Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Viêm âm đạo –  phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc phải

ID: 1824   Ngày đăng:
Lượt đọc: 27043

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm âm đạo là bệnh phụ khoa có tỷ lệ mắc nhiều nhất ở chị em phụ nữ. Viêm âm đạo không khó điều trị, nhưng lại rất khó trị dứt điểm, thường tái phát, dai dẳng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về căn bệnh này giúp chị em chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bênh viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo (hay còn gọi là nhiễm trùng âm đạo) là tình trạng âm đạo bị sưng viêm dẫn đến tiết nhiều dịch, gây cảm giác ngứa ngáy và đau do các nguyên nhân như vi khuẩn, nấm tấn công hoặc suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, rối loạn ở da…

Hình ảnh bệnh viêm âm đạo

Những ai có nguy cơ mắc viêm âm đạo?

Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải (Nguyên PGĐ Bệnh viện Đông y Hòa Bình), viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa rất phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể mắc phải. Thực tế, hầu như chị em  nào cũng bị viêm âm đạo trong cuộc đời. Dễ mắc viêm âm đạo thường là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhất là những người đã quan hệ tình dục, phụ nữ đang mang thai và cả một số nữ giới chưa quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc viêm âm đạo.

2. 4 dạng viêm âm đạo thường gặp

Viêm âm đạo gồm các dạng chủ yếu dưới đây:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đây là tình trạng vi khuẩn có hại phát triển quá mức và lấn át vi khuẩn có lợi, từ đó, gây mất cân bằng hệ vi sinh của âm đạo và dẫn đến viêm nhiễm.
  • Nhiễm nấm men: Thường do nấm Candida Albicans gây ra.
  • Viêm âm đạo do Trichomonasis: gây ra bởi ký sinh trùng Trichomonasis và thường lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Sử dụng các loại xịt thơm vùng kín, xà phòng thơm, dung dịch vệ sinh có chất hóa học và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây dị ứng hoặc phản ứng phụ tại âm đạo. Bên cạnh đó, các vật lạ như cốc nguyệt san, tampon, giấy vệ sinh còn sót lại trong âm đạo cũng có thể gây kích thích các mô âm đạo.

3. Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Chị em cần phải biết lý do nào đã gây nên tình trạng viêm âm đạo

Do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn ở âm đạo, với sự suy giảm của lợi khuẩn Lactobacillus và sự phát triển quá mức của những vi khuẩn có hại. Số lượng hại khuẩn tăng vọt và tấn công âm đạo dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Nhiễm nấm men

Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, có kích thước nhỏ chỉ khoảng 2-5 µm. Loại nấm này thường được tìm thấy ở đường sinh dục của nữ giới như niêm mạc âm hộ, âm đạo… và ở điều kiện thường chúng sẽ không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, loại nấm men này phát triển mạnh và gây ra các triệu chứng viêm nhiễm ở vùng kín của nữ giới.

Viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas

Ký sinh trùng Trichomonas là một loại trùng roi thường ký sinh ở âm đạo, dịch tiết âm đạo và ở các nếp nhăn ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở những bộ phận khác như tử cung, vòi trứng… Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng này chủ yếu là do qua đường quan hệ tình dục không an toàn hoặc do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm cũng có thể khiến cho vi khuẩn tấn công bộ phận sinh dục gây ra bệnh viêm nhiễm vùng kín.

4. Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo

Các tác nhân gây viêm âm đạo như vi khuẩn, nấm, trùng roi... thông qua nhiều con đường để xâm nhập, trú ngụ và phát triển ở âm đạo. Trong đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ dưới đây:

Vệ sinh kém

Vệ sinh vùng kín sai cách, không đảm bảo sạch sẽ, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt... đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”, trước hoặc sau khi quan hệ tình dục sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Tiến hành thủ thuật ở vùng kín

Chị em từng thực hiện các thủ thuật như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, phẫu thuật tử cung trong điều kiện không đảm bảo, các trang thiết bị lạc hậu,... cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.

Rối loạn nội tiết tố nữ

Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, cộng thêm vi khuẩn bên ngoài xâm nhập  gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Chính vì vậy, chị em phụ nữ khi mang thai và sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh có tỉ lệ mắc viêm âm đạo rất cao.

Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình… rất dễ lây nhiễm ký sinh trùng Trichomonas – nguyên nhân gây viêm âm đạo, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội như giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp bộ phận sinh dục...

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Thuốc kháng sinh thường có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng đồng thời diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng môi trường  âm đạo, gây rối loạn chức năng kiểm soát nấm men.

5. Triệu chứng bệnh viêm âm đạo

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm âm đạo

Để biết mình có bị viêm âm đạo hay không thì chị em có thể nhận biết thông qua những triệu chứng sau đây:

Khí hư ra bất thường

Khí hư được cho là bình thường nếu có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, hơi dính và dai. Khí hư thường tiết ra nhiều hơn vào các thời điểm như mang thai, trước và sau chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không phải trong khoảng thời điểm đó mà thấy các dấu hiệu thay đổi của khí hư như: ra nhiều khí hư có mùi hôi, khí hư có màu trắng đục, vàng, xanh, nâu... thì rất có thể đây là triệu chứng viêm âm đạo.

Âm đạo có mùi hôi khó chịu

Bên cạnh thay đổi khí hư, thì viêm âm đạo còn khiến cho bộ phận sinh dục của nữ giới có mùi hôi khó chịu. Tình trạng càng nặng thì mùi hôi càng thêm rõ ràng, làm cho người bệnh xấu hổ và tự ti khi ở trong hoàn cảnh này.

Đau rát khi quan hệ

Đây là một trong những triệu chứng điển hình của viêm âm đạo. Những người mắc viêm âm đạo thường cảm thấy đau rát trong lúc giao hợp. Bởi những tác nhân viêm nhiễm làm cho âm đạo bị tổn thương. Vậy nên nữ giới sẽ cảm thấy đau và ngại quan hệ tình dục khi mắc phải căn bệnh này.

Âm đạo ngứa ngáy

Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo được coi là phổ biến nhất. Hiện tượng ngứa âm đạo xảy ra do các tác nhân vi khuẩn, nấm, trùng roi trực tiếp gây ra. Nên khi nữ giới mắc phải hiện tượng này thì hoàn toàn có thể nghi ngờ mắc viêm âm đạo.

Tiểu rát, tiểu buốt

Hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt cũng dễ dàng nhận biết, bởi nó gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống. Như chúng ta đã biết đường sinh dục và đường tiết niệu nằm liền kề nhau. Do đó khi âm đạo bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo, làm cho nữ giới bị đau và rát khi đi tiểu.

Bệnh viêm âm đạo còn là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy đau rát dẫn đến tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rát mỗi khi đi tiểu do nước tiểu dính vào khu vực tổn thương, viêm nhiễm, lở loét.

Xuất huyết ngoài chu kỳ

Hiện tượng chảy máu âm đạo là cảnh báo mức độ nguy hiểm của việc viêm nhiễm đang ở mức rất nặng. Lúc này người bệnh cần đến ngay các địa chỉ y tế để thăm khám và điều trị nhanh chóng. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại viêm nhiễm mà những biểu hiện của viêm âm đạo sẽ khác nhau. Trong trường hợp viêm âm đạo tiến triển nặng người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, sụt cân...

6. Những biến chứng của bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh viêm âm đạo cũng như nhiều bệnh lý phụ khoa khác, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, đặc biệt là khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ, cụ thể:

  • Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo nếu không chữa trị dứt điểm sẽ lây lan ngược sang các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản và gây viêm nhiễm tại cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, viêm nội mạc tử cung…
  • Các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo như khí hư tiết ra nhiều, ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ… gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em luôn cảm thấy tự ti, giảm ham muốn và ngại gần gũi chồng, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.
  • Môi trường âm đạo thay đổi làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng và ngăn cản tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. Vì thế, làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt nếu sinh thường thai nhi dễ bị viêm da, viêm phổi, viêm kết mạc mắt hoặc mù lòa.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm âm đạo là có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung nếu chủ quan trong điều trị. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa, bao gồm cả viêm âm đạo có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 11 lần so với người bình thường.

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, khi thấy các triệu chứng bất thường chị em nên đi thăm khám và chữa trị sớm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc tự điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn.

7. Các biện pháp điều trị bệnh viêm âm đạo

7.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Một số phương pháp dùng để chẩn đoán tình trạng viêm âm đạo trong thời điểm hiện tại

Để xác định tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh chính xác, bác sĩ sẽ đề nghị làm một số xét nghiệm sau:

  • Lấy mẫu làm xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân gây viêm âm đạo.
  • Thực hiện xét nghiệm pH: Bác sĩ có thể dùng que thử hoặc giấy pH để kiểm tra độ pH âm đạo bằng. Độ pH tăng cao có thể là do nhiễm khuẩn âm đạo hoặc do trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra pH thì chưa thể đưa ra quyết định chắc chắn.
  • Phết dịch âm đạo (kiểm tra khí hư bằng kính hiển vi) thường được thực hiện để xác định nhiễm trùng âm đạo hoặc tăng trưởng nấm men, vi khuẩn. Trong một số trường hợp, cấy dịch âm đạo có thể xác định tác nhân gây ra nhiễm trùng.
  • Sinh thiết (xét nghiệm mức độ mô học) khu vực bị kích ứng trên âm hộ có thể được khuyến nghị nếu không tìm thấy dấu hiệu của nhiễm trùng.

7.2. Cách điều trị bệnh viêm âm đạo

Sau khi thăm khám, chẩn đoán loại tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa viêm âm đạo phù hợp.

Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị là cách chữa viêm âm đạo áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, khi mới có biểu hiện. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dạng uống, thuốc bôi ngoài hoặc dạng đặt âm đạo có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Đối với viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do nấm candida thường được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn, kháng nấm hay viên đặt âm đạo.
  • Với những người mắc bệnh do trùng roi Trichomonas, bác sĩ có thể kê đơn thuốc viên nén metronidazole hoặc tinidazole.

Trong trường hợp viêm âm đạo không do nhiễm trùng thì chị em sẽ được khuyên tránh dùng những sản phẩm là nguyên nhân gây dị ứng, kích ứng như xà phòng, chất rửa vệ sinh, băng vệ sinh…

Để việc điều trị bệnh viêm âm đạo có hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị bởi sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể… Chị em cũng cần chú ý không sử dụng bia, rượu trong thời gian sử dụng thuốc cho đến 72h sau khi uống thuốc.

Những cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả đang được nhiều chị em lựa chọn thực hiện

Điều trị viêm âm đạo bằng các bài thuốc dân gian

Ở giai đoạn đầu của bệnh chị em có thể áp dụng những bài thuốc dân gian từ lá trầu không, trà xanh, nước muối loãng, tỏi... để giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm triệu chứng bệnh. 

Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng khi chị em bị viêm nhiễm âm đạo dạng nhẹ. Và phương pháp này chỉ được xem như một loại nước rửa âm đạo có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ chứ không điều trị tận gốc vấn đề.

Vì thế, chị em không nên áp dụng phương pháp này mà bỏ quên các cách điều trị khác. Điều này sẽ khiến bệnh nặng thêm. Vì thế, chị em nên đến các cở sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Kết hợp sản phẩm Đông y điều trị viêm âm đạo

Viêm âm đạo không điều trị dứt điểm và dễ tái phát là do môi trường âm đạo dễ bị mất cân bằng. Đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh phải sử dụng kháng sinh nhiều ngày để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thế nhưng chúng cũng diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở âm đạo và gây rối loạn hệ vi sinh đường sinh dục. Bởi vậy bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.

Vì vậy, bên cạnh thuốc uống, thuốc đặt tây y theo đơn bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng viên uống có thành phần thảo dược, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả mà không lo tái phát. Viên uống này được bào chế từ các loại kháng sinh thực vật như Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng không ảnh hưởng đến lợi khuẩn, do đó, không gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Đặc biệt, với thành phần là Trinh nữ hoàng cung - thảo dược quen thuộc trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa và chế phẩm Immune Gamma được chiết tách từ tế bào vi khuẩn có lợi sẽ giúp hỗ trợ phòng và điều trị viêm âm đạo bằng cách kích thích sản sinh lợi khuẩn để áp chế hại khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Chị em có thể sử dụng song song với thuốc tây để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không lo kháng thuốc,  thậm chí giúp hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, chị em cần chú trọng đến khâu vệ sinh âm đạo. Để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo chị em có thể chọn gel rửa vệ sinh có thành phần là Nano Bạc và các thảo dược như chè xanh, tinh chất bạc hà an toàn, không gây ích ứng lại có thể giúp khử mùi hôi, giúp giữ vùng kín luôn sạch, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm rất tốt.

8. Cách phòng ngừa bệnh viêm âm đạo

Chị em nên làm gì để phòng ngừa hiện tượng viêm âm đạo xảy ra

Bệnh viêm âm đạo có thể tấn công bất cứ chị em nào nếu không biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và hạn chế bệnh tái phát, chị em cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn qua đường tình dục. Trong thời gian điều trị bệnh cần kiêng “chuyện ấy” tuyệt đối.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh. Không nên thụt rửa sâu trong âm hộ. 
  • Nên chọn quần áo, đặc biệt là đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, không nên sử dụng đồ lót có nguồn gốc làm từ sợi tổng hợp. Đồng thời nên thay quần lót mới khoảng 3 tháng/lần, nên giặt sạch thường xuyên và phơi dưới ánh nắng mặt trời thật khô trước khi sử dụng. Không sử dụng quần lót quá cũ hoặc quần bị ẩm mốc.
  • Ăn uống khoa học: Chị em nên kiêng những đồ ăn đồ ngọt vì nấm Candida rất thích thực phẩm ngọt. Tránh xa hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay và các món ăn lên men như dưa muối, nem chua… Hạn chế đồ uống có ga và một số đồ uống hoặc kích thích. Theo các chuyên gia, chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua (không đường), hoa quả tươi, tỏi (tỏi có tác dụng diệt khuẩn khá tốt).
  • Trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh 3- 4 tiếng/lần. Không để băng quá lâu trong cơ thể. Chú ý sử dụng loại băng vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như vùng kín ngứa ngáy, dịch âm đạo bất thường… chị em cũng nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về bệnh viêm âm đạo và cách điều trị hiệu quả.

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo