ mãn kinh bắt đầu từ tuổi 40, kéo dài vào năm trước kỳ kinh cuối tới 1 - 2 năm sau đó, trung bình khoảng 10 - 20 năm. 

>> Mãn kinh sớm: Nỗi ám ảnh của phái đẹp

2. 5 nguyên nhân gây nên tình trạng mãn kinh ở nữ giới 

5 nguyên nhân gây nên tình trạng mãn kinh ở nữ giới

2.1. Tuổi tác

Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên trong cuộc đời mỗi người. Do đó, khi trải qua các giai đoạn như dậy thì, sinh sản, tiền mãn kinh thì người phụ nữ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh.

2.2. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung 

Việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng còn giữ lại các buồng trứng thường không gây mãn kinh bởi ở trường hợp này, hai buồng trứng vẫn tiếp tục phóng thích nang trứng mặc dù chị em không còn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu là phẫu thuật cắt bỏ cả tử cung lẫn hai buồng trứng(thủ thuật cắt bỏ tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên) thì sẽ gây mãn kinh. Trường hợp này không có thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt ngay, chị em có thể bị các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác sau khi phẫu thuật). 

2.3. Hoá trị và xạ trị 

Hóa trịxạ trị - các liệu pháp điều trị ung thư ở nữ giới  có thể gây mãn kinh. Tuy nhiên, mãn kinh do nguyên nhân này thường xảy ra từ từ với thời kỳ tiền mãn kinh trong vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra.

2.4. Suy buồng trứng sớm 

Buồng trứng chính là cơ quan sinh sản giúp nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Cũng chu trình của bất kỳ bộ phận nào, buồng trứng cũng sẽ đến giai đoạn lão hóa. Suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng bị lão hóa trước tuổi, ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ từ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi.

2.5. Suy giảm nội tiết tố nữ 

Từ độ tuổi 30 trở đi, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu suy giảm. Đến độ tuổi mãn kinh, lượng hormone này sụt giảm mạnh. Estrogen chính là hormone giúp một nửa thế giới có vẻ đẹp và sự quyến rũ. 

Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì sắc đẹp và sinh lý ở người phụ nữ. Estrogen do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, gọi là nội tiết tố nữ. Estrogen giúp cho người phụ nữ có dáng hình mềm mại, giữ nước và mỡ dưới da làm cho da người phụ nữ mềm mại. Estrogen làm phát triển các đặc tính sinh dục nữ như: tăng sinh các mô ở cơ quan sinh dục như tăng sinh tuyến vú, làm cho vú to và chắc,... kích thích mọc lông nách, lông mu,...

3. 16 dấu hiệu (triệu chứng) nhận biết chị em đến tuổi mãn kinh 

Dấu hiệu (triệu chứng) nhận biết chị em đến tuổi mãn kinh

3.1. Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt 

Tiểu nhiều lần, đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiểu buốt dù nước tiểu vẫn trong, và không có dấu hiệu nhiễm trùng là những biểu hiện khi bước vào độ tuổi mãn kinh. 

3.2. Kinh nguyệt không đều 

Sự giảm sút của các nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể dừng đột ngột, ngắn lại, thưa ra hoặc rong kinh, rong huyết. Lượng máu kinh cũng không đều như trước nữa,...

3.3. Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn 

Sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen khiến âm đạo người phụ nữ lúc này bị khô hơn, giảm hoặc thậm chí không tiết chất nhờn khiến việc quan hệ khó khăn, đau rát từ đó khiến nhu cầu gần gũi cũng giảm đáng kể.

3.4. Giảm khả năng sinh sản 

Nội tiết tố suy giảm cho thấy chức năng buồng trứng - cơ quan sản xuất các nội tiết tố bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Càng nhiều tuổi, cơ hội thụ thai càng kém. 

3.5. Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm 

Cơ thể sẽ cảm thấy nóng bừng ở nửa trên, những cơn bốc hỏa đột ngột sẽ khiến chị em gặp phải tình trạng đổ mồ hôi, nhất là về đêm. Đây là triệu chứng mãn kinh rất phổ biến. 

3.6. Mất ngủ và gián đoạn giấc ngủ 

Các cơn bốc hỏa, vã mồ hôi đêm sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. 

3.7. Chóng mặt, nhức đầu 

Những thay đổi của nồng độ estrogen có thể gây ra những thay đổi trong não, hệ thống thần kinh và mạch máu. Estrogen có ảnh hưởng rõ đến lớp áo bên trong của các động mạch, giúp giữ cho mạch máu linh hoạt, có nghĩa là mạch máu có thể giãn nở và co bóp để thích ứng với lưu lượng dòng máu. Do đó, estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh gây chóng mặt, đau đầu. 

3.8. Chuyển hóa chậm và tăng cân 

Hormone estrogen có tác dụng đồng hóa, làm tăng khối lượng cơ, do đó, estrogen giảm dẫn đến sự tăng tự nhiên khối mỡ và giảm khối cơ. 

3.9. Vị giác kim loại 

Sự thay đổi nội tiết trong giai đoạn mãn kinh làm giảm vị giác vì những thay đổi trong màng tế bào vị giác. Theo nhiều nghiên cứu, chúng ta sinh sra với 10.000 nụ vị giác nhưng khi bước vào tuổi trung niên, số nụ vị giác sẽ giảm. 

3.10. Tâm sinh lý thay đổi: Trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng 

Có người tính tình trở nên trầm mặc, lo âu, băn khoăn, chán nản hay thất vọng, thường không vừa lòng với môi trường xung quanh. Trạng thái dễ kích động, cáu gắt, hay gây gổ cũng rất dễ xảy ra. 

3.11. Thay đổi bề ngoài

Chị em sẽ thấy da dẻ trở nên xấu hơn, nhiều nếp nhăn, nám, sạm, đồi mồi trong khi tóc cũng trở nên yếu hơn, dễ gẫy rụng và dần chuyển màu,… mắt, miệng cũng bị khô, tóc rụng, móng trở nên giòn, dễ gãy, thậm chí còn có mùi cơ thể. 

3.12. Loãng xương 

Xương trở nên xốp, mỏng, giòn nên rất dễ gãy, tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở giai đoạn mãn kinh là rất cao. 

3.13. Bệnh tim mạch 

Hormone sinh dục nữ estrogen rất hữu hiệu trong việc loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu, giữ tính đàn hồi, mềm mại của thành mạch. Khi estrogen suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao hơn bình thường. 

3.14. Trí nhớ giảm, gặp vấn đề với sự tập trung (Bệnh Alzheimer

Những thay đổi trong tuổi mãn kinh còn phải kể tới suy giảm trí nhớ, các vấn đề về sự tập trung. Những việc này cũng phần nào do ảnh hưởng của sự suy giảm nội tiết tố. 

3.15. Các biến đổi của âm đạo 

Dấu hiệu mãn kinh này thể hiện qua việc âm đạo dần dần teo mỏng, làm âm hộ, âm đạo khô, ngứa, rát, giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng.

3.16. Ung thư sinh dục 

Thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục.

Bác sĩ Trần Văn Hùng - BSCKII, Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội nói về quá trình mãn kinh và những triệu chứng nhận biết

4. Thời kì mãn kinh 

4.1 Thời kì mãn kinh là gì? 

Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì), xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn tới việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ. 

4.2 Tuổi mãn kinh và các giai đoạn 

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn:

Tiền mãn kinh, thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (estrogen và progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.

Mãn kinh thật sự, thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

- Mãn kinh sớm là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng được). Mãn kinh sớm xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng,…

- Mãn kinh muộn là mãn kinh sau 55 tuổi.

5. Sức khỏe tuổi mãn kinh 

5.1. Những nỗi lo tuổi mãn kinh của phụ nữ 

  • Nỗi lo về sức khỏe: 

- Nồng độ estrogen suy giảm có thể dẫn tới loãng xương, xương bị yếu, dễ gãy. Gãy xương ở tuổi mãn kinh và cao tuổi hơn thường khó lành và gây nên nhiều biến chứng nặng nề. 

- Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng cao. Nguyên nhân là do tuổi tác cộng thêm sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen. 

  • Nỗi lo về sắc đẹp: 

Phụ nữ mãn kinh dễ tăng cân, tăng mỡ bụng, cơ nhão, da nhăn nheo, mất tính đàn hồi, tóc khô, dễ gãy rụng, vú cũng trở nên teo và nhão,... 

  • Nỗi lo về tâm sinh lý: 

- Tính tình thay đổi: dễ cáu bẳn, bực bội, khó chịu, dễ xúc động, khóc lóc, giảm khả năng tập trung, hay quên, hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi...

- Ham muốn tình dục suy giảm, khô âm đạo gây giao hợp đau. 

- Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu rắt, nhiễm trùng tiểu,....

>>  Bác sĩ giải đáp tất cả câu hỏi về "tình dục tuổi mãn kinh"

Sức khỏe tuổi mãn kinh

5.2. Cách chăm sóc sức khỏe tuổi mãn kinh 

  • Tập thể dục thể thao điều độ nhưng không quá gần giờ đi ngủ vì có thể khiến chị em khó ngủ hơn
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày. 
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học: Phụ nữ mãn kinh nên ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành, thức ăn nhiều canxi, axit béo,...
  • Thư giãn (giải tỏa stress) nhằm tránh ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố
  • Hiểu tình trạng sức khỏe của bản thân: Cần chú ý theo dõi các bất thường, nếu gặp vấn đề gì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách khắc phục. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Sẽ giúp phát hiện các bất thường, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. 
  • Bổ sung estrogen thảo dược - gợi ý không thể bỏ qua: Estrogen thảo dược sẽ giúp cơ thể tự sản sinh estrogen nội sinh, cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh khó chịu. Sản phẩm chứa EstroG-100 (estrogen thảo dược) cùng tiền nội tiết tố Pregnenolone sẽ hiệu quả và an toàn với phụ nữ mãn kinh (Tìm hiểu về sản phẩm Tại Đây)

6. Cách vượt qua giai đoạn mãn kinh thật nhẹ nhàng 

6.1. Khám định kỳ 

Thăm khám định kỳ nhằm giúp phát hiện vấn đề bất thường, điều trị kịp thời, nên khám định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần. 

6.2. Liệu pháp hormone 

Liệu pháp hormne thay thế tổng hợp thường được chỉ định cho phụ nữ mãn kinh nhưng biện pháp này dễ gây nhiều tác dụng phụ như tăng cân, béo bụng, đau nửa đầu. Biện pháp này cần có sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ. 

6.3. Chế độ ăn uống cân bằng 

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ giảm bớt sự khó chịu của các triệu chứng mãn kinh. 

>>  Phụ nữ tuổi mãn kinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

6.4. Luyện tập thể dục đều đặn 

Phụ nữ mãn kinh có thể tham gia các bài tập như thiền, yoga, khí công, thái cực quyền, ... 

6.5. Sử dụng thực phẩm chức năng: có chứa các estrogen thảo dược 

Bác sĩ Trần Văn Hùng - BSCKII, Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội khuyên chị em, để vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách êm ả, ngoài các biện pháp trên, chị em nên kết hợp bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa estrogen thảo dược như EstroG-100 kết hợp cùng tiền nội tiết tố Pregnenolone. Sản phẩm này sẽ rất hữu ích cho phụ nữ mãn kinh vì giúp cơ thể kích thích sản sinh estrogen và các nội tiết tố khác để cân bằng. >> Xem thêm sản phẩm tại đây

7. Có cách nào phòng ngừa, làm chậm giai đoạn mãn kinh? 

Cách nào phòng ngừa, làm chậm giai đoạn mãn kinh

7.1. Duy trì trọng lượng bình thường 

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ nặng cân hơn thường chịu nhiều cơn nóng bừng, đặc biệt là gần mãn kinh. Mô mỡ ở những người có chỉ số khối cơ thể lớn hơn hoạt động như một chất cách điện mạnh, khiến họ đổ mồ hôi nhiều hơn. 

7.2. Giữ tinh thần thoải mái 

Stress sẽ gây ảnh hưởng nặng nề, làm ức chế buồng trứng nên có thể gây mãn kinh hoặc làm gia tăng sự khó chịu của các triệu chứng mãn kinh. Phụ nữ trong độ tuổi này nên giữ tinh thần thoải mái, có thể thường xuyên đi chơi, xem phim, đi dạo,...

7.3. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ

Hiện nay, sản phẩm hỗ trợ được chị em sử dụng rất nhiều. Phụ nữ mãn kinh nên kết hợp bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa EstroG-100 (estrogen thảo dược) và tiền nội tiết tố Pregnenolone từ củ từ, củ mài...

7.4. Từ bỏ thói quen xấu 

Thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,... đều gây ảnh hưởng nặng nề cho phụ nữ mãn kinh.

7.5. Tập luyện thể dục thường xuyên 

Tập thể dục thường xuyên vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu tuổi mãn kinh, vừa giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng. 

Bác sĩ Trần Văn Hùng - BSCKII, Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội tư vấn cách hỗ trợ điều trị, phòng ngừa mãn kinh. 

8. Câu hỏi thường gặp 

8.1 Tuổi mãn kinh của phụ nữ là bao nhiêu?

Hỏi: "Chào bác sĩ, tôi năm nay 53 tuổi, như vậy tôi đã bị mãn kinh chưa, tuổi mãn kinh của phụ nữ là bao nhiêu? " 
(Bùi Thị Hoa)

Trả lời: Chào chị, 
Độ tuổi mãn kinh của phụ nữ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: di truyền, lối sống, tuổi tác, số lần sinh nở,…
Thông thường, trước khi mãn kinh thực sự, người phụ nữ sẽ trải qua một giai đoạn tiền đề gọi là tiền mãn kinh và sau khi mãn kinh thì sẽ trải qua giai đoạn gọi là hậu mãn kinh.

  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Giai đoạn này bắt đầu ở độ tuổi 45-50 và kéo dài 2 đến 5 năm tùy từng người. Ở thời kỳ này, buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. 
  • Giai đoạn mãn kinh: Tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam là bao nhiêu? Mãn kinh thường bắt đầu khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 50 – 55. Lúc này buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ. 
  • Hậu mãn kinh: Đây là giai đoạn sau khi người phụ nữ đã mãn kinh, chuyển sang giai đoạn cuộc sống của người già. Giai đoạn hậu mãn kinh kéo dài khoảng 12 tháng và lúc này các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh trước đó đã giảm đi đáng kể. 

Nhìn chung, khó để nói chính xác tuổi mãn kinh là bao nhiêu bởi mỗi người sẽ đón nhận giai đoạn này ở độ tuổi cụ thể khác nhau. Nhiều trường hợp có thể mãn kinh sớm (trước 50 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi). Triệu chứng mãn kinh ở mỗi người cũng khác nhau, có người trải qua giai đoạn mãn kinh ngắn nhưng cũng có người trải qua giai đoạn này trong khoảng thời gian rất dài, có thể là 3 – 5 năm. 

Như trường hợp của chị, chị năm nay 53 tuổi là đã bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh rồi. Chị chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ. 

Chúc chị sức khỏe

8.2 Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có triệu chứng gì? 

Hỏi: "Bác sĩ ơi cho tôi hỏi, tôi rất hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sẽ gặp những triệu chứng gì khác không? Cảm ơn bác sĩ". 
(Lê Thị Mai)

Trả lời: Chào chị, 
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng. Bốc hỏa, đổ mồ hôi như chị gặp phải chỉ là một trong những triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác gồm: 

  • Triệu chứng rối loạn vận mạch: Các rối loạn vận mạch có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm các cơn bốc hỏa, đồ mồ hôi, nhất là về đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc).  
  • Thay đổi tâm lý: Bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm, thiếu tập trung…
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Khô hạn: Niệm mạc âm đạo teo, khô, dẫn đến đau rát, dễ trầy xước và chảy máu khi quan hệ. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan: Loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ Alzheimer... 

Để cải thiện sự khó chịu của các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh, chị nên giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu quá mức, bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ tập luyện đều đặn, đừng ngại chia sẻ với bạn đời để nhận sự thông cảm, thấu hiểu và có thể bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa estrogen thảo dược. 

Chúc chị vui khỏe!

8.3 Phụ nữ mãn kinh nên ăn uống gì? 

Hỏi: "Bác sĩ ơi, tôi đang trong độ tuổi mãn kinh, người cứ thấy khó chịu, ăn uống kém lắm. Bác sĩ cho tôi hỏi phụ nữ mãn kinh nên ăn uống gì để ngon miệng, khỏe mạnh. Cảm ơn bác sĩ".
(Trần Thị Sương)

Trả lời: Chào chị, 
Phụ nữ mãn kinh thường phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đồ mồ hôi về đêm, đau đầu, chóng mặt, khô hạn,... từ đó ảnh hưởng tới tâm, sinh lý và sức khỏe. 

Với tình trạng của chị hiện nay, để cải thiện sự khó chịu của các triệu chứng mãn kinh, giúp ăn uống ngon miệng hơn, đảm bảo sức khỏe, chị nên duy trì chế độ ăn uống như sau: 

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Có trong các sản phẩm sữa, cá có xương (Cá mòi, cá hồi đóng hộp), bông cải xanh, các loại đậu. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, rau lá xanh, ngũ cốc, ...
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh mì, mì ống, gạo, trái cây tươi, rau xanh,...
  • Uống nhiều nước: Uống đủ từ 1,5 - 2l nước mỗi ngày. Không chỉ nước lọc, các loại nước ép ít đường như: dưa chuột củ đậu, cà rốt, cà chua cũng rất tốt. 
  • Giảm các loại thực phẩm nhiều chất béo: Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt mỡ, sữa nguyên kem, kem và phomat. 
  • Sử dụng đường và muối hợp lý: Hạn chế các loại thịt xông khói, thực phẩm nướng. 
  • Hạn chế uống rượu, các loại đồ có cồn, chất kích thích. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu estrogen tự nhiên như từ đậu nành hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa estrogen thảo dược như EstroG-100. 

Chúc chị khỏe mạnh

8.4 Làm thế nào để kéo dài tuổi mãn kinh? 

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi thấy nhiều chị em đang trong tuổi mãn kinh phàn nàn rất nhiều về giai đoạn này, họ thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Tôi cũng đang rất lo lắng nếu tuổi mãn kinh đến. Cho tôi hỏi có cách nào để kéo dài tuổi mãn kinh không. Bác sĩ chỉ giúp tôi với. Xin cảm ơn!".
(Nguyễn Bích Thủy)

Trả lời: Chào chị, 
Tuổi mãn kinh ập đến sẽ kéo theo hàng loạt triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đồ mồ hôi, khô hạn, giảm ham muốn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn bàng quang,... Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự suy giảm mạnh của các nội tiết tố. 

Phụ nữ nào cũng sợ phải đối mặt với giai đoạn mãn kinh nhưng đây là quy luật tất yếu của tự nhiên. Làm sao để kéo dài tuổi mãn kinh là băn khoăn của rất nhiều chị em. 

Theo nhiều nghiên cứu, tuổi mãn kinh càng muộn, người phụ nữ sẽ khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn. Phụ nữ mãn kinh muộn được hưởng lợi nhiều nhất từ sự gia tăng tiếp xúc với estrogen nội sinh cũng như sự tăng cường bảo vệ khỏi nguy cơ mất calcium, qua đó duy trì mật độ xương, tim mạch. 

Vậy làm sao để kéo dài tuổi mãn kinh? Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mãn kinh ở phụ nữ là do sự suy giảm nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, bổ sung nội tiết tố đúng, đầy đủ kịp thời là giải pháp để phụ nữ làm chậm quá trình mãn kinh, mãn dục nữ cũng như vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng nhất. 

Ngay sau tuổi 30, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng đã bắt đầu hoạt động không ăn khớp, khiến các nội tiết tố trong cơ thể rối loạn rồi giảm dần. Và đến giai đoạn mãn kinh thì các nội tiết tố suy giảm rất mạnh. 

Do đó, để mãn kinh muộn hơn, phụ nữ nên chú ý bổ sung nội tiết tố nữ, tốt nhất ngay từ tuổi 30. 

Chị có thể tham khảo bổ sung các sản phẩm tăng cường nội tiết tố, nên chọn loại nội tiết tố tự nhiên như EstroG-100 và các tiền nội tiết tố Pregnenolone từ củ từ, củ mài. (Xem thêm tại đây). 

Ngoài ra, chị cũng đừng nên quá lo lắng, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc, tăng cường tập luyện thể dục thể thao điều độ. 

Chúc chị vui khỏe!

8.5 Phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không? 

Hỏi: "Chào bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi, nhu cầu gần gũi chồng không còn nhiều nên tôi rất lo lắng. Không biết những người khác có như tôi không. Phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không thưa bác sĩ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ nhiều!"
(Vũ Thị Phụng)

Trả lời: Chào chị, 
Ở giai đoạn mãn kinh, cơ thể có nhiều sự thay đổi nên chuyện chiều chồng cũng bị ảnh hưởng. Nhìn chung, đa số phụ nữ mãn kinh sẽ có nhu cầu tình dục giảm do nhiều nguyên nhân như: 

  • Tự ti về cơ thể: Cơ thể chảy xệ, tích mỡ, làn da nhăn nheo,…
  • Âm đạo trở nên khô hơn, mất tính đàn hồi gây đau rát, chảy máu khi quan hệ do estrogen suy giảm mạnh. Đây vốn là nội tiết tố giúp giữ ẩm, tăng tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo mỗi khi “gần gũi”.
  • Niêm mạc âm đạo dễ tổn thương gây các bệnh viêm nhiễm tình dục
  • Chuyện “lên đỉnh” trở nên khó khăn hơn

Để cải thiện chuyện chăn gối ở tuổi mãn kinh, chị có thể tham khảo một số biện pháp sau: 

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, tăng cường các loại thực phẩm như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, đu đủ xanh, bưởi, hạt lanh,...
  • Chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng ham muốn. 
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ, tránh stress. 
  • Kéo dài màn dạo đầu một cách nhẹ nhàng để giúp kích thích ham muốn. 
  • Có thể sử dụng chất bôi trơn nhưng chú ý chọn loại an toàn và không lạm dụng. 
  • Đừng ngần ngại chia sẻ với ông xã để được thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ. 
  • Bổ sung sản phẩm giúp tăng cường nội tiết tố nữ từ tự nhiên như EstroG-100. 

Chúc chị hạnh phúc!

8.6 Phụ nữ mãn kinh có mang thai không? 

Hỏi: "Tôi năm nay 53 tuổi, lâu lắm rồi không thấy kinh nguyệt nên vợ chồng tôi vẫn quan hệ mà không dùng bao hay uống thuốc gì. Xin cho tôi hỏi phụ nữ mãn kinh có mang thai không. Cảm ơn bác sĩ". 
(Trần Thị Tươi)

Trả lời: Chào chị,
Khi thấy kinh nguyệt không xuất hiện trong vài tháng, nhiều cặp vợ chồng thoải mái quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ gì, tuy nhiên, đây có thể là hiện tượng mất kinh tạm thời nên chuyện mang bầu hoàn toàn có thể xảy ra. 
Mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng. Thời kỳ mãn kinh là khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh đến hết cuộc đời. 

Sau 12 tháng không có kinh trở lại, người phụ nữ mới bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh, lúc này, buồng trứng sẽ thoái hóa không hồi phục. Các nang trứng sẽ không rụng, niêm mạc tử cung không dày lên, không bong tróc, đồng nghĩa với việc kinh nguyệt tắt hẳn và lúc này người phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên. 

Còn trước giai đoạn này, còn gọi là tiền mãn kinh, là lúc chị em thấy kinh nguyệt còn dây dưa, chưa hết hẳn, tháng có tháng không nên nếu quan hệ thời gian này mới cực kỳ nguy hiểm. 

Thêm nữa, trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng có thể chín và rụng bất chợt và như vậy, cơ hội thụ thai vẫn "rình rập". Trường hợp này khá hiếm song không phải không xảy ra. 

Với tình trạng của chị, chị không nói rõ là đã mất kinh nguyệt trong bao lâu nên rất khó để tư vấn chính xác. 

Để tránh tình huống không mong muốn xảy ra, tốt nhất chị nên theo dõi tình trạng của mình và hai vợ chồng vẫn nên sử dụng biện pháp an toàn cho tới khi mãn kinh thực sự nhé. 

Chúc vợ chồng chị hạnh phúc!

8.7. Phụ nữ mãn kinh nên uống thuốc gì? 

Hỏi: "Bác sĩ ơi tư vấn giúp tôi, phụ nữ mãn kinh nên uống thuốc gì để bớt khó chịu. Tôi rất hay bị choáng đầu, người cứ lúc nóng lúc lạnh, đêm thì toát mồ hôi. Mong bác sĩ sớm phản hồi. Tôi cảm ơn".
(Lương Thị Huệ)

Trả lời: Chào chị, 
Mãn kinh là giai đoạn tất yếu tự nhiên mà mỗi người phụ nữ sẽ phải đối mặt. Rất nhiều triệu chứng khó chịu xuất hiện trong giai đoạn nàynhư tình trạng chị gặp phải gây ảnh hưởng tới tâm, sinh lý, sức khỏe của người phụ nữ. Các triệu chứng khác gồm giảm ham muốn, khô hạn, rối loạn giấc ngủ,...

Phụ nữ mãn kinh nên uống thuốc gì để bớt khó chịu? 

Để cải thiện sự khó chịu của giai đoạn mãn kinh, trước đây, phụ nữ thường được chỉ định sử dụng liệu pháp hormone thay thế (hormone tổng hợp). Cách này đơn giản, nhanh chóng và cũng khá hiệu quả. Thuốc tránh thai cũng là một loại thuốc chứa hormone tổng hợp. 

Tuy nhiên, liệu pháp hormone không thể được sử dụng tùy tiện mà cần có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng liều lượng cao, estrogen tổng hợp có thể sẽ gây sốc và dư thừa với cơ thể, từ đó gây ra nhiều tác dụng phụ. 

Ngày nay, để giảm bớt sự khó chịu của các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh một cách hiệu quả mà vẫn an toàn, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chị em nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứ estrogen thảo dược như EstroG-100 và tiền nội tiết tố thảo dược Pregnenolone từ củ từ, củ mài,... (Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây)

Nhiều phụ nữ mãn kinh mệt mỏi, lo âu quá thành ra trầm cảm, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một số loại thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin nhằm giúp ổn định tinh thần, giảm các cơn bốc hỏa, cáu gắt, khó chịu. 
Với tình trạng của chị hiện nay, chị có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ như trên. Đồng thời, chị cũng lưu ý một số điều sau: 

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại thực phẩm giàu estrogen tự nhiên như đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, hạt mè đen, hạt hướng dương, hạt lanh,... uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Hạn chế tiêu thụ nhiều đường và muối vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao. 
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo: Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt mỡ, sữa nguyên kem, kem và phomat. 
  • Tập thể dục điều độ như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, khiêu vũ, ...

Chúc chị vui khỏe!

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn miễn phí các vấn đề của tuổi mãn kinh hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Mãn kinh