Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Dấu hiệu và cách điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

ID: 1828   Ngày đăng:
Lượt đọc: 15447

Viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh phụ khoa phổ biến mà nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều và khác nhau ở mỗi người. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để nhận biết và điều trị kịp thời cũng như các phòng tránh bệnh nhé!

Mục lục [ Hiện ]

Viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?

Viêm âm đạo do vi khuẩn (tiếng Anh: bacterial vaginosiscòn gọi là nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức làm mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt (lactobacilli) và vi khuẩn xấu. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở âm đạo có thể gây kích ứng, săng, viêm và có mùi hôi…

Đối tượng nào dễ mắc viêm âm đạo do vi khuẩn?

 

Nhiễm khuẩn âm đạo là căn bệnh khá phổ biến. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo nhưng thường thấy nhất ở lứa tuổi 15 – 44. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 330 - 390 triệu phụ nữ mắc bệnh này. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo, chiếm 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cao chiếm từ 25% - 78,4% khác nhau ở các vùng miền.

Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn âm đạo là gì?

Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn có ích bị áp đảo bởi vi khuẩn gây hại. Dưới đây là cách nguyên nhân của tình trạng này:

  • Do nhiều chị em không có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, khiến cho cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm. Quan hệ tình dục quá mạnh có thể gây ra tổn thương âm đạo và là mầm mống gây bệnh.
  • Đặt vòng tránh thai cũng có thể là lý do làm môi trường âm đạo bị xáo trộn, thay đổi dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Thói quen rửa vệ sinh cơ quan sinh dục rất tốt nhưng sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo nếu sử dụng sản phẩm rửa vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu.
  • Phản ứng với thuốc kháng sinh là một nguyên nhân gây viêm âm đạo. Vì khi dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh, vô tình diệt luôn vi khuẩn có lợi ở âm đạo, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục.

Triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo

Ngoài dấu hiệu hiếm gặp mà viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra là chứng tiểu khó hoặc đau khi quan hệ tình dục do nhiễm trùng thứ cấp của đường tiết niệu và âm đạo thì khi viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn thường có những dấu hiệu phổ biến là:

  • Khí hư màu trắng xám hoặc vàng thường phủ khắp thành âm đạo.
  • Âm đạo có mùi hôi và mùi hôi thường trở nên tệ hơn sau khi quan hệ.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Ngứa âm đạo, đỏ và sưng tấy.
  • Cảm thấy đau và có thể chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.

Biến chứng viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn âm đạo tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh.

  • Viêm nội mạc tử cung: Viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát đi tái phát lại và viêm âm đạo kéo dài sẽ dấn đến biến chứng này. Do vi khuẩn từ âm đạo ngược dòng lên đường sinh dục. Đối với những chị em có tiền sử nạo phá thai thì lớp niêm mạc càng dễ tổn thương hơn. Bệnh có thể gây chảy máu âm đạo, sốt và đau vùng chậu. Và đây là yếu tố nguy cơ gây vô sinh, áp xe tử cung và nguy hiểm nhất là gây sốc nhiễm trùng.
  • Viêm vùng chậu: Đây là một trong những biến chứng có thể gặp phải do nhiễm khuẩn âm đạo lâu ngày. Viêm vùng chậu bao gồm viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng… xảy ra do vi khuẩn tấn công và phát triển mạnh ở vùng âm đạo.
  • Biến chứng trong thai kỳ: Nếu chị em mắc viêm âm đạo khi mang thai sẽ dẫn đến viêm màng ối, có thể sinh thiếu tháng, nhẹ cân, thậm chí suy thai, hỏng thai. Em bé sinh ra nhẹ cân, giảm miễn dịch hay có nguy cơ mắc các bệnh về mắt và da. Kèm theo đó là nguy cơ nhiễm trùng hậu sản và biến chứng sau sinh mổ.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai: Nhiễm khuẩn âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo, mất cân bằng PH nên khả năng thụ thai giảm đi do tình trùng khó khan trong việc di chuyển.
  • Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác: Nồng độ PH thay đổi, sức đề kháng kém do viêm âm đạo là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai và HIV/AIDs…
  • nh hưởng đến đời sống tinh thần: Nhiễm khuẩn âm đạo dẫn đến khí hư ra nhiều, ngứa ngáy gây khó chịu vùng kín nên chị em không thấy thoải mái và uể oải. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây đau khi quan hệ tình dục nên có thể làm chị em trốn tránh hoặc không hứng thú chuyện ấy, dẫn đến việc vợ chồng xa cách.

Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Thay đổi nội tiết tố như mang thai, dùng thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
  • Tác dụng của thuốc như thuốc kháng sinh và steroid 
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát 
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như bồn tắm bong bóng, phun chất khử mùi âm đạo, thụt rửa quá sâu
  • Mặc quần lót ẩm ướt hoặc quần áo bó sát 
  • Đặt vòng tránh thai.

Khi nào cần đi khám?

Khi thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, ra máu giữa chu kỳ, khí hư ra nhiều có màu lạ, mùi hôi thì chị em nên đi khám ngay. Bởi chỉ có đi khám mới biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó mới có cách điều trị thích hợp với tình trạng bệnh, tránh được những biến chứng khôn lường.

Cách điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Có cách nào điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn không?

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo?

Khi mắc viêm âm đạo do vi khuẩn, chị em cần đi khám ngay để được điều trj kịp thời và đúng cách, không nên tự mua thuốc uống. Thông thường, chị em sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh, có thể kèm theo đặt thuốc âm đạo và sử dụng kem bôi.

Tuy nhiên thuốc kháng sinh bạn dùng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng vô tình loại bỏ cả vi khuẩn có lợi. Do đó bạn cần bổ sung vi khuẩn có lợi đã mất từ thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai… Bạn cũng nên sử dụng đồng thời sản phẩm hỗ trợ điều trị có chứa các kháng sinh thực vật như Hoàng bá, Dây ký ninh, Diếp cá và Khổ sâm. Nhóm kháng sinh này có ưu điểm là tiêu diệt vi khuẩn có hại mà không diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, không gây mất cân bằng PH âm đạo.

Đồng thời, bạn cũng nên tìm sản phẩm chứa Immune Gamma, một chế phẩm được chiết tách từ thành vách tế bào vi khuẩn có lợi sẽ giúp hỗ trợ phòng và điều trị viêm âm đạo nhờ việc giúp sản sinh ra vi khuẩn có lợi đang bị thiếu hụt, hỗ trợ cân bằng PH âm đạo nên có thể hạn chế được tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh dài ngày, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

Bên cạnh điều trị bằng đường uống, bạn còn có thể sử dụng gel rửa vệ sinh hàng ngày giúp hỗ trợ tích cực. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm có thành phần là Nano Bạc và các chiết xuất thảo dược thiên nhiên như chè xanh, mít, bạc hà không chứa chất kích ứng, an toàn lại có thể giúp khử mùi hôi, giúp giữ vùng kín luôn sạch, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn âm đạo

Để biết được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ khám vùng chậu và âm đạo, lấy mẫu dịch để khảo sát. Từ kết quả này bác sĩ sẽ biết được bạn nhiễm khuẩn âm đạo hay mắc bệnh nhiễm khuẩn khác có thể lây truyền qua đường tình dục như bệnh Chlamydia và có cách điều trị thích hợp để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Các xét nghiệm thường được thực hiện để xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo có thể bao gồm:

  • Soi tươi: Một mẫu dịch tiết âm đạo sẽ được trộn với nước muối sinh lý sau khi đặt trên lam kính hiển vi. Bác sĩ sẽ quan sát lam kính để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng, tìm bạch cầu gợi ý tình trạng nhiễm trùng, và những tế bào bất thường khác gọi là tế bào đám mây (clue cells). Sự hiện diện của các clue cells là dấu hiệu đáng tin cậy nhất của nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Nghiệm pháp Whiff: Dung dịch KOH sẽ được nhỏ lên mẫu dịch tiết âm đạo để tìm xem có mùi hôi sinh ra hay không. Mùi hôi tạo thành sau nghiệm pháp Whiff gợi ý một nhiễm trùng âm đạo.
  • pH âm đạo: pH âm đạo bình thường nằm trong khoảng 3.8 đến 4 và nhiễm khuẩn âm đạo sẽ làm pH âm đạo tăng lên trên 4.5.

Cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh lý phổ biến và cần được điều trị để tránh những nguy hiểm sức khỏe có thể xảy ra. Bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không tái phát, nếu bạn tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và có thói quen giữ vệ sinh vùng kín đúng cách.

  • Giảm nguy cơ kích ứng bằng thói quen chọn đúng loại nước rửa vệ sinh. Không sử dụng các loại nước tẩy rửa mà bạn không rõ thành phần vì đó có thể là nguyên nhân gây kích ứng cho bộ phận sinh dục.
  • Giữ cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo bằng thói quen vệ sinh đúng cách và mặc quần mềm, thông thoáng tránh bí nóng vùng kín.
  • Tránh việc thụt rửa quá sâu, nguyên nhân khá phổ biến gây nhiễm khuẩn âm đạo
  • Bạn nên duy trì quan hệ một vợ một chồng hoặc dùng bao cao su khi thấy có dấu hiệu khác lạ là cách bảo vệ chính bạn.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần là cách tốt nhất giúp bạn phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm nhất để có cách điều trị kịp thời.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về cách phòng bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn (nhiễm khuẩn âm đạo) nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo