Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Ra máu sau mãn kinh là do đâu, cải thiện thế nào?

ID: 1956   Ngày đăng:
Lượt đọc: 14569

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Được coi là mãn kinh sau 12 tháng khi kinh nguyệt ngừng hẳn. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp hiện tượng ra máu sau mãn kinh. Nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, có biện pháp nào để cải thiện và phòng ngừa?

Mục lục [ Hiện ]

1. Mãn kinh nhưng vẫn ra máu khiến chị em hoang mang 

Người phụ nữ nào cũng sẽ phải đối mặt với giai đoạn tất yếu của cuộc đời – giai đoạn mãn kinh. Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Biểu hiện mãn kinh về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa những năm sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời. Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormone thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,… 

Chị em hoang mang khi mãn kinh rồi nhưng vẫn ra máu

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh?

Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường là từ 50 – 55 tuổi, cũng có những người mãn kinh sớm hơn hoặc mãn kinh muộn hơn. 

Trong giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ phải chịu nhiều triệu chứng khó chịu như: khô hạn, giảm ham muốn, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, đau đầu, tiểu thường xuyên,…

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mãn kinh là sự suy giảm mạnh các nội tiết tố trong cơ thể. 

Sau mãn kinh, phần lớn các triệu chứng trên sẽ dần thuyên giảm hoặc biến mất. Tuy nhiên, nhiều chị em phàn nàn về hiện tượng ra máu sau mãn kinh. Hiện tượng bất thường này khiến chị em hoang mang, lo lắng không biết mình bị làm sao, có nguy hiểm không. 

2. Nguyên nhân của hiện tượng ra máu sau mãn kinh 

Phụ nữ gặp tình trạng ra máu sau mãn kinh có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

2.1. Polyp cổ tử cung 

Polyp cổ tử cung là những khối u lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung, là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên cổ tử cung. Polyp có kích thước từ vài mm đến vài cm và có hình dạng như ngón tay, bóng đèn hay dạng nấm, có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng chùm. Những khối polyp cổ tử cung thường có màu hồng, có đầu, mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu. 

Polyp cổ tử cung thường có một số dấu hiệu nhận biết gồm: ra máu sau mãn kinh, ra máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu sau khi thụt rửa âm đạo hoặc ra máu giữa chu kỳ kinh, khí hư ra nhiều,…

Các khối polyp cổ tử cung có thể là lành tính nhưng đôi khi cũng cần chỉ định phải phẫu thuật cắt bỏ nhằm ngăn chặn tình trạng ra máu sau mãn kinh.

2.2. Bệnh teo nội mạc tử cung 

Teo nội mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, sau mãn kinh do sự thiếu hụt nội tiết tố từ buồng trứng. Teo nội mạc tử cung thường đi kèm toàn bộ các cơ quan sinh dục. 

Teo nội mạc tử cung rất dễ gây rong huyết, ra máu sau mãn kinh. Với phụ nữ sau mãn kinh bị ra máu, tình trạng này sẽ được giải quyết bằng cách nạo sinh thiết để loại trừ bệnh ác tính của nội mạc tử cung. 

Việc điều trị viêm tẹo nội mạc tử cung không quá khó khăn, chị em cần chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị thích hợp. 

Đi tìm nguyên nhân của hiện tượng ra máu sau mãn kinh

2.3. Tăng sinh nội mạc tử cung 

Tăng sinh nội mạc tử cung còn được gọi là quá sản nội mạc tử cung. Đây là tình trạng tăng sinh của của các tuyến với kích thước và hình dạng không đều đặn, kèm theo đó là tỉ lệ tuyến/mô đệm cũng tăng. Hay nói cách khác, khi bị tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung, lớp nội mạc tử cung tăng sản xuất các tế bào dẫn tới dư thừa, khiến lớp nội mạc trở nên quá dày. 

Chảy máu khi hành kinh nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường, ra máu sau mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày,… là những triệu chứng của bệnh tăng sinh nội mạc tử cung. 

Tình trạng này có thể được xử lý bằng thuốc điều chỉnh lượng hormone trong cơ thể. Chị em cần lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo uy tín để theo dõi và hướng dẫn cải thiện tình trạng, tránh tự ý bổ sung hormone khi không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại hormone tổng hợp. 

2.4. Ung thư nội mạc tử cung 

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phát sinh từ nội mạc (niêm mạc tử cung). Ung thư nội mạc tử cung tiến triển từ những bất thường của các tế bào, có khả năng xâm nhập và lây lan nhanh chóng tới các bộ phận khác trên cơ thể. 

Ung thư nội mạc tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường phổ biến sau tuổi 45. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ sau mãn kinh, phụ nữ thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường hoặc thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa hormone estrogen tổng hợp. 

Chị em cần đi thăm khám sớm nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cũng như tầm soát sớm để loại trừ ra máu sau mãn kinh do ung thư nội mạc tử cung hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời. 

>> Mãn kinh rồi có lại là do đâu, có nguy hiểm không?

3. Điều trị ra máu sau mãn kinh thế nào? 

Điều trị ra máu sau mãn kinh thế nào là băn khoăn của rất nhiều chị em. Hiện tượng ra máu sau mãn kinh khiến chị em mệt mỏi, lo lắng, ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Như phân tích ở bên trên, ra máu sau mãn kinh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời. Chưa kể, ra máu sau mãn kinh còn gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…

Nếu gặp tình trạng ra máu sau mãn kinh, tốt nhất, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có hướng dẫn điều trị phù hợp.Thông thường, với tình trạng ra máu bất thường sau mãn kinh, chị em sẽ phải làm một số xét nghiệm như: sinh thiết nội mạc tử cung (một lượng nhỏ mô sẽ được lấy từ lớp lót tử cung); siêu âm quả ngả âm đạo (sóng siêu âm được sử dụng để tạo nên hình ảnh của các cơ quan trong khung chậu), nội soi buồng tử cung (ống mỏng được đưa vào âm đạo và cổ tử cung),…

Chị em cần tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ, chú ý sử dụng thuốc theo đúng liều, lượng, không nên lạm dụng thuốc. Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định can thiệp thủ thuật phụ khoa. 

Ngoài những nguyên nhân trên, ra máu sau mãn kinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân đơn giản thường gặp là suy giảm nội tiết tố khiến âm đạo bị khô, niêm mạc tử cung mỏng, gây chảy máu sau khi quan hệ. Bình thường, khi nồng độ nội tiết tố estrogen đầy đủ, hormone này sẽ giúp bảo vệ âm đạo, duy trì sự ẩm ướt ở khu vực nhạy cảm này và tăng tiết dịch nhờn để bôi trơn khi quan hệ.

Tuổi mãn kinh nên uống thuốc gì?

Với nguyên nhân này, chị em cần chú ý quan hệ nhẹ nhàng, có thể sử dụng gel bôi trơn hoặc bao cao su để giảm ma sát nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Để cải thiện hiệu quả tình trạng ra máu sau mãn kinh do suy giảm nội tiết tố, chị em nên bổ sung thêm sản phẩm tăng cường nội tiết tố. Với loại sản phẩm này, chị em nên chọn loại có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như EstroG-100 và tiền nội tiết tố Pregnenolone từ củ từ, củ mài,… EstroG-100 được công nhận là cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thảo dược thông thường. (Xem thêm sản phẩm tại đây). 

Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh cũng cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc và đừng quên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ như yoga, thiền, dưỡng sinh, … để tăng cường sức khỏe. Hàng ngày, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng sản phẩm chứa Nano bạc để ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa. 

Phòng ngừa hiện tượng sau mãn kinh bị ra máu như nào để hiệu quả?

4. Những cách phòng ngừa hiện tượng ra máu sau mãn kinh 

  • Khám phụ khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh nguy hiểm, phát hiện và điều trị sớm các bệnh có thể gây ra máu sau mãn kinh như ung thư nội mạc tử cung, teo nội mạc tử cung, polyp tử cung,… Khám phụ khoa là việc làm rất quan trọng và cần thiết nhưng nhiều chị em vẫn còn đang chủ quan, bỏ qua bước này.
  • Ra máu sau mãn kinh có thể là do âm đạo quá khô, gây chảy máu khi “yêu” nên chị em có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách sử dụng sản phẩm bôi trơn chất lượng, bổ sung các sản phẩm tăng cường nội tiết tố từ thảo dược như EstroG-100. 
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, không nên stress vì có thể ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng, làm suy nhược tinh thần,…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. 

>> Phụ nữ tùy tiện kéo dài tuổi mãn kinh: Coi chừng rước họa

Bác sĩ Trần Văn Hùng - BSCKII, Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội tư vấn cách hỗ trợ điều trị, phòng ngừa mãn kinh. 

>> Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có thai không?

Mọi thắc mắc - Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được giải đáp miễn phí từ các chuyên gia hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Mãn kinh