Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

[Chuyên gia giải đáp] Bệnh HUYẾT TRẮNG có NGUY HIỂM không?

ID: 1836   Ngày đăng:
Lượt đọc: 8201

Huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Nhưng khi nào nó chuyển thành huyết trắng bệnh lý (khí hư)? Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Điều trị triệt để thế nào là thắc mắc của nhiều chị em. Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi đi tìm giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh huyết trắng ( khí hư ) là gì?

Huyết trắng chính là dịch tiết từ đường sinh dục gặp ở những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, lúc rụng trứng, sắp tới kỳ kinh, tuổi mãn kinh. Huyết trắng gồm các tế bào của âm đạo được tiết ra bởi tuyến Bartholin.

Huyết trắng ổn định phản ánh sức khỏe vùng kín của chị em tốt. Huyết trắng ở phụ nữ không chỉ giúp cho âm đạo được bôi trơn, tránh tình trạng đau đớn khi quan hệ tình dục, tăng khoái cảm, mà còn giúp tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng bơi vào gặp trứng để thụ thai.

Huyết trắng bình thường là như thế nào?

Huyết trắng bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, hơi dai và có mùi hơi tanh. Mỗi ml huyết trắng sinh lý ở phụ nữ chứa tới hơn 1000 vi khuẩn trong đó chủ yếu là vi khuẩn vô hại và không gây bệnh gì, chị em chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và giữ cho môi trường vùng kín luôn khô thoáng.

Huyết trắng sinh lý chuyển thành huyết trắng bệnh lý (bệnh huyết trắng) khi có sự thay đổi về màu sắc, tính chất, lượng hay mùi.

2. Triệu chứng của huyết trắng bệnh lý

Bác sĩ Trần Văn Hùng - Bác sĩ CKII, Nguyên Giảng viên Bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội hướng dẫn chị em nhận biết một số dấu hiệu của bệnh khí hư như sau:

  • Huyết trắng ra nhiều bất thường, có thể ra suốt kỳ kinh. Tuy nhiên, những thời điểm huyết trắng ra nhiều nhưng vẫn được coi là bình thường gồm: mang thai, gần tới kỳ kinh, khi có kích thích quan hệ tình dục, trước và trong ngày rụng trứng.
  • Huyết trắng có màu sắc lạ: màu vàng, vàng xanh, trắng đục hoặc bạch đới,... Khí hư màu trắng đục, vón cục như bã đậu hoặc lợn cợn như sữa chua thường do tác nhân nấm, điển hình là nấm Candida; màu vàng xanh, màu vàng, loãng có bọt thường do tác nhân Trùng roi; màu xám, mùi hôi tanh như cá ươn thường do tạp khuẩn…
  • Khí hư thay đổi tính chất: Loãng, có bọt, vón cục, lợn cợn hoặc kèm theo mủ
  • Có thể kèm theo mùi hôi, gây ngứa
  • Đau rát, tiểu buốt,…

3. 7 lý do khiến huyết trắng sinh lý chuyển thành bệnh lý

Lý do khiến huyết trắng sinh lý chuyển thành bệnh lý

Bệnh huyết trắng thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đôi khi chỉ xuất phát từ những thói quen rất đơn giản. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học: Khẩu phần ăn quá nhiều đường, đồ ngọt là nguyên nhân khiến đường huyết tăng, từ đó "tiếp thêm sức mạnh" cho nấm sinh sôi phát triển gây bệnh. Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý khiến sức đề kháng cơ thể suy giảm, trong đó có cả sức đề kháng vùng kín.
  • Rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh: Trong giai đoạn này, các nội tiết tố trong cơ thể thường suy giảm mạnh khiến vùng kín trở nên khô, teo, kém đàn hồi và dễ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại xông lên gây bệnh
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường ngắn nhất khiến chị em mắc bệnh khí hư, bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay bệnh xã hội.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thụt rửa sâu trong âm đạo, vệ sinh nhiều lần/ngày, lạm dụng hay sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp,... sẽ gây bệnh huyết trắng, viêm nhiễm vì môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng.
  • Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày: Vùng kín nóng ẩm là nơi lưu giữ vi khuẩn có hại, từ đó là nguyên nhân gây bệnh huyết trắng.
  • Mặc quần ẩm ướt, bó sát: Mồ hôi ứ đọng, vùng kín không được “thở” sẽ tăng nguy cơ bị bệnh.

4. Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?

Bác sĩ Trần Văn Hùng cảnh báo: Khi thấy khí hư bất thường, nếu chị em không kịp thời điều trị, điều trị không đúng cách hoặc tự tìm cách trị bệnh huyết trắng tại nhà không đúng sẽ phải chịu nhiều phiền toái và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết trắng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm như:

  • Gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày: Ngoài ngứa ngáy, bệnh huyết trắng còn gây ra mùi hôi tanh, khiến các chị em ngại quan hệ, gần gũi với chồng, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Khi các vi khuẩn có hại tấn công thì có thể gây ra việc loét vùng kín, tổn thương,... và tăng nguy cơ viêm nhiễm mắc các bệnh phụ khoa và gây nguy hiểm tới sức khỏe người phụ nữ
  • Gây vô sinh hoặc khó mang thai: Bệnh huyết trắng nếu không được chữa trị đúng cách và để lâu sẽ rất nguy hiểm, gây ra các biến chứng như viêm cổ tử cung,... gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Khi mang thai: Nếu bị bệnh khí hư trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, gây viêm nhiễm màng ối dẫn đến sinh non.

5. Cách điều trị và phòng tránh bệnh huyết trắng hiệu quả

Bệnh khí hư (huyết trắng bất thường) rất nguy hiểm với phụ nữ. Dưới đây là những lời khuyên của Bác sĩ Hùng trong việc điều trị cũng như trang bị kiến thức cho chị em để phòng tránh bệnh:

  • Khi thấy tình trạng khí hư (huyết trắng) bất thường, chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Với các tác nhân gây bệnh là nấm, vi khuẩn lậu, ký sinh trùng Trùng roi Trichomonas, chị em cần động viên cả đối tác đi thăm khám cùng để cắt đứt nguồn cơn lây nhiễm.
  • Lưu ý: kháng sinh sẽ giúp diệt các tác nhân gây bệnh song để kháng sinh mang lại hiệu quả thì cần dùng đúng liều, lượng. Chị em cần kiên trì sử dụng cho tới khi bệnh khỏi chứ không phải dùng đến khi thấy bệnh thuyên giảm là đã dừng hoặc sử dụng quá đà.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Phụ nữ quá gầy hoặc quá thừa cân thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, rong kinh, máu kinh ra ít hoặc nhiều,...), ảnh hưởng tới sự cân bằng và điều tiết hormone,....
  • Tránh thức khuya: Thức khuya không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung,... mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố, kéo theo nhiều bệnh, trong đó có bệnh huyết trắng.
  • Chăm sóc vùng kín cẩn thận: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, không lạm dụng nhiều dung dịch vệ sinh, không sử dụng sản phẩm có tính sát khuẩn cao.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Vừa ngăn bệnh khí hư, vừa phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HPV, HIV/AIDS.

6. Bác sĩ giải đáp những thắc mắc về bệnh huyêt trắng

Không có kinh mà bị ra huyết trắng có sao không?

Câu hỏi: Không có kinh mà bị ra huyết trắng có sao không?

Thông thường, khi gần tới ngày hành kinh, nếu để ý, chị em sẽ thấy vùng kín ra nhiều khí hư. Trong suốt chu kỳ, có một số thời điểm, vùng kín vẫn tiết ra huyết trắng và được coi là bình thường, không đáng lo ngại. Chẳng hạn như khi “gần gũi”. Không có kinh mà bị ra huyết trắng có thể được coi là bình thường nếu nó có các đặc điểm bình thường: màu trắng trong, dai, hơi dính như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi, không có mùi hôi.

Bệnh huyết trắng có lây không?

Bệnh huyết trắng khá phổ biến và thường do nhiều nguyên nhân tác nhân gây nên. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà chị em có thể biết bệnh khí hư có lây không. Thông thường, các tác nhân như nấm, ký sinh trùng Trùng roi sẽ lây còn lại không lây.

Bệnh huyết trắng có gây vô sinh không?

Như đã phân tích ở trên, bệnh khí hư nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh vì môi trường pH âm đạo bị thay đổi, làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng, hoặc có thể làm giảm số lượng, tiêu diệt tinh trùng ngay khi vừa mới tới cửa âm đạo. Bệnh huyết trắng nếu để lâu cũng gây viêm nhiễm ngược dòng làm viêm tắc vòi trứng, buồng trứng,… từ đó ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn rõ hơn về câu hỏi "bệnh huyết trắng có nguy hiểm không" nhé! (Miễn phí)

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Huyết trắng (Khí hư)