Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mách bạn 6 cách tăng chiều cao “nhanh như thổi”

ID: 2093   Ngày đăng:
Lượt đọc: 85800

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh chiều cao của con người không phụ thuộc hoàn toàn vào gen di truyền. Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến cơ thể và vóc dáng của bạn. Dưới đây là 6 cách tăng chiều cao giúp bạn đạt được chiều cao tối đa!

Mục lục [ Hiện ]

1. Yếu tố quyết định đến chiều cao

Gen

Khi nói đến yếu tố quyết định chiều cao phần lớn mọi người đều nghĩ đến gen di truyền. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh gen di truyền là một trong những yếu tố tác động đến chiều cao nhưng không phải yếu tố quyết định hoàn toàn. Theo đó, chiều cao của con người sẽ bị ảnh hưởng khoảng 23% bởi gen di truyền từ ông bà, bố mẹ… còn lại là các nhân tố khác như chế độ dinh dưỡng, tập luyện, môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi...

Hormone tăng trưởng HGH

HGH (Human growth hormone) là hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra và ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển chiều cao của mỗi người. Hormone này có vai trò: tái tạo mô, thay thế tế bào và cung cấp chất cần thiết để phát triển các mô, đồng thời kích thích phân chia và nhân lên của các tế bào sụn từ đó giúp xương dài ra. HGH sẽ tiết ra nhiều nhất vào ban đêm và hoạt động mạnh nhất ở độ tuổi dậy thì, sau đó chúng sẽ giảm dần khi bạn bước vào độ tuổi trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chế độ dinh dưỡng quyết định tới 32% sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc và thể lực của con người, lớn hơn rất nhiều so với gen di truyền. Do đó, chế độ dinh dưỡng đảm bảo, cân đối các dưỡng chất thì trẻ sẽ phát triển toàn diện, bao gồm cả chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Ngược lại, nếu ăn uống không đủ chất hoặc mất can bằng các chất sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, chậm lớn hoặc béo phì, gây ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể sau này.

Yếu tố nào quyết định đến việc tăng chiều cao?

Quá trình mang thai và sinh nở

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng và kích thước của thai nhi. Bởi trong thời gian này, thai nhi phát triển là nhờ chất dinh dưỡng được truyền từ cơ thể mẹ sang. Do đó, nếu người mẹ không được chăm sóc tốt dẫn đến thiếu chất như sắt, canxi, đạm, axit béo DHA… thì bé sinh ra sẽ bị còi xương và chậm phát triển. Bên cạnh đó, nếu sinh con bị thiếu tháng và nhẹ cân thì cũng ảnh hưởng đến chiều cao của bé sau này.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: bao bọc con quá kỹ, không cho con tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thói quen nằm xem ti vi, lười vận động, ngồi học, ngồi làm việc sai tư thế… cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, việc thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc sẽ khiến chiều cao phát triển chậm lại bởi khoảng thời gian 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài nhanh hơn.

Môi trường sống

Yếu tố môi trường sống và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là phát triển chiều cao. Những người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, hút thuốc thụ động, dịch bệnh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài có tỉ lệ thấp còi, chậm phát triển hơn những người sống trong điều kiện đầy đủ về vật chất và môi trường trong lành.

2. Có thể tăng chiều cao dù đã qua tuổi dậy thì không?

Hầu như từ trước đến nay mọi người vẫn cho rằng, chiều cao tăng mạnh nhất ở tuổi dậy thì và qua độ tuổi này thì chúng sẽ không còn phát triển nữa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sau 18 tuổi, cơ thể vẫn còn phát triển cao hơn nhưng tốc độ sẽ chậm lại. Trên thực tế, chiều cao được quyết định phần lớn là nhờ các hormone tăng trưởng, bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

>> Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả được áp dụng nhiều nhất

Tuổi dậy thì là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao

Qua độ tuổi dậy thì, cơ thể vẫn có thể sản sinh được hormone tăng trưởng nên xương vẫn có thể phát triển dài ra. Có rất nhiều trường hợp tăng chiều cao thành công nhờ áp dụng đúng phương pháp tập luyện thể dục thể thao hợp lý, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh.

>> Cách tăng chiều cao cho người trưởng thành team “nấm lùn” không thể bỏ qua

4. Mẹo tăng chiều cao thông qua cách đánh lừa thị giác

Có thể đánh lừa thị giác giúp bạn cao hơn thông qua cách phối đồ

Cắt tóc ngắn sẽ trông cao hơn

Sự thật là nếu bạn có chiều cao khiêm tốn thì việc để tóc dài sẽ khiến bạn trông thấp hơn. Bởi tóc dài sẽ che mất phần cổ và viền áo khiến người bạn bị “ngắn” hơn. Mẹo dành cho bạn là nên cắt tóc ngắn hoặc kiểu tóc trung bình rồi cột tóc đuôi ngựa gọn gàng sẽ làm nổi bật phần cổ và giúp “hack” chiều cao hiệu quả.

Sử dụng quần áo màu sắc đơn giản họa tiết

Lựa chọn trang phục phù hợp sẽ giúp che khuyết điểm và cao hơn trông thấy. Bạn nên lựa chọn quần áo gọn gàng, họa tiết tối giản và sử dụng phụ kiện như dây lưng để “kéo dài” chân một cách tự nhiên. Tránh mặc trang phục quá rộng, lòe xòe hoặc quá nhiều phụ kiện sẽ khiến bạn bị “lùn” đi đáng kể. 

Sử dụng giày tăng chiều cao

Nếu là nữ, điều này quá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể “ăn gian” vài phân chiều cao bằng cách đi giày cao gót. Điều này vừa tôn dáng vừa giúp bạn cao lên. Tất nhiên đây là biện pháp tạm thời và bạn nên lưu ý lựa chọn giày cao để không gây đau chân. Đối với nam thì có thể sử dụng miếng lót giày để giúp bản thân trông cao hơn.

5. Hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

Để chiều cao phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả tích cực, bạn cần loại bỏ hoặc hạn chế những yếu tố làm cản trở sự tăng trưởng chiều cao dưới đây.

Để tăng chiều cao một cách hiệu quả nên hạn chế những gì?

Không sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá, cà phê… có thể làm giảm khả năng phát triển chiều cao. Do đó, những người trẻ tuổi thường được khuyên phải tránh xa các chất có hại này để cơ thể có thể phát triển toàn diện.

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ức chế  ức chế cảm xúc, khiến cơ thể bị suy nhược và ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Chính vì thế, tuyến yên giảm tiết hormone tăng trưởng và làm chậm tốc độ phát triển chiều cao. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn tinh thần, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để giải tỏa căng thẳng.

Không bỏ bữa sáng

Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng vì đây là thời điểm cung cấp năng lượng cho cơ thể sau thời gian nghỉ ngơi dài, lúc này các dưỡng chất dễ dàng được hấp thu để cơ thể phát triển tốt nhất.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí các cách tăng chiều cao nhanh chóng hiệu quả hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
4
Viết bình luận

Có 1 bình luận:

V
Thanh Thủy
khá hay
14/09/2020
Mách bạn 6 cách tăng chiều cao “nhanh như thổi” Mách bạn 6 cách tăng chiều cao “nhanh như thổi” tang-chieu-cao/cach-tang-chieu-cao-nhanh-nhat
Mách bạn 6 cách tăng chiều cao “nhanh như thổi”
4
  1. Sức khỏe A - Z
  2. Tăng chiều cao