Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì giúp "lớn nhanh như thổi"

ID: 2122   Ngày đăng:
Lượt đọc: 64696

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chiều cao của con người phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn dậy thì. Nếu được chăm sóc tốt, bạn có thể tăng vọt thêm từ 10 – 20cm trong độ tuổi này. Vậy có những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì nào để chiều cao phát triển vượt bậc?

Mục lục [ Hiện ]

1. Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?

Dậy thì là một trong 3 giai đoạn vàng để cải thiện chiều cao cho trẻ. Thời kì dậy thì thường bắt đầu từ 9 – 11 tuổi đối với nữ và từ 11 - 13 tuổi đối với nam. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu có những sự thay đổi trong tâm sinh lý, đặc biệt là sự phát triển vượt trội về chiều cao.

Tuổi dậy thì là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao

Trong giai đoạn dậy thì, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, tuyến yên nhận nhiệm vụ tiết hormone tăng trưởng cùng với đó hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý…

Thế nhưng, để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn và hoạt động hiệu quả hơn thì cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý. Lúc này, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên thức khuya, lười vận động thì các cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp không thể phát triển tối đa.

Quan trọng hơn cả, giai đoạn dậy thì được xem là “cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao. Khi qua độ tuổi này, sụn tăng trưởng ở các đầu xương sẽ không phát triển nữa, hoạt động tiết hormone cũng giảm dần, hệ thống xương đã ổn định và chắc chắn. Xương không phát triển dài ra, thay vào đó là tăng lên về chất lượng xương. Do đó, nếu bỏ lỡ “giai đoạn vàng” này, chiều cao sẽ không thể phát triển một cách tự nhiên được nữa.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Khi nói đến tầm vóc của trẻ mọi người thường nghĩ ngay đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bên cạnh di truyền thì sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, chế độ vận động, thể dục thể thao, môi trường sống, bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trong độ tuổi dậy thì

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất và vóc dáng. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của con người.

Con người có 3 giai đoạn chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất đó là giai đoạn bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì là lúc cơ thể phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp và vóc dáng. Chính vì vậy, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các thành phần có lợi giúp kích thích chiều cao thì trẻ có thể cao từ 15 - 20 cm ở giai đoạn dậy thì. 

Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi và bé trai là trước 9 tuổi. Khi bé dậy thì sớm, có thể thường tiết ra các hormone tăng trưởng kích hoạt sự phát triển xương khiến bé cao lên rất nhanh. Thế nhưng, sau đó các đầu xương cũng nhanh chóng cứng lại và không phát triển nữa, vì vậy trẻ cũng không cao thêm được. Thực tế, những trẻ dậy thì càng sớm thì thường thấp hơn bạn bè dậy thì đúng độ tuổi. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Môi trường sống

Điều kiện môi trường sống và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ trong đó có chiều cao. Trẻ sống trong môi trường lành mạnh, kinh tế phát triển sẽ được tạo điều kiện phát triển nhanh nhất. Trong khi đó, nếu trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi khi sống trong môi trường ô nhiễm, kinh tế không phát triển, thiếu thốn vật chất, không đủ nước sạch, thực phẩm không an toàn, sống cạnh nhà máy hóa chất…

Chế độ luyện tập hàng ngày

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như: bơi, nhảy cao, chạy…

Việc tăng chiều cao ở độ tuổi dậy thì không quá khó nếu biết tận dụng thời cơ và áp dụng đúng phương pháp. Vì vậy, khi ở độ tuổi còn đang “lớn” các bạn trẻ đừng chủ quan mà hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp tăng chiều cao bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, sinh hoạt lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ để đạt được chiều cao lý trưởng.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí chi tiết hơn về cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Tăng chiều cao