Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mãn kinh sớm: Nỗi ám ảnh của phái đẹp

ID: 1955   Ngày đăng:
Lượt đọc: 20680

Tình trạng mãn kinh sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người phụ nữ. Đây được xem như nỗi ám ảnh của chị em. Mãn kinh sớm do đâu và liệu có cách nào để đối phó khi bị mãn kinh sớm cũng như phòng ngừa tình trạng này?

Mục lục [ Hiện ]

1. Mãn kinh sớm là gì?

Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Về mặt sinh lý, đây là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormone thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,...

Mãn kinh sớm phải làm sao?

Nếu như mãn kinh thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 50 - 55 thì mãn kinh sớm là tình trạng người phụ nữ bị mãn kinh trước độ tuổi thông thường, có thể chỉ tầm 35 - 40 tuổi, buồng trứng không còn hoạt động hoặc hoạt động rất yếu dẫn tới việc không hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản. 

Mãn kinh sớm thường gặp ở những đối tượng sau: căng thẳng, phiền muộn, hút thuốc lá, uống rượu, bị rối loạn miễn dịch, chiếu tia xạ trị bệnh, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cắt bỏ buồng trứng, suy giảm buồng trứng sớm, nhiễm trùng đường sinh sản,...

2. Dấu hiệu để chị em nhận biết tình trạng mãn kinh sớm 

Nếu thấy một trong vài dấu hiệu dưới đây khi chưa bước sang tuổi 40, rất có thể là dấu hiệu mãn kinh sớm: 

  • Khô âm đạo: Sự suy giảm nội tiết tố sớm khiến âm đạo trở nên khô sớm hơn, gây đau rát khi quan hệ, thậm chí chảy máu. 
  • Cảm giác nóng rát: Vùng kín xuất hiện cảm giác nóng rát, nhất là khi "gần gũi"
  • Bốc hỏa, đồ mồ hôi về đêm: Estrogen suy giảm không chỉ ảnh hưởng tới nội tiết trong cơ thể mà còn ảnh hưởng vùng dưới đồi, não bộ, từ đó gây bốc hỏa, đổ mồ hôi. 
  • Giảm ham muốn: Phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị suy giảm ham muốn nhưng nếu chưa đến tuổi mãn kinh mà đã thấy dấu hiệu này thì có thể chị em đang gặp tình trạng mãn kinh sớm. 
  • Thay đổi tâm trạng: Tương tự mãn kinh, mãn kinh sớm cũng gây các thay đổi về tâm trạng như: lo lắng, mệt mỏi, u sầu, chán nản, hồi hộp....
  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, thưa kinh, mất kinh, máu kinh bất thường,...
  • Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ,...
  • Nguy cơ loãng xương sớm: Estrogen suy giảm khiến canxi trong xương cũng giảm. 
  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao: Estrogen cũng là yếu tố quan trọng góp phần duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh. Do đó, nếu bị mãn kinh sớm, nguy cơ bị các bệnh tim mạch sẽ tăng lên. 

>>  Tuổi mãn kinh nên uống thuốc gì?

3. Những nguyên nhân gây mãn kinh sớm

Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng mãn kinh sớm ở phụ nữ

  • Thường xuyên căng thẳng: Căng thẳng sẽ làm ức chế miễn dịch gây ra trầm cảm và lo âu, ảnh hưởng tới buồng trứng, khả năng vận hành của buồng trứng,... từ đó góp phần gây nên tình trạng mãn kinh sớm. 
  • Suy buồng trứng sớm: Buồng trứng là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các nội tiết tố trong cơ thể, nhất là nội tiết tố nữ estrogen. Do đó, buồng trứng bị suy giảm sớm hơn bình thường thì việc chị em gặp tình trạng mãn kinh sớm cũng là điều tất yếu. 
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng xuất hiện các u nang trên buồng trứng, có thể gây sẹo và viêm. Khi mắc hội chứng này, chị em thường bị mất cân bằng nội tiết tố, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, mọc nhiều lông, khó thụ thai,...
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia: Thói quen này gây kích thích cơ quan nội tiết sản sinh nhiều hơn nội tiết tố nam và dần dần ức chế sản xuất nội tiết tố nữ. Thói quen này cũng tạo ra các gốc oxy hóa tồn dư gây mãn kinh sớm. 
  • Những nguyên nhân khác: Bị cắt bỏ tử cung hoặc cắt một phần hoặc toàn bộ buồng trứng, bị truyền hóa chất điều trị,... đều có thể gây mãn kinh sớm bởi những hành động này gây ảnh hưởng lớn tới cơ quan sinh sản nữ giới. 

4. Thông thường, phụ nữ bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi nào? 

Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường, độ tui mãn kinh của phụ nữ là khoảng 50 - 55 tuổi. Trước khi mãn kinh thực sự, người phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, xảy ra trước mãn kinh khoảng từ 3 - 5 năm. 

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng mãn kinh đúng độ tuổi. Nhiều người gặp tình trạng mãn kinh sớm trong khi nhiều người lại gặp tình trạng mãn kinh muộn. 

Mãn kinh sớm là tình trạng phụ nữ bị mãn kinh ở độ tuổi 40, có thể 35 tuổi. Còn mãn kinh muộn là tình trạng mãn kinh sau tuổi 55, có khi phải 60 tuổi mới mãn kinh. 

5. Mãn kinh sớm ảnh hưởng gì đến phụ nữ? 

5.1. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản 

Nội tiết tố nữ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của nữ giới. Nội tiết tố nữ estrogen, progesterone có tác dụng tăng sinh lợp nội mạc tử cung, tăng sinh mạch máu tân tạo ở nội mạc tử cung, làm dầy lớp niêm mạc tử cung. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi nhất, tốt nhất cho trứng (nếu được thụ thai) làm tổ trong buồng tử cung. Còn nếu trứng rụng trong chu kỳ kinh mà không được thụ thai, đến cuối chu kỳ lượng hormon progesterone giảm xuống, làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra để tạo thành kinh nguyệt.

Do lượng hormone sinh dục estrogen và progesterone được bài tiết ra có tính chu kỳ, điều này tạo nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Chu kỳ này kết thúc lại bắt đầu một chu kỳ mới. Kinh nguyệt gắn chặt với chức năng của buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó, mãn kinh đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn hoạt động của buồng trứng và khả năng mang thai. 

>>  Bác sĩ giải đáp tất cả câu hỏi về "tình dục tuổi mãn kinh"

5.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Mãn kinh sớm gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đồ mồ hôi về đêm, rối loạn giấc ngủ, khô hạn, rối loạn bàng quang,... từ đó ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chị em. 

Chưa kể, mãn kinh sớm còn làm tăng nguy cơ loãng xương, xương trở nên yếu hơn, dễ bị viêm khớp, giòn xương do estrogen bị giảm, mật độ duy trì canxi trong xương cũng giảm; ảnh hưởng tới tim mạch do estrogen có liên quan mật thiết tới sự cân bằng lượng chất béo trong máu, khi đó cholesterol xấu trong máu tăng trong khi cholesterol tốt lại giảm tạo ran guy cơ xơ vữa và hẹp lòng mạch máu, cản trở lưu thông máu, ...

Mãn kinh sớm có tác hại gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ?

5.3. Sắc đẹp bị tác động xấu

Mãn kinh sớm không chỉ gây các triệu chứng khó chịu như trên mà còn kéo theo ảnh hưởng tới nhan sắc như: da khô, xuất hiện nhiều vết nám, tàn nhang, sạm da, da giảm tính đàn hồi, dễ bị tăng cân, béo bụng, vòng 1 chảy xệ, kém săn chắc,... 

5.4. Gây ảnh hưởng tới sinh lý 

Khi bị mãn kinh sớm, chị em sẽ thấy vùng kín trở nên khô hạn sớm hơn, gây đau rát mỗi khi "gần gũi", ít ham muốn hơn, thậm chí còn sợ quan hệ. 

6. Bị mãn kinh sớm phải làm sao? 

Nếu bị tình trạng mãn kinh sớm, trước tiên, chị em đừng quá lo lắng hay buồn chán vì việc này có thể khiến các triệu chứng mãn kinh sớm trở nên khó chịu hơn, gây nhiều bất lợi hơn. 

Chị em cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc, tránh xa các loại chất kích thích như bia, rượu. Nếu thường xuyên bị bốc hỏa, đổ mồ hôi, chị em cũng nên thư giãn tập yoga, thiền hoặc đi dạo trước khi đi ngủ, tạo không gian phòng thoáng mát,…

Đồng thời, chị em chú ý kết hợp bổ sung sản phẩm chứa EstroG-100 và các tiền nội tiết tố thảo dược Pregnenolone từ củ từ, củ mài để hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ, cải thiện hiệu quả các vấn đề do suy giảm nội tiết tố nữ gây ra, trong đó có các triệu chứng mãn kinh sớm. (Xem thêm Tại đây). 

Sự đồng cảm, động viên của người thân, nhất là ông xã là rất cần thiết khi bị mãn kinh sớm. Do đó, chị em đừng ngần ngại chia sẻ với họ để nhận được sự thấu hiểu cũng như sự hỗ trợ về mặt tinh thần hoặc vật chất để giúp vượt qua giai đoạn này dễ dàng. 

7. Cách phòng ngừa mãn kinh sớm hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng mãn kinh sớm, chị em nên thực hiện một số biện pháp dưới đây: 

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định

Tăng giảm cân thất thường đều có nguy cơ làm tăng khả năng mãn kinh sớm bởi estrogen được giữ trong mô mỡ. 

  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng mãn kinh sớm. Chị em cũng nên tăng cường estrogen tự nhiên như sữa, mầm đậu nành và các sản phẩm từ mầm đậu nành, hạt hướng dương, hạt lanh,… 
>>  Phụ nữ tuổi mãn kinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • Bổ sung sản phẩm chứa nội tiết tố thảo dược

Chị em có biết, chỉ ngay sau tuổi 30 là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng đã bắt đầu hoạt động không ăn khớp, làm rối loạn, suy giảm hàm lượng các nội tiết tố, từ đó góp phần gây nên tình trạng mãn kinh sớm. 
Do đó, để mãn kinh “hỏi thăm” muộn hơn, chị em hãy tăng cường bổ sung sản phẩm chứa nội tiết tố thảo dược như EstroG-100, Pregnenolone (từ củ từ, củ mài),…

  • Tránh uống nhiều rượu bia, chất kích thích, tránh stress

Việc tiêu thụ quá nhiều độ uống kích thích như rượu, bia làm ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể, từ đó tới chức năng của buồng trứng.

Stress cũng ức chế miễn dịch, gây trầm cảm, lo âu, góp phần dẫn tới béo phì, mãn kinh sớm,…

Bác sĩ Nguyễn Thái Hà – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM tư vấn cách ngăn ngừa tình trạng mãn kinh sớm cho chị em. 

Bạn lo lắng với các biểu hiện bất thường, có thể bạn gặp tình trạng mãn kinh sớm. Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn miễn phí hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Mãn kinh