Phương pháp trị huyết trắng bằng lá trầu được các chị em thi nhau truyền tai nhau áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu rất dễ tìm, dễ mua với chi phí rẻ, cách thực hiện cũng rất đơn giản. Cách chữa bệnh huyết trắng bằng lá trầu như thế nào và hiệu quả ra sao? Liệu chỉ dùng lá trầu thì bệnh có khỏi được không? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết này.
1. 4 dấu hiệu nhận biết chị em mắc bệnh huyết trắng
Nếu gặp phải 4 dấu hiệu của bệnh huyết trắng dưới đây thì hãy cẩn trọng nhé:
- Huyết trắng thay đổi về lượng: Bình thường huyết trắng ra rất ít, lượng huyết trắng ra tùy thuộc vào nội tiết tố estrogen trong cơ thể mỗi người. Khi thai, gần tới kỳ kinh, khi có kích thích quan hệ tình dục, trước và trong ngày rụng trứng, huyết trắng có thể ra nhiều hơn nhưng đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
- Huyết trắng thay đổi về tính chất: Chuyển từ dai, hơi dính như lòng trắng trứng thành loãng, có bọt, vón cục, lợn cợn hoặc kèm theo mủ.
- Huyết trắng thay đổi về màu sắc: Từ màu trắng trong chuyển thành màu vàng, vàng xanh, trắng đục hoặc bạch đới,...
- Huyết trắng thay đổi về mùi: Mùi hôi tanh, chua,...
2. Các nguyên nhân thường gặp của huyết trắng ra nhiều
Các nguyên nhân gây ra huyết trắng thường gặp:
- Rối loạn nội tiết tố: Khiến vùng kín xáo trộn độ pH, trở nên khô, teo, kém đàn hồi và dễ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại xông lên gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thụt rửa sâu trong âm đạo, vệ sinh nhiều lần/ngày, lạm dụng hay sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp,... là những nguyên nhân khiến vùng kín mất cân bằng, tạo đà cho mầm bệnh từ bên trong và bên ngoài phát triển gây bệnh.
- Mang thai: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, các tuyến bộ phận sinh dục tăng hoạt động tiết chế, thay đổi tình trạng miễn dịch,... là những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn gây bệnh huyết trắng.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng, quan hệ tình dục không an toàn còn là con đường ngắn nhất khiến bạn mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay bệnh xã hội.
- Mặc quần ẩm ướt, bó sát: Vùng kín bị bí, mồ hôi ứ đọng gây ẩm ướt làm nguy cơ bệnh huyết trắng bởi nấm, vi khuẩn sẽ dễ có môi trường để phát triển và tăng sinh.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học: Khiến sức đề kháng cơ thể suy giảm, trong đó có cả sức đề kháng vùng kín sẽ là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển.
- Huyết trắng ra nhiều bất thường cũng là nguyên nhân của 1 số bệnh phụ khoa khác: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, sa tử cung,...
3. Tác dụng của lá trầu không
Trầu không, còn có tên gọi khác là cây trầu cau hay cây thược tương, tên khoa học là Piper betle L, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Trầu không có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam,...
Trầu không là loại cây dây leo rất phổ biến và được trồng ở hầu hết các miền của Việt Nam. Thân cây trầu không khá nhẵn, dẻo dai, có nhiều đốt. Từ các đốt ấy lại mọc ra những rễ nhỏ, do đó loài cây này có khả năng leo bám rất tốt, dễ sống. Lá trầu không hình trái tim có mặt bóng. Nếu lá già sẽ chuyển sang xanh đậm, có đường gân lá khá rõ ràng. Các đường gân này thường tỏa ra khắp bề mặt lá theo những đường cong xuất phát từ cuống lá rất ấn tượng. Mùi của lá trầu không rất thơm.
Ở Việt Nam, hai loại trầu không phổ biến là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng còn trầu quế có vị cay, lá nhỏ.
Trầu không là loại cây mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ được dùng để ăn trầu, trầu không còn được dùng để chữa các bệnh như: chữa ho, viêm phế quản, trị nấm, khử trùng, giảm đau,...
Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tính nặng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Vì vậy, lá trầu không dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay,…
Theo Tây y, các nghiên cứu cho thấy, lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu, chất talin, đường, diatara,... nên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm phát triển gây bệnh huyết trắng, khí hư, hay các bệnh viêm ngứa vùng kín, viêm nhiễm phụ khoa, làm lành vết thương nhanh chóng,...
4. 3 Cách trị huyết trắng bằng lá trầu không, ai làm cũng được!
Xông vùng kín bằng lá trầu không
Cách 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 5 lá trầu không, nước nóng sạch.
Cách làm này thực sự rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu không, cho vào nước nóng sạch, để nguội trong khoảng 20 phút. Đổ thêm ít nước loãng pha thêm cho nguội bớt rồi vệ sinh bên ngoài "cô bé".
Cách 2: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm lá trầu không (5 - 6 lá) và lá húng quế (2 - 3 lá).
Với cách này, bạn cần rửa sạch lá trầu không và lá húng quế rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với ít nước nghiền nhuyễn hỗn hợp thành dung dịch sền sệt. Chắt lấy nước cốt rồi đổ ra chậu nhỏ, hòa lẫn với nước loãng để nguội rồi vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vùng kín.
Cách 3: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm lá trầu không (vài lá) và muối biển (một ít).
Rửa sạch lá trầu không cho vào nồi nhỏ, đổ thêm nước, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 phút. Đổ thêm 2 thìa muối vào khuấy đều tay rồi đổ ra chậu nhỏ để làm nước xông. Xông khi nước bớt nóng để tránh bị bỏng, xông khoảng 10 phút rồi đợi nước nguội để rửa vùng kín.
Rửa vùng kín bằng lá trầu không
Với cách chữa khí hư bằng lá trầu không này, bạn cũng làm tương tự như trên, chỉ cần bỏ qua bước xông vùng kín. Hoặc nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể xông vùng kín trước rồi lấy nước nguội để vệ sinh. Thông thường, các chị em sẽ kết hợp cả hai khâu là xông vùng kín rồi sử dụng luôn nước đó để vệ sinh.
>>Đọc thêm: [Bật mí] 13 cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà bằng bài thuốc dân gian
5. Trị bệnh huyết trắng bằng lá trầu không cần lưu ý gì?
- Cần sử dụng nguồn nước đảm bảo để tắm rửa, vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Lá trầu không rất dễ tìm kiếm hoặc dễ mua nhưng lưu ý chọn lá trầu không an toàn, không bị phun, ngâm chất kích thích hay hóa chất độc hại, rửa thật sạch trước khi sử dụng.
- Cách trị huyết trắng bằng lá trầu chỉ nên sử dụng lá trầu không để xông hoặc ngâm rửa vùng kín 2 - 3 lần/ngày chứ không nên thực hiện hàng ngày để tránh khô da và niêm mạc, thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn từ bên trong hoặc bên ngoài xâm nhập vào gây bệnh.
- Chỉ dùng nước lá trầu không để rửa nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa âm đạo hoặc ngâm vùng kín. Nhiều người cho rằng phải rửa tận vào trong hoặc phải ngâm vùng kín thật lâu thì mới giết hết được các vi khuẩn nhưng đây là một sai lầm. Bản thân âm đạo đã có cơ chế tự làm sạch nên việc thụt rửa chỉ khiến âm đạo mất cân bằng độ pH, còn việc ngâm vùng kín sẽ dễ dàng rước các vi khuẩn từ hậu môn vào vùng kín.
- Không nên quá phụ thuộc vào lá trầu không, lá trầu không thực sử dụng cho những trường hợp mới bị bệnh ở mức độ nhẹ và chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào.
6. Chữa huyết trắng bằng lá trầu không có tốt không?
Có thể thấy, cách chữa bệnh huyết trắng bằng lá trầu không khá đơn giản và tiết kiệm chi phí. Sau khi sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín, chị em sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu, vùng kín khô thoáng.
Tuy nhiên, về hiệu quả, lá trầu không như một loại nước sát khuẩn tự nhiên nên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị những triệu chứng tại chỗ - những diện tích tiếp xúc chứ không điều trị được các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, các tác nhân gây bệnh huyết trắng có thể là nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng Trùng roi Trichomonas,... nằm sâu bên trong âm đạo
Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường của bệnh, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị cụ thể. Các kháng sinh tây y (đặt, uống, bôi) thường sẽ giúp diệt tác nhân gây viêm nhưng dễ gây mất cân bằng pH âm đạo nếu sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng. Bởi trong quá trình diệt mầm bệnh, kháng sinh thường diệt cả lợi khuẩn.
7. Tham khảo một số thảo dược khác giúp đặc trị bệnh huyết trắng
Ngoài lá trầu không, chị em có thể tham khảo một số thảo dược “nổi tiếng” trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa như huyết trắng, viêm âm đạo… Các thảo dược Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh giúp kiểm soát dịch âm đạo (rất quan trọng), chống viêm, hỗ trợ kháng sinh tây y diệt các tác nhân gây bệnh song vẫn bảo toàn được vi khuẩn có lợi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,...
Tuy nhiên, khác với lá trầu không, các thảo dược kể trên cho hiệu quả rõ rệt hơn khi sử dụng dạng uống, ngoài tác dụng điều trị tại chỗ như lá trầu không thì Trinh nữ hoàng cung, Hoàng Bá, Khổ Sâm, Diếp Cá, Dây ký ninh còn được ví như kháng sinh thực vật nên rất an toàn khi sử dụng, bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo các tác dụng phụ. Trong khi đó, nếu sử dụng kháng sinh tây y, bạn chỉ được dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng vì sẽ gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Việc tự ý sử dụng thuốc tây cũng có thể khiến bệnh không khỏi hoặc nặng thêm. Nhóm thảo dược này khi kết hợp cùng Immune Gamma (chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi) sẽ giúp tăng cường sức đề kháng vùng kín từ bên trong, giúp tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây huyết trắng.
Chị em có thể tham khảo sản phẩm chứa đầy đủ thảo dược giúp trị huyết trắng tại đây.
Đối với phương pháp rửa, vệ sinh bên ngoài, chị em có thể sử dụng tương tự với lá chè xanh, lá bạc hà. Thay vì ngâm, rửa vùng kín mà vẫn giúp khu vực này luôn sạch sẽ, thơm tho, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, giúp các bệnh viêm nhiễm nhanh khỏi. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa các thảo dược chè xanh, bạc hà và kết hợp với Nano Bạc giúp bảo vệ vùng kín, trị bệnh huyết trắng từ bên ngoài.
8. Bảo vệ "cô bé" khỏi bệnh huyết trắng
Để phòng ngừa bệnh huyết trắng cũng như các bệnh viêm nhiễm vùng kín, bạn nên có chế độ chăm sóc "khu vực" này thật cẩn thận.
- Tránh thức khuya: Thức khuya làm sức đề kháng và miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Một số bệnh phụ khoa phụ nữ dễ gặp do thức khuya như: viêm âm đạo, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày và trong những ngày "đèn đỏ": Vệ sinh vùng kín bằng nguồn nước sạch, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không ngâm vùng kín vì dễ làm mất cân bằng pH âm đạo. Vào những ngày đặc biệt như ngày "đèn đỏ", cần thay bằng vệ sinh sau 3 - 4 giờ sử dụng, dùng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng an toàn: Không sử dụng các loại sản phẩm có tính sát khuẩn mạnh, không sử dụng sản phẩm dễ kích ứng hay nước hoa vùng kín. Nhiều người thấy vùng kín có mùi khó chịu thường mua nước hoa về dùng nhưng lợi thấy trước mắt thì ít mà họa thì nhiều.
- Khám phụ khoa định kỳ: Với sự thăm khám, chẩn đoán của các bác sĩ, bạn sẽ sớm biết được tình trạng bệnh của mình và được tư vấn cách khắc phục hiệu quả. Thông thường, bạn nên duy trì thói quen thăm khám phụ khoa 3 - 6 tháng/lần.
- Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, trong đó có bệnh huyết trắng, các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ, tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Cắt giảm lượng đường: Đường là thực phẩm yêu thích của nấm - một trong những tác nhân gây nên bệnh huyết trắng. Đó cũng là lý do vì sao những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Thể dục tác động đến hệ thần kinh trung ương, các động tác thể dục tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường, giúp phòng ngừa các bệnh vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng lây nhiễm nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn là: Lậu, giang mai, HPV, HIV/AIDS…
- Vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ trước và sau khi quan hệ cho cả hai cũng giúp phòng ngừa bệnh.
- Tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh: Tương tự trị huyết trắng bằng lá trầu, dùng dung dịch vệ sinh để rửa liên tục không hề khiến vùng này sạch hơn mà có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, khiến vùng kín mất đi pH tự nhiên và dễ bị ngứa, rát, khô. Chỉ nên dùng các dung dịch vệ sinh 1-2 lần/ngày là thích hợp.
- Không sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo: Những sản phẩm này thường có độ pH cao, sẽ tiêu diệt luôn cả những loại vi khuẩn có lợi, khiến các vi khuẩn có hại tăng sinh và làm môi trường âm đạo bị thay đổi, làm mất cân bằng pH, gây ra các bệnh viêm nhiễm, khô âm đạo....
>> Bài viết liên quan: [BẬT MÍ] Rau nhút trị huyết trắng có hiệu quả không?
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về cách trị huyết trắng bằng lá trầu cũng như các cách điều trị khác hiệu quả nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: