Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Chị em thường có nhiều thắc mắc xung quanh chủ đề này. Và một trong số đó là viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?. Ngày hôm nay hãy cùng Dược Vinh Gia giải đáp thắc mắc này nhé các chị em!
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác nhau của hệ sinh dục nữ giới. Các vị trí bị nhiễm trùng bao gồm: đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và đường sinh dục trên như tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến hiện nay gồm: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm đường tiết niệu.
Các tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm phụ khoa là tạp khuẩn (Gram + và Gram -), nấm Candida Albicans, trùng roi Trichomonas, vi khuẩn Chlamydia, các tác nhân lây qua đường tình dục khác (như vi khuẩn lậu, giang mai, trực khuẩn Ducrey gây bệnh hạ cam, virus Herpes, các chủng virus HPV,…).
Viêm nhiễm phụ khoa thường có các dấu hiệu rất dễ nhận biết gồm:
- Ngứa, sưng đỏ, nóng rát vùng kín
- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu sắc và mùi khác lạ như màu trắng đục vón cục như bã đậu; màu vàng loãng có bọt; màu xám…
- Vùng kín có mùi khó chịu
- Đau khi quan hệ
- Vùng kín có thể chảy máu bất thường, nhất là sau khi quan hệ
- Đau, nóng rát vùng kín khi đi tiểu
Chậm kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ khi bước vào độ tuổi dậy thì, kéo dài cho tới khi mãn kinh. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ kéo dài từ 21 - 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Ngày “đèn đỏ” tiếp theo đến muộn hơn so với ngày “đèn đỏ” trước tức là chị em đã rơi vào tình trạng chậm kinh.
Chậm kinh được cho là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường.
Những bạn gái trong độ tuổi dậy thì rất dễ gặp tình trạng chậm kinh do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định cọng với tâm sinh lý bất ổn. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ được cải thiện. Phụ nữ ngoài 45 tuổi, đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng rất dễ gặp tình trạng này bởi nội tiết tố trong cơ thể suy giảm mạnh.
Những nguyên nhân gây chậm kinh có thể kể tới như: căng thẳng kéo dài, gặp sang chấn tâm lý, thay đổi môi trường sống đột ngột, chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi không điều độ, tập luyện thể dục thể thao quá sức,… Tất cả những điều này có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng nên gây kinh nguyệt không đều, chậm kinh, thậm chí vô kinh.
Ngoài ra, chậm kinh cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như tuyến giáp bất thường, u nang buồng trứng,…
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan tới nguyên nhân khách quan, nguyên nhân tâm lý tới bệnh lý. Ngoài các bệnh kể trên thì viêm nhiễm phụ khoa cũng tác động rất nhiều tới kinh nguyệt.
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu chị em bị viêm nhiễm phụ khoa thì khả năng kinh nguyệt bị rối loạn như chậm kinh, vô kinh, kinh nguyệt ra nhiều,… sẽ cao hơn bình thường.
Những ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa tới kinh nguyệt, trong đó có tình trạng chậm kinh như sau:
- Viêm nhiễm phụ khoa, nhất là tình trạng viêm nhiễm lâu, nặng sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục như buồng trứng – nơi phóng noãn, điều chỉnh nội tiết tố tạo nên kinh nguyệt. Do đó, kinh nguyệt sẽ bị rối loạn. Nhiều chị em sẽ bị mất kinh, chậm kinh trong thời gian dài.
- Viêm nhiễm phụ khoa làm tổn thương đến các cơ quan như tử cung, vòi trứng khiến cho sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung và sự bong tróc lớp niêm mạc đó mỗi khi đến kỳ kinh bị ảnh hưởng. Lúc này, tình trạng chậm kinh rất dễ xảy ra.
- Những người bị viêm nhiễm phụ khoa thường trong tình trạng lo lắng, chán nản, từ đó gây ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể. Khi nội tiết tố bị rối loạn, kinh nguyệt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo.
- Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng tới kinh nguyệt, song quan trọng hơn là có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của chị em. Môi trường âm đạo có sự xuất hiện của các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh sẽ làm cản trở sự tồn tại cũng như hoạt động của tinh trùng, từ đó khiến cho tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp và giảm khả năng thụ thai.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có nguy hiểm không?
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, hiệu quả sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường.
- Ảnh hưởng tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày: Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, ra nhiều khí hư, bốc mùi khiến chị em vô cùng khó chịu, mặc cảm… Cảm giác đau rát, vùng kín có mùi cũng sẽ gây cản trở chuyện phòng the.
- Ảnh hưởng tới khả năng mang thai: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ khiến khí hư ra nhiều hơn, thay đổi bất thường nên làm độ pH, môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Khi đó, số lượng cũng như chất lượng tinh trùng sẽ bị giảm khiến tỷ lệ thụ thai bị giảm theo.
Trong quá trình mang bầu, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi, đe dọa sảy thai, thai non, thai lưu,... Chẳng hạn, bệnh viêm lộ tuyến sẽ thúc đẩy nhanh sự nhiễm khuẩn ở cổ tử cung, có thể gây tình trạng viêm ngược dòng lên trên, gây viêm dính tắc vòi trứng, viêm nội mạc và dính buồng tử cung, viêm tiểu khung. Tình trạng lộ tuyến sẽ làm lượng dịch trong âm đạo nhiều hơn bình thường, làm cản trở tinh trùng gặp trứng, đồng thời khiến độ pH âm đạo thay đổi khiến cho tinh trùng vừa vào tới âm đạo đã bị tiêu diệt. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em: có thể dẫn tới khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.
Những ảnh hưởng khi bị mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa:
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi: Trường hợp đã có thai mà bị viêm nhiễm phụ khoa thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, vỡ ối non hay thai chết lưu,... Sau sinh, nhất là qua đường sinh tự nhiên, đứa trẻ cũng có dễ bị nhiễm khuẩn từ mẹ, mắc các bệnh viêm da, hô hấp, tiêu hóa,...
- Ảnh hưởng tới quá trình vượt cạn: Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, cấu trúc, tính đàn hồi của cổ tử cung bị thay đổi sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh đẻ của chị em.
- Tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác: Viêm nhiễm phụ khoa để lâu có thể gây viêm nhiễm ngược dòng dẫn tới nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm niêm mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu,… Ví dụ, bệnh viêm phần phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe buồng trứng (hiện tượng bị ứ mủ ở buồng trứng, có thể phải cắt bỏ buồng trứng), vòi trứng, viêm mạc đáy chậu (cương cứng ở thành bụng, bị đau khi khám âm đạo và trực tràng,...)
- Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung: Trong quá trình các tế bào tuyến bên trong xâm lấn, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung.
Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả
Như vậy, chúng ta có thể thấy viêm nhiễm phụ khoa sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Viêm nhiễm phụ khoa có sự ảnh hưởng không nhỏ tới kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh cũng như gây ra các rối loạn kinh nguyệt khác. Đồng thời, viêm nhiễm phụ khoa cũng gây ra rất nhiều hậu quả khó lường nếu không được can thiệp kịp thời. Nhiều chị em đã tìm đủ cách, chữa đủ nơi nhưng bệnh vẫn không khỏi. Vậy đâu mới là cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả?
Khi thấy vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, tốt nhất, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị đúng cách rất dễ chuyển sang mãn tính, dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục và pH âm đạo, có thể xuất phát từ nguyên nhân sử dụng kháng sinh để diệt tác nhân gây viêm, đồng thời diệt luôn các vi khuẩn có lợi thường trú tại âm đạo. Lúc này, các tác nhân gây viêm thường trú trong âm đạo sẽ có cơ hội bùng phát và các vi khuẩn từ bên ngoài cũng dễ dàng xâm nhập để gây bệnh.
Do vậy, để quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài đơn thuốc của bác sĩ, chị em cần kết hợp sử dụng sản phẩm chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây kí ninh.
Sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát dịch âm đạo, tái cân bằng môi trường âm đạo, làm lành nhanh tổn thương do viêm hoặc do lộ tuyến và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng rất hiệu quả. Sản phẩm chứa các thảo dược tự nhiên nên sẽ không gây kháng thuốc, nhờn thuốc như kháng sinh tây y, rất an toàn khi sử dụng lâu dài.
Đồng thời, hàng ngày, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng phù hợp, nên chọn loại chứa Nano bạc, pH = (4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp giảm ngứa, kháng khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú y có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, quan hệ tình dục đảm bảo,…
Như vậy, chị em đã giải đáp được câu hỏi "Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?" cũng như biết cách điều trị hiệu quả. Dược Vinh Gia mong rằng những thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Hãy gọi: 1900.1259 – 02439.930899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia bên Dược Vinh Gia tư vấn về viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh (miễn phí) nhé!
Tham khảo bài viết: Ăn gì để chữa viêm nhiễm phụ khoa?
Có 0 bình luận: