Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Chẳng may bị nấm âm đạo khi mang thai, nên làm gì?

ID: 1831   Ngày đăng:
Lượt đọc: 28424

Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em, trong đó phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn do những thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp chị em biết cách "đối phó" khi bị nấm âm đạo mang thai. Cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục [ Hiện ]

Vì sao bà bầu dễ bị nấm âm đạo?

Nấm âm đạo là tình trạng các loại nấm phát triển mạnh ở vùng âm đạo, do sự phát triển quá nhiều của nấm Candida Albicans. Tình trạng này xảy ra do những thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm mất đi sự cân bằng môi trường âm đạo, gây ra các chứng bệnh.

Triệu chứng cho thấy bạn bị  nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Khi bị nấm âm đạo, bà bầu sẽ thấy các dấu hiệu sau:

  • Dịch âm đạo tăng tiết dính, có màu trắng đục.
  • Nấm âm đạo còn có thể gây ra các vết sần.
  • Cảm giác đau như kim châm và nóng xung quanh vùng âm đạo kèm các vết đỏ và sưng tấy, đau rát khi quan hệ tình dục là những dấu hiệu thường gặp.

Nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo các chuyên gia, mắc nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm cho bà bầu mà chỉ cảm thấy khó chịu và bất tiện ở vùng âm đạo.

Tuy nhiên nếu bị nấm âm đạo mà bà bầu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới em bé khi chào đời, có thể trẻ sẽ bị tưa miệng, viêm da khi sinh ra. Trẻ có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột nếu nuốt phải nấm.

Trong trường hợp nấm âm đạo nặng có thể gây ra viêm màng ối dẫn đến sinh non hay nếu nấm phát triển xuyên qua màng ối, trẻ sinh ra dễ gặp các vấn đề về hô hấp.

Cách điều trị nhiễm nấm âm đạo cho mẹ bầu

Nấm âm đạo nếu được phát hiện sớm thì điều trị rất đơn giản. bà bầu cần đi bệnh viện để được thăm khám cẩn thận tìm ra nguyên nhân gây bệnh và biết được tình trạng bệnh để có cách điều trị thích hợp.

Dùng thuốc đặt âm đạo và kem bôi bên ngoài âm đạo là biện pháp điều trị nhiễm nấm mà bác sĩ thường chỉ định. Cách điều trị này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cua cả bà bầu lẫn thai nhi. Trong một số trường hợp nhiễm nấm nặng mà cách đặt thuốc, kem bôi bên ngoài không đem lại kết quả, bà bầu sẽ được chỉ đinh điều trị bằng thuốc uống không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh nấm âm đạo ở bà bầu có chữa được không?

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bà bầu có thể chọn cách hỗ trợ điều trị hiệu quả từ gel rửa vệ sinh vùng kín có thành phần thảo dược. Gel vệ sinh này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa từ bên ngoài và còn dưỡng, làm trắng sáng da vùng kín, làm thơm, khử mùi hôi, duy trì sự mềm mại và pH tự nhiên cho cơ quan sinh dục ngoài. Nhờ thành phần Nano Bạc cùng các chiết xuất thảo dược thiên nhiên như chè xanh, mít, bạc hà không chứa chất kích ứng, gel vệ sinh này an toàn cho bà bầu, giúp khử mùi hôi, giúp giữ vùng kín luôn sạch, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa.

Bà bầu nên thêm sữa chua không đường vào thực đơn hàng ngày. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng vi khuẩn âm đạo, tăng cường hệ miễn dịch và là một biện pháp hỗ trợ khỏi nấm âm đạo an toàn, tự nhiên.

Có phải bị nấm âm đạo thì không thể có thai?

Dịch tiết âm đạo là môi trường giúp nuôi dưỡng và duy trì sự sống của tinh trùng trong âm đạo, chờ trứng rụng đúng lúc để thụ thai. Khi âm đạo bị nấm, môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết ra nhiều có thể làm tinh trùng không sống được. Điều này sẽ dẫn đến việc thụ thai sẽ khó hơn.

Vì thế nếu bạn mắc nấm âm đạo thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Nên khi thấy có những dấu hiệu nấm âm đạo như đau rát âm đạo, khi hư ra nhiều, tiểu rát… thì bạn phải đi khám để được điều trị dứt điểm và việc có thai không còn đáng lo nữa.

Cách tăng hiệu quả điều trị nấm âm đạo cho bà bầu

Nếu bị nấm âm đạo khi mang thai, để bệnh không nặng thêm và giúp quá trình điều trị hiệu quả, nhanh chóng hơn, bà bầu cần cần chú ý những thói quen sau:

  • Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và giảm cảm giác bị tiểu rát.
  • Nên lau khô vùng kín sau khi tắm rửa, đi vệ sinh hay sau khi rửa vùng kín.
  • Khi lau vùng kín nên lau từ trước ra sau, không lau từ sau về trước tránh để vi khuẩn hậu môn xâm nhập âm đạo.
  • Nếu đi tiểu rát có thể dung nước ấm để rửa âm hộ.
  • Nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, đặc biệt là them sữa chua không đường vào thực đơn ăn hàng ngày, tránh ăn đồ béo ngậy, đồ có đường.

Lời khuyên của chuyên gia về phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai có thể áp dụng

Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể mắc. Dễ mắc nhưng cũng dễ phòng chống nhờ những thói quen đơn giản hàng ngày.

  • Chọn đồ lót có chất liệu mềm mại, thông thoáng. Không nên mặc đồ lót quá ôm, quá chật sẽ khiến nấm dễ dàng phát triển. Nên giặt đồ lót bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu trời ẩm ướt thì nên sấy khô đồ lót.
  • Giữ cho âm đạo luôn khô thoáng bằng cách chọn gel rửa vệ sinh có thành phần thảo dược an toàn cho da ngoài vùng kín và giữ cân bằng âm đạo.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, trà và đường. Nên bổ sung thêm sữa chua để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, âm đạo.
  • Thấy âm đạo có dấu hiệu bất thường như tăng tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, tiểu rát, đau rát khi quan hệ… cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Sau sinh, nếu các bà bầu vẫn chưa chữa khỏi nấm âm đạo thì các chị em có thể sử dụng các sản phẩm an toàn và giúp điều trị hiệu quả mà có chứa các kháng sinh thực vật là Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, nấm Candida mà không ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo. Cùng với các kháng sinh thực vật này còn có Trinh nữ hoàng cung, thảo dược quen thuộc trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa và Immune Gamma, chiết tách từ thành vách tế bào vi khuẩn có lợi, có tác dụng giúp hỗ trợ phòng và điều trị viêm âm đạo nhờ việc giúp sản sinh ra vi khuẩn có lợi đang bị thiếu hụt, hỗ trợ cân bằng PH âm đạo nên có thể hạn chế được tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh dài ngày, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

>> Bài viết liên quan: Viêm âm đạo khi mang thai: Những cách xử lý không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về  bệnh nấm âm đạo khi mang thai cũng như cách phòng và điều trị hiệu quả nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo