Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Nhiễm nấm Candida – “Thủ phạm” gây viêm nhiễm phụ khoa hàng đầu ở chị em phụ nữ

ID: 2214   Ngày đăng:
Lượt đọc: 42513

Bệnh viêm âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, trong đó, 90% là do nấm Candida. Đây là loại nhiễm trùng nấm men gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt cũng như khả năng sinh sản của chị em. Vậy nhiễm nấm Candida âm đạo là như thế nào, làm sao để điều trị dứt điểm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nhiễm nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men gây ra. Loại nấm này có tên khoa học là Candida Albicans, sống ký sinh trong cơ thể. Chúng có thể tồn tại một phần rất nhỏ ở miệng, da, dạ dày và tập trung chủ yếu ở vùng kín của chị em phụ nữ. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, môi trường âm đạo cân bằng, loại nấm này không gây hại mà chung sống hòa bình với các lợi khuẩn lactobacillus. Chỉ đến khi sức đề kháng của phụ nữ suy giảm, số lượng lợi khuẩn giảm nhanh chóng khiến môi trường âm đạo bị thay đổi thì chúng mới có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.

Nhiễm nấm Candida âm đạo là một viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Có trên 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm nấm Candida sẽ tăng lên nếu phụ nữ đang có thai hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, ăn uống không khoa học, vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố nữ…

Hình ảnh nấm Candida

2. Bệnh nấm Candida đường sinh dục

Đây là bộ phận dễ bị nhiễm nấm Candida nhất với triệu chứng đặc trưng là huyết trắng sánh đặc, có mùi hôi nhẹ hoặc không có mùi, màu trắng lợn cợn, đóng thành mảng hoặc vón cục gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Đặc biệt nhiều người có thói quen gãi gây trầy xước và làm bội nhiễm tại chỗ. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Khi khám nhận thấy vết sưng đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Nếu xét nghiệm thì pH âm đạo <4.

3. Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm Candida, trong đó cần phải kể đến những yếu tố sau:

Chị em phụ nữ bị nhiễm nấm Candida bởi một số nguyên nhân

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh là một trong những loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn. Thế nhưng việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài lại vô tình tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi để các tế bào nấm Candida sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
  • Tăng nồng độ estrogen: Theo các chuyên gia, tình trạng nhiễm nấm men phổ biến hơn ở những phụ nữ bị tăng estrogen như: phụ nữ thời kỳ mang bầu, những người thường xuyên dùng thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone thay thế.
  • Mắc các bệnh chuyển hóa: Một số chị em mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao hơn.
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Phụ nữ có sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch suy giảm như đang sử dụng liệu pháp corticosteroid hoặc nhiễm HIV… là những đối tượng dễ bị nhiễm nấm Candida.
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao: Đặc điểm của Candida là “hảo đường”, do đó, những chị em đang bị tiểu đường hoặc có tiền sử mắc bệnh dễ bị nhiễm nấm Candida cao hơn những người bình thường. Bên cạnh đó những bệnh nhân này có hệ miễn dịch rất yếu nên nấm Candida cũng tái phát thường xuyên hơn.
  • Những người phải thực hiện biện pháp hóa trị, xạ trị: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp hóa trị, xạ trị ngoài việc tiêu diệt các tế bào ung thư thì quá trình này còn tiêu diệt các các lợi khuẩn, làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Lúc này, hệ miễn dịch của chị em suy giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các tế bào nấm Candida sinh sôi và phát triển.
  • Chế độ ăn nhiều đường: Theo các chuyên gia sức khỏe, chúng ta đang tiêu thụ một lượng lớn đường trong các bữa ăn hàng ngày. Điều này không chỉ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, các vấn đề về gan mà đường còn là “món ăn” ưa thích của nấm Candida.
  • Căng thẳng kéo dài: Trạng thái tinh thần có ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm men trong cơ thể. Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, hay suy nghĩ, thức khuya, mất ngủ… cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể để chống lại mầm bệnh.

4. Đường lây truyền bệnh Nhiễm nấm Candida

Theo các chuyên gia, nấm Candida âm đạo không lây trực tiếp qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, việc quan hệ không an toàn, quan hệ nhiều bạn tình hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp… là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phùng phát của nấm Candida.

Người bệnh có thể bị nhiễm nấm Candida qua việc dùng chung đồ cá nhân, khăn tắm ẩm ướt, quần áo hoặc nhiễm nấm từ hậu môn.

Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida do tình trạng này rất dễ lây truyền

5. Ai có nguy cơ nhiễm nấm Candida?

Nấm Candida thường sẽ có cơ hội bùng phát và gây bệnh ở những đối tượng sau:

  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, những người nhiễm HIV/AIDS.
  • Người sử dụng kháng sinh, thuốc corticoid dài ngày
  • Người được điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị.
  • Những người giữ vệ sinh cơ thể kém, hay dùng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Phụ nữ có nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen tăng.

6. Phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo

Để chuẩn đoán bệnh nhiễm nấm candida các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, việc sử dụng kháng sinh và các thuốc điều trị khác trong thời gian gần đây. Tùy thuộc vào vị trí bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ lấy mẫu từ các khu vực nghi ngờ nhiễm nấm men để xét nghiệm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết, test HIV,… nếu nghi ngờ các bệnh này là nguyên nhân làm bệnh nhân nhiễm nấm.

7. Các biện pháp điều trị nấm Candida hiệu quả nhất hiện nay

7.1. Thuốc Tây điều trị nấm Candida

Nấm Candida được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng nấm. Tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

  • Nhiễm nấm Candida ở miệng: nystatin, clotrimazole, fluconazole, itraconazole
  • Nhiễm nấm Candida ở thực quản: nystatin, fluconazole, itraconazole
  • Nhiễm nấm Candida ở da: thuốc bôi như nystatin, miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole

Sử dụng các loại thuốc Tây để trị nấm Candida

Đối với trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng nấm. Thông thường sẽ là các loại thuốc đặt âm đạo được bào chế dạng viên và có tác dụng điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất Clotriamazole
  • Econazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày
  • Fluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.

Các loại thuốc tây có khả năng tiêu diệt mầm bệnh một cách nhanh chóng, đồng thời giúp giảm các triệu chứng viêm, ngứa, sưng đỏ do nấm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chị em cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ như mất cân bằng môi trường âm đạo, nhờn thuốc khiến bệnh không trị dứt điểm hoặc ngày càng nặng hơn.

>> Chi tiết về các loại thuốc trị nấm Candida được các bác sĩ khuyên dùng?

7.2. Bài thuốc dân gian trị nấm Candida đường sinh dục

Áp dụng các mẹo dân gian chữa nấm Candida tại nhà là cách an toàn, hiệu quả được nhiều chị em áp dụng. Dưới đây là một vài phương pháp trị nấm từ “cây nhà lá vườn” mà bạn có thể tham khảo:

Dùng một số bài thuốc dân gian để trị nấm Candida nhẹ cũng rất hiệu quả

Dùng lá trầu không

Lá trầu không có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả.

Cách trị nấm Candida từ lá trầu không rất đơn giản. Chị em lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát, sau đó đun sôi trong 10 phút, đợi nước nguội dùng để xông vùng kín. Khi nước nguội dùng để rửa bên ngoài. Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần.

Giấm táo

Trộn 3 thìa giấm táo cùng 2 chén nước ấm. Dùng nước này vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần đến khi giảm các triệu chứng bệnh.

Tinh dầu tràm trà

Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu tràm vào thau nước ấm, sau đó dùng để rửa âm đạo. Lưu ý chỉ vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa sâu bên trong.

Lá trà xanh

Ngoài công dụng làm đẹp, chống lão hóa, lá trà xanh còn có tác dụng khử mùi, sát khuẩn và tiêu diệt nấm rất tốt.

Cách thực hiện rất đơn giản: Đun một nắm lá trà xanh lấy nước để rửa vùng kín hàng ngày. Kiên trì thực hiện từ 2-3 lần/ tuần, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Các nguyên liệu sử dụng trong bài thuốc dân gian này đều dễ kiếm , chi phí thấp, an toàn với chị em. Tuy nhiên cần chọn mua nguyên liệu an toàn. Hơn nữa trong quá trình thực hiện chỉ dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín. Tránh thụt rửa sâu có thể gây trầy xước bên trong âm đạo. Ngoài ra, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị và chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh nặng. Chị em nên áp dụng phương pháp này song song với phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

7.3. Sử dụng sản phẩm có Immune Gamma để “kìm hãm” sự phát triển của nấm Candida

Sản phẩm có chứa Immune Gamma giúp ngăn sự phát triển của nấm Candida

Để ngăn chặn và phòng ngừa nấm Candida tái phát, giải pháp cấp thiết hiện nay là phải cân bằng độ pH và giữ môi trường âm đạo ổn định để nấm Candida không có cơ hội bùng phát gây bệnh. Để bảo vệ vùng kín từ bên trong, song song với việc điều trị bằng thuốc tây, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa Immune Gamma, cùng các loại “kháng sinh thực vật” như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Dây kí ninh, Khổ sâm, Diếp cá.

Trong đó, Immune Gamma là chế phẩm được chiết tách từ vi khuẩn có lợi đã được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thành công tại Mỹ. Chế phẩm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống lại các tác nhân khiến nấm bùng phát như vi khuẩn, vi rút và ức chế nấm hiệu quả.

Bên cạnh đó, Immune Gamma còn giúp cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy, ngứa ngáy và phục hồi tổn thương do nấm Candida gây ra.

Immune Gamma kết hợp cùng các loại “kháng sinh thực vật” trên giúp kháng viêm tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển. Đồng thời, hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh mà không gây bất kỳ tác hại nào đối với sức khỏe.

8. Phòng ngừa nhiễm nấm Candida

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng nhiễm nấm Candida?

Bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh nhiễm nấm Candida nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm dễ gây kích ứng như xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh tạo mùi, nước hoa vùng kín… Các hóa chất có trong những sản phẩm này sẽ khiến nấm Candida phát triển hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn giúp chị em phòng tránh việc có thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa một số bệnh lây qua đường tình dục.
  • Chọn quần áo thoải mái, nên mặc đồ lót có chất liệu thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu và hạn chế kích ứng vùng kín gây cảm giác ngứa ngáy. Hạn chế việc mặc quần áo bó sát hoặc quần lót chất liệu thô cứng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế các nguyên nhân gây căng thẳng, stress sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm phụ khoa.
  • Tắm rửa và thay quần lót thường xuyên (nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện bằng nước sạch.
  • Ăn uống khoa học, nên bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn Lactobacillus để ức chế vi khuẩn, nấm phát triển. Đồng thời tránh sử dụng đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có gas hoặc thực phẩm chứa đường tinh luyện nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Những thực phẩm này vừa không tốt cho sức khỏe vừa tăng nguy cơ khiến nấm Candida phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch an toàn có chứa thành phần Nano bạc, với độ pH=(4-6) cùng các thảo dược như tinh chất bạc hà, dịch chiết chè xanh và chiết xuất mít giúp kháng khuẩn, làm khô thoáng vùng kín, duy trì môi trường pH âm đạo, giúp vùng kín hồng hào, mềm mại và khỏe mạnh hơn.

Người khỏe mạnh bình thường rất hiếm khi nhiễm nấm Candida. Do đó, bạn hãy duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh và giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng để loại nấm này không có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và có phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn về tình trạng nhiễm nấm Candida và cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo