Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Có nên thực hiện phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao không?

ID: 2126   Ngày đăng:
Lượt đọc: 19334

Với sự phát triển của y học, nhiều người đã tìm đến phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao với mong muốn cải thiện tình trạng “nấm lùn” của mình. Thực tế đây là cách duy nhất giúp bạn cao hơn ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, để có được chiều cao như mong muốn bạn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng và chấp nhận sống chung với những rủi ro, biến chứng đáng sợ.

Mục lục [ Hiện ]

1. Thế nào là phẫu thuật tăng chiều cao?

Phẫu thuật tăng chiều cao là gì?

Phẫu thuật tăng chiều cao thực chất là phương pháp phẫu thuật kéo dài chân bằng cách cắt rời xương nhưng không làm ảnh hưởng đến màng xương và sử dụng đinh cố định để kéo dài chân từng chút một. Sau một thời gian, màng xương và tủy xương sẽ tạo xương, canxi lắng đọng tại khoảng cách vết cắt và tạo thành xương mới.

Thực chất phẫu thuật kéo dài chân không phải là kỹ thuật phức tạp và đã được ứng dụng từ rất lâu với mục đích chủ yếu là để điều trị những di chứng do chiến tranh, các dị tật về xương…  Tuy nhiên, trước đây việc thực hiện phẫu thuật này dễ để lại biến chứng và phải mổ nhiều lần.

Hiện nay, ở nước ta, các ca phẫu thuật tăng chiều cao thường được thực hiện tại Khoa Chỉnh hình của Bệnh viện Quân đội 108.

Cùng tìm hiểu phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao là như thế nào?

Có thể kéo dài tối đa bao nhiêu cm?

Phẫu thuật kéo dài chân có thể thực hiện ở cẳng chân và đùi. Cẳng chân có thể kéo dài được 8 – 8,5cm. Sau khi hoàn thành xong quá trình kéo dài ở cẳng chân, nếu bệnh nhân có nhu cầu cao thêm có thể tiếp tục kéo dài ở đùi. Tối đa cho việc kéo dài ở đùi cũng là 8cm.

Về lý thuyết, có thể kéo dài thêm được 15 - 20cm và thực tế cũng có 1 ca từng kéo dài 15cm tại bệnh viện 108. Khi kéo xương đến đâu thì gân, cơ, da và mạch máu cũng sẽ dài ra đến đó. Tuy nhiên, kéo dài càng nhiều thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao. Vì thế, bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân kéo dài từ 6 - 10cm để cân xứng với cơ thể và hạn chế rủi ro.

2. Ai có thể kéo dài chân?

Về nguyên lý, bất cứ ai cũng có thể thực hiện kéo dài chân. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp thực hiện phương pháp này là những người có tầm vóc thấp hoặc người mắc các dị tật, thương tật ở chân hoặc bị lệch hai chân mà không thể khắc phục bằng cách độn đế giày dép.

Độ tuổi tốt nhất để một người tiến hành phẫu thuật kéo dài chân là từ 20 – 35 tuổi. Đây là giai đoạn xương đã phát triển hoàn thiện và có tốc độ hồi phục nhanh nhất.

3. Kéo dài chân được thực hiện ra sao?

Quá trình kéo dài chân phải trải qua các bước sau: chuẩn bị trước mổ, đóng đinh, lắp đặt khung cố định vào cẳng chân, cắt xương.

3.1. Bước chuẩn bị

Trước khi quyết định mổ, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh, bao gồm: sự phát triển về thể chất tầm vóc trong thời kỳ thiếu niên, thời điểm dậy thì, tiền sử về hormone, tình trạng ốm đau lúc nhỏ, bệnh di truyền... 

Bệnh nhân cũng được bác sĩ tư vấn giải thích rõ quy trình phẫu thuật, thời gian nằm viện, quá trình điều trị trong và sau khi ra viện, thời gian điều trị, dự kiến những tai biến, biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cũng phải hiểu rõ và sẵn sàng tốt, kể cả quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau mổ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng “chiến đấu” trong một khoảng thời gian dài từ khi phẫu thuật đến quá trình hồi phục chức năng sau này.

Khi đã chắc chắn, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chuyên sâu để loại trừ các bệnh lý của xương, bệnh lý toàn thân khác có chống chỉ định kéo dài chi.

3.2. Tiến hành phẫu thuật kéo dài cẳng chân

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm lâm sàng và bệnh nhân sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật, bác sĩ bắt đầu gây mê hoặc gây tê tủy sống. Cuộc phẫu thuật trải qua 3 bước:

Các bước tiến hành phẫu thuật kéo dài chân

Bước 1: Đóng đinh 

Bác sĩ sẽ rạch da dài khoảng 1,5-2 cm dọc mặt trước gân bánh chè, sau đó dùng dùi 1 lỗ vào ống tủy và khoan ống tủy và đóng một đinh có chiều dài ngắn hơn chiều dài xương chày khoảng 4 - 6 cm vào ống tủy xương chày. Tiếp đến, bác sĩ sẽ rạch da dài 1cm ở mặt trong đầu trên cẳng chân để lắp dụng cụ định vị để bắt 2 vít chốt ở đầu trung tâm.

Bước 2: Lắp đặt khung cố định vào cẳng chân

Sau khi đóng đinh vào xương chày, vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở phần sau của đầu trên xương chày, cách khe khớp gối 2cm, trên đầu đinh nội tủy khoảng 2 - 3mm.

Vòng cung phía dưới liên kết với 2 đinh Kirschner đường kính 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở đầu dưới xương chày phía trên khe khớp 2cm và nằm phía dưới đinh nội tủy. Các đinh Kirschner được căng bằng dụng cụ căng đinh của Ilizarov.

Hai vòng khung trên và dưới được liên kết với nhau bằng 3 thanh liên kết có ren ngược chiều. Khi vặn, đẩu cho 2 vòng cung này xa dần nhau ra để kéo giãn xương.

Bước 3: Cắt xương

Để kéo dài chân, bác sĩ sẽ cắt xương cẳng chân tại 2 điểm:

  • Cắt xương mác: Xác định vị trí cắt xương mác ở vị trí 1/3G -1/3D xương mác, cách mắt cá ngoài khoảng 10 cm. 
  • Cắt xương chày: Xác định vị trí cắt xương chày, rạch da dài 2,5 - 3 cm ở dọc ngay phía ngoài mào chày và cách mào chày 0,5 cm, ở dưới lồi củ trước xương chày 4 – 5 cm, dưới vị trí vít chốt trung tâm thứ hai từ trên xuống 2,5 - 3 cm. Dùng đục đục đứt mào chày, sau đó dùng đục có cựa đục đứt thành xương cứng ở phía trước ngoài, trước trong, sau trong, sau ngoài, và cuối cùng là thành sau xương chày.

Sau mổ bệnh nhân được tiêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm nề, gác chân cao trong 5 ngày và thay băng vết mổ cách ngày.

Sau 7-10 ngày, khi vết mổ đã liền, bác sĩ bắt đầu điều chỉnh trục giãn, mỗi vòng xoay dài 2mm. Mỗi ngày bệnh nhân sẽ kéo dài chân 1mm, chia làm 3 lần, tương ứng 1/6 vòng xoay.

Hình ảnh X-quang trước và sau khi thực hiện ca phẫu thuật tăng chiều cao

Trong quá trình kéo giãn, hầu hết trường hợp hai chân không đều nhau, thường lệch 0,3-0,5 cm. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ căn chỉnh lại độ giãn để 2 chân bằng nhau.

Do cả 2 chân bệnh nhân được cố định khung nẹp nên trong thời gian 2-3 tháng đầu tiên, mọi sinh hoạt từ ăn uống, vệ sinh cá nhân đều phải thực hiện tại giường. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ phải tập các động tác co duỗi bàn chân, gập gối để gân phát triển đều.

Khi đạt đến chiều cao mong muốn, bác sĩ sẽ bắt chốt 2 đinh lại với nhau và tháo bỏ khung ngoài. Bệnh nhân sẽ được bó bột, sau đó bắt đầu tập đi dưới sự trợ giúp của nạng.

Sau 2-3 năm, bệnh nhân có thể phẫu thuật lấy đinh. Sau 1, 2 năm thực hiện phẫu thuật, chân bạn sẽ hồi phục, bạn có thể thực hiện các động tác chạy nhảy, chơi thể thao… như bình thường. Tuy nhiên, khi mới hồi phục cần nhẹ nhàng và tăng hoạt động một cách từ từ.

4. Sau khi phẫu thuật xương “dài” ra như thế nào?

Về nguyên lý muốn kéo dài thì phải cắt xương, rồi dùng dụng cụ để kéo xương ra. Khi kéo dài, 2 phần xương dần xa nhau, lúc đầu tạo thành khoảng trống, sau đó mang xương sẽ phát triển, canxi được vận chuyển và xương mới được tái sinh.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và theo lứa tuổi của từng người mà tốc độ tái sinh nhanh hay chậm. Tuổi càng trẻ khả năng tái sinh càng nhanh. Mỗi ngày, xương được kéo dài khoảng 0,7 – 1mm.

Một bệnh nhân đã thực hiện ca phẫu thuật thành công

5. Phẫu thuật kéo dài chân có nguy hiểm không?

Phẫu thuật kéo dài chân thực chất không phải là kỹ thuật quá khó, tuy nhiên quá trình thực hiện và thời gian hồi phục mất rất nhiều thời gian. Nếu tay nghề bác sĩ không tốt có thể xảy ra biến chứng như vỡ xương, làm tổn thương màng xương, đứt gân hoặc dây thần kinh. Đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng, nguy cơ dẫn đến viêm xương. Bên cạnh đó, trong quá trình hồi phục cũng có thể xảy ra một vài sự cố khiến xương không liền, khối can xương không đủ khỏe.

Hơn nữa, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới ngay được. Do đó, người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo thể trạng và mức độ kéo dài.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Sau khi kéo dài chân có yếu không?

Phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy bình thường.

Trong thời gian căng giãn, bệnh nhân đã bắt đầu phải tập tỳ nén một phần trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc đi bằng hai nạng trong khung tập đi. 

Ra viện bệnh nhân tiếp tục tập luyện đi lại dưới sự trợ giúp của khung hoặc nạng và tỳ nén tăng dần và được tì nén hoàn toàn khi có can xương bắc cầu ở hai vỏ xương trên phim X-quang. Khám kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần đến khi liền xương vững.

6.2. Độ tuổi thích hợp để kéo dài chân

Về độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân, thì lứa tuổi từ 20-30 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài.

6.3. Chi phí phẫu thuật tăng chiều cao

Các bác sĩ tại viện cho biết, số tiền phẫu thuật không lớn bởi hiện nay theo chính sách của viện, phẫu thuật kéo dài chân vẫn được xếp vào dạng phẫu thuật điều trị. Còn đối với một số bệnh viện khác, nếu xếp kéo dài chân vào phẫu thuật thẩm mỹ thì chi phí sẽ lớn hơn khá nhiều.

6.4. Phương pháp giúp tăng chiều cao không cần phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật kéo dài chân chỉ được khuyên nên áp dụng trong những trường hợp không thể tăng chiều cao tự nhiên. Hơn nữa quá trình thực hiện vẫn tồn tại những nguy hiểm nhất định và bạn phải đối mặt với đau đớn và cả một quá trình hồi phục kéo dài vài năm trời. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn còn trong độ tuổi phát triển có thể áp dụng các phương pháp tăng chiều cao tự nhiên như tác động đến chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, đặc biệt là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao.

Hiện nay, sản phẩm giúp phát triển chiều cao an toàn, hiệu quả được nhiều người tin dùng là sản phẩm có chứa các thành phần như canxi nano, vitamin D3 và MK7

Trong đó, canxi ở dạng nano có kích thước siêu nhỏ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa gấp 200 lần so với canxi thường, còn vitamin D3 có vai trò giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu. Đặc biệt, thành phần MK7vitamin K2 được bào chế từ đậu tương lên men của Nhật Bản có tác dụng chuyển hóa toàn bộ canxi từ máu vào đến xương, hạn chế tình rạng lắng đọng canxi tại các cơ quan khác như mạch máu, mô mềm… Sự kết hợp của bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối đa và gắn chặt canxi vào xương, từ đó kích thích chiều cao tăng trưởng hiệu quả.

Có thể thấy phẫu thuật tăng chiều cao là phương án lựa chọn cuối cùng cho những ai muốn tăng chiều cao mà không ngại đối mặt với đau đớn và thử thách. Bởi vậy, khi còn chưa muộn, bạn hãy quan tâm đến chiều cao của mình bằng cách thực hiện phương pháp tăng chiều cao tự nhiên và có thể áp dụng một vài “tip” đơn giản giúp bạn trông cao hơn. Chúc bạn sức khỏe!

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí chi tiết hơn về phương pháp phẫu thuật kéo dài chân để tăng chiều cao hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
5
Viết bình luận

Có 1 bình luận:

V
nguyễn văn điều
26t thì có cao được nữa ko ạ
05/08/2020
Có nên thực hiện phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao không? Có nên thực hiện phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao không? tang-chieu-cao/phau-thuat-keo-dai-chan
Có nên thực hiện phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao không?
5
  1. Sức khỏe A - Z
  2. Tăng chiều cao