Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Viêm âm đạo khi mang thai: Những cách xử lý không gây ảnh hưởng đến thai nhi

ID: 2210   Ngày đăng:
Lượt đọc: 6794

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có tới 20% thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín mà còn có thể lấn sang thai nhi dẫn tới hiện tượng sinh non hoặc dọa sảy thai. Vậy có cách nào để điều trị triệt để viêm nhiễm âm đạo mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Mục lục [ Hiện ]

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm âm đạo?

Bệnh viêm nhiễm khi mang thai xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ do các tác nhân như mất cân bằng nội tiết tố, vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis…

Những lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị viêm âm đạo

Mất cân bằng nội tiết tố nữ

Phụ nữ đang mang thai thường tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, điều này khiến môi trường pH âm đạo bị thay đổi, âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách cũng tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển

Vệ sinh sai cách

Chị em bị viêm âm đạo khi mang thai có thể là do thói quen vệ sinh vùng kín sai cách từ trước khi mang bầu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng nấm âm đạo phát triển và gây bệnh.

Sức đề kháng yếu

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm sút so với thông thường, điều này khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Do nấm

Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo do nấm men. Bình thường, loại nấm này sống trong âm đạo nhưng không hoạt động và không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi mang thai, nội tiết tố thay đổi đã phá vỡ sự cân bằng của môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm này phát triển mạnh mẽ và gây triệu chứng viêm nhiễm.

Do lậu cầu khuẩn

Người mẹ nhiễm vi khuẩn lậu trong quá trình mang bầu do quan hệ không an toàn cũng là nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai.

Do nhiễm khuẩn Bacterial Vaginosis

Bệnh này gây ra do sự phát triển đột biến của hàng loạt vi khuẩn thường trú trong âm đạo trong thời gian mang thai. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Nếu không được điều trị, vi khuẩn này sẽ dẫn tới biến chứng thai kỳ nguy hiểm như vỡ màng ối, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân…

2. Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai

Triệu chứng thường thấy khi bà bầu bị viêm âm đạo

Việc sớm phát hiện các triệu chứng của tình trạng viêm âm đạo sẽ giúp mẹ bầu có cách đối phó kịp thời, hạn chế bệnh trở nặng. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Dịch âm đạo tiết nhiều, chuyển từ màu trắng sữa sang màu xanh và nâu, kèm theo bọt hoặc bám thành từng mảng ở quần lót. Khí hư có mùi hôi tanh cực kỳ khó chịu
  • Có cảm giác nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện
  • Vùng kín luôn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu
  • Vùng da ở âm đạo đỏ và môi âm hộ sưng tấy
  • Đau rát khi quan hệ tình dục
  • Tiểu rắt, khó đi tiểu, cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại ra rất ít. Nó thường diễn ra vào ban đêm và sáng sớm gây cản trở cho việc nghỉ ngơi.

3. Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi mẹ bị viêm âm đạo?

Bị viêm phụ khoa nói chung hoặc viêm âm đạo nói riêng trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu bị viêm âm đạo sẽ gây những ảnh hưởng gì đối với thai nhi

Những triệu chứng viêm phụ khoa gây khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nó còn khiến chị em luôn ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, sợ hãi… Tâm trạng của mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến triển của thai nhi.

Thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn tới sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến khả năng bám dính vào thành tử cung của thai nhi.

Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, còi xương ngay từ trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Nguy hiểm nhất là trong trường hợp sinh thường, trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm từ mẹ và có nguy cơ mắc các bệnh về da, mắt, tưa lưỡi… Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện ngứa âm đạo, xuất hiện khí hư có màu sắc và mùi hôi bất thường, âm đạo tấy đỏ, thai phụ nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

4. Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Đâu là cách điều trị tình trạng viêm âm đạo khi mang thai

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng các thảo dược tự nhiên, điển hình như cách dùng lá trầu không, lá ổi, chè xanh... Tuy nhiên, mọi người không nên tự ý áp dụng những bài thuốc “truyền miệng” này bởi nếu không cẩn thận sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nặng hơn.

Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, việc điều trị bất kỳ bệnh gì cũng phải đặc biệt chú ý bởi giai đoạn này rất nhạy cảm, một sơ sót nhỏ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Hiện nay, đã có một số loại thuốc đặt âm đạo sử dụng được cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, thành phần của tân dược vẫn có thể qua máu của mẹ nhiễm vào thai nhi và gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Hơn nữa, việc đặt thuốc vào trong âm đạo có thể gây chảy máu do thuốc va chạm và cọ sát vào thành âm đạo. Do đó, chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định thai phụ sử dụng thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng chi tiết để không gây ảnh hưởng tới mẹ và bé.

>> Đặt thuốc viêm âm đạo có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng kín, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

5. Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, chị em cần áp dụng phương pháp phòng tránh bị viêm phụ khoa khi mang thai dưới đây.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Khi vệ sinh vùng kín cần nhẹ nhàng, cẩn thận, chỉ nên rửa bên ngoài, không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo để tránh làm tổn thương niêm mạc âm đạo và mất đi độ cân bằng môi trường pH. Không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ dưỡng ẩm da vùng kín và loại có tính sát khuẩn cao.

Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên lựa chọn gel vệ sinh chuyên dụng dành cho phụ nữ mang thai, không mùi, có thành phần là các thảo dược hữu cơ. Dung dịch vệ sinh phù hợp với phụ nữ mang thai chứa thành phần chính: axit lactic, bisabolol, dầu bơ, betain, D-panthenol… an toàn với làn da nhạy cảm, phù hợp với phụ nữ mang thai (từ tuần thứ 8 của thai kỳ), phụ nữ sau sinh và đang cho con bú…. Sản phẩm này giúp bảo vệ vùng kín theo cơ chế: cân bằng pH tự nhiên của vùng kín, tạo độ ẩm tự nhiên cho âm đạo, ngăn ngừa tác nhân gây viêm nhiễm và làm dịu da, và mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài (Chi tiết sản phẩm tại đây).

Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm âm đạo

Ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu  vitamin A, D, K, C có trong cá biển, trứng, sữa, dầu thực vật, trái cay tươi, rau củ quả… Đặc biệt, chị em nên bổ sung sữa chua trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và duy trì độ cân bằng cho môi trường âm đạo. Bởi sữa chua cung cấp lượng lớn lợi khuẩn cho cơ thể, giúp chống lại hại khuẩn. 

Chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • Mặc đồ lót rộng rãi, khô sạch, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi, thay quần lót từ 2 – 3 lần/ngày, tránh mặc đồ bó sát. Luôn giữ quần cho áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín để tránh làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm phụ khoa khi mang thai và khiến bệnh nặng hơn. Chị em có thể tham gia các khóa học dành cho mẹ bầu về kỹ năng chăm con, hay tham gia các lớp yoga để nâng cao tinh thần.
  • Quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt trong thời gian mang bầu cần hết sức lưu ý đến những tư thế khi “yêu” để không làm ảnh hưởng đến con. Nếu bị viêm âm đạo khi mang thai cần kiêng quan hệ tuyệt đối.

Bên cạnh đó, chị em cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 2 – 3 lần/năm để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp đối phó kịp thời. Ngoài ra, khi thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều, có màu sắc thay đổi, nóng rát, ngứa ngáy âm hộ, tiểu buốt, đau bụng dưới... chị em nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về tình trạng viêm âm đạo khi mang thai.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo