Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Nhiễm nấm âm đạo - Chị em phụ nữ cần nắm rõ

ID: 1832   Ngày đăng:
Lượt đọc: 20852

Nấm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê, có đến 75% chị em phụ nữ bị mắc viêm âm đạo do nấm. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh nấm âm đạo là cách tốt nhất để giúp chị em có thể phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nấm âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm âm đạo là khái niệm để chỉ sự phát triển quá mức của nấm men (chủ yếu là Candida Albicans) dẫn đến tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, gây bệnh viêm âm đạo.

Hình ảnh nhiễm nấm âm đạo

Loại nấm này có thể ký sinh ở nhiều nơi trên cơ thể nhưng được tìm thấy nhiều nhất ở âm đạo và niêm mạc âm đạo (39%). Trong điều kiện bình thường, nấm Candida thường trực trong môi trường ở dạng bào tử và không gây hại cho âm đạo. Chỉ khi bị tác động bởi các yếu tố như thời tiết nóng, ẩm, vi khuẩn xâm nhập hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo, chúng mới phát triển mạnh và gây bệnh.

Bất cứ chị em phụ nữ nào cũng có thể mắc nấm âm đạo, nhất là chị em trong độ tuổi 15-45. Theo các kết quả khảo sát, có đến 75% phụ nữ có nguy cơ mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Trong số đó, rất nhiều chị em bị tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

2. Những triệu chứng điển hình chứng tỏ bạn bị nhiễm nấm âm đạo

Khi bị nấm âm đạo, chị em sẽ thấy có các triệu chứng như :

  • Ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, đau và khó khăn khi giao hợp.
  • Âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu và cảm giác ngứa ngáy có thể gia tăng vào ban đêm.
  • Mép âm đạo tấy đỏ, đau rát khi đi tiểu, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Nếu khám phụ khoa sẽ thấy niêm mạc âm đạo âm hộ bị viêm đỏ, có mảng màu trắng và dịch tiết ra như sữa đông.

Dấu hiệu bị nấm vùng kín rất dễ bị nhầm với các căn bệnh phụ khoa khác, do đó, bạn cần đi thăm khám định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây nấm âm đạo

Đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra khi gặp điều kiện thuận lợi. Sự phát triển quá mức của nấm men có thể là do:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài: Chị em dùng thuốc kháng sinh liều cao, lạm dụng thuốc kháng sinh có nguy cơ cao bị nhiễm nấm âm đạo. Nguyên nhân là do các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng lại diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên ở âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men hoạt động mạnh và gây viêm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Nấm âm đạo không được coi là bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục không an toàn có thể tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiễm nấm có thể do quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Bệnh nấm âm đạo phổ biến hơn ở những phụ nữ có nồng độ estrogen cao như phụ nữ mang thai, phụ nữ dùng thuốc tránh thai estrogen liều cao hoặc liệu pháp hormone estrogen… làm giảm sức đề kháng, gây mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến khuẩn nấm có cơ hội phát triển và tấn công âm đạo.
  • Thói quen vệ sinh vùng kín sai cách: Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, quần lót ẩm ướt, nguồn nước bị ô nhiễm… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, việc làm sạch quá sâu bên trong âm đạo, hay thụt rửa vùng kín bằng các loại dung dịch vệ sinh có thành phần hóa học nhiều, chứa chất tẩy rửa mạnh khiến môi trường âm đạo mất cân bằng từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
  • Không thay đồ lót, băng vệ sinh thường xuyên: Sử dụng đồ lót quá chật, không thay giặt thường xuyên cũng khiến nấm hình thành, phát triển mạnh. Do môi trường âm đạo luôn có độ ẩm ướt nhất định, khi mặc đồ quá chật, không sạch sẽ vùng kín bị bí bách mà nóng ẩm lại là điều kiện lý tưởng để nấm candida gây bệnh. Theo đúng khuyến cáo, chị em nên thay băng vệ sinh sau 3 – 4 tiếng nhưng rất nhiều chị em 1 ngày chỉ thay 2 lần, những ngày ra ít thậm chí không thay khiến nấm tái phát lại.
  • Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng steroid lâu ngày sẽ có nguy cơ bị nấm âm đạo rất cao. >> Chẳng may bị nấm âm đạo khi mang thai, nên làm gì?
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Phụ nữ có khả năng miễn dịch thấp như đang sử dụng liệu pháp corticosteroid hoặc nhiễm các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS… có nhiều khả năng bị nhiễm nấm hơn.

Ngoài ra, chị em có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém cũng có nguy cơ bị nấm âm đạo.

4. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nấm âm đạo?

Để chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi xem chị em có tiền sử bệnh để xác định liệu chị em đã từng bị nấm âm đạo hay bệnh lây lan qua đường tình dục nào khác không. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng khung chậu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng bên ngoài cũng như bên trong âm đạo và cổ tử cung. Sau đó, hình ảnh nấm Candida sẽ được bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi tiến hành xét nghiệm kiểm tra dịch tiết âm đạo để xác định chính xác loại nấm gây viêm.

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị nấm âm đạo?

Kem thoa âm đạo, thuốc đặt âm đạo điều trị nấm Candida và thuốc uống là những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo do nấm. Để quá trình điều trị hiệu quả, chị em cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc cũng như liều lượng.

Song song với điều trị bằng thuốc đặt, thuốc uống Tây y, chị em có thể chọn dùng sản phẩm thảo dược dạng viên uống có chứa các kháng sinh thực vật như Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Các kháng sinh thực vật này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh ở âm đạo mà vẫn giữ nguyên các vi khuẩn cơ lợi, không gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Sản phẩm này còn có Trinh nữ hoàng cung, một thảo dược quen thuộc được dùng nhiều trong điều trị bệnh phụ khoa và Immune Gamma, chiết tách từ thành vách tế bào vi khuẩn có lợi. Sản phẩm này sẽ giúp cân bằng PH âm đạo, kiểm soát dịch vùng kín, nhanh chóng làm lành tổn thương viêm, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, giúp chặn đứng tình trạng tái phát viêm âm đạo do nấm và tránh bị mãn tính, dai dẳng.

Hãy cố gắng tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị nấm âm đạo vì sức khỏe của bản thân

6. Phòng ngừa tình trạng nhiễm nấm âm đạo

Bệnh nấm âm đạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sông sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khó khăn trong chuyện vợ chồng. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em cần tuân thủ một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là vào thời kì kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây bệnh. Không nên thụt rửa sâu hoặc chà xát mạnh, lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, chị em nên lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa pH sinh lý cân bằng = (4-6), với các thành phần Nano bạc và tinh chất bạc hà, chè xanh, dịch chiết cây mít để giúp vùng kín khỏe mạnh và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
  • Chọn trang phục thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, đặc biệt tránh mặc các loại quần bó sát, quần lọt khe. Quần lót cần được thay mới thường xuyên và được giặt sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm ký sinh.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, hạn chế tắm hoặc dùng nước bẩn từ ao, hồ, kênh rạch…
  • Trong thời gian bị bệnh cần kiêng quan hệ tình dục. Sau khi điều trị khỏi cần áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ 3-4 lần một năm, nhất là khi bạn có tiền sử bị nấm âm đạo hoặc cá bệnh phụ khoa trước đó. Khi thấy những biểu hiện bất thường ở vùng kín, chị em nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám cụ thể.
  • Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng bởi các loại nấm này có thể lây chéo. Chúng sẽ bám vào bộ phận sinh dục nam và lây nhiễm trở lại cho đối phương.

Hy vọng những thông tin hữu ích về bệnh nấm âm đạo trên đây đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ thêm về bệnh. Đồng thời, áp dụng phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

Chúc chị em sức khỏe!

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn về bệnh nấm âm đạo cũng như cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo