Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

HUYẾT TRẮNG CÓ MÁU - 10 sự thật "đáng sợ" mà bạn không biết?

ID: 1838   Ngày đăng:
Lượt đọc: 48015

Huyết trắng là tấm gương phản chiếu tình trạng của "cô bé" có đang bình thường hay không. Khi bị huyết trắng có máu khiến chị em lo lắng không biết bị làm sao và cách giải quyết là gì. Trong bài viết này, BS Lực sẽ lý giải nguyên nhân của hiện tượng này và sự ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và đời sống của các chị em như thế nào! Cùng tìm hiểu ngay thôi!

Mục lục [ Hiện ]

1. Huyết trắng là gì?

Huyết trắng, hay còn gọi là dịch âm đạo (vaginal discharge) chính là dịch tiết từ đường sinh dục gặp ở những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, lúc rụng trứng, sắp tới kỳ kinh, tuổi mãn kinh.

Mỗi ml huyết trắng sinh lý ở phụ nữ chứa tới hơn 1000 vi khuẩn trong đó chủ yếu là vi khuẩn vô hại và không gây bệnh gì, chị em phụ nữ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và giữ cho môi trường “vùng kín” luôn khô thoáng.

Huyết trắng bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, hơi dai và có mùi hơi tanh. Huyết trắng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người phụ nữ. Huyết trắng ổn định đây được xem như phản ánh sức khỏe của chị em tốt. Huyết trắng giúp che phủ niêm mạc, bôi trơn và tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục, giúp giữ độ ẩm chuẩn và ổn định pH cân bằng cho môi trường âm đạo để vi khuẩn có lợi sinh sống và ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Ngoài ra, huyết trắng còn giúp cho âm đạo được bôi trơn và hỗ trợ đắc lực cho việc thụ thai, giúp tinh trùng khỏe mạnh và di chuyển vào gặp trứng tại vòi trứng để thụ thai.

Bác sĩ Nguyễn Thái Hà - Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM giải thích về huyết trắng, huyết trắng bình thường.

2. Nguyên nhân nào khiến huyết trắng (khí hư) có máu?

3.1. Khi nào huyết trắng lẫn máu không đáng lo ngại?

  • Chu kì kinh nguyệt sót lại: Sau những ngày "đèn đỏ", không ít chị em gặp tình trạng (huyết trắng) khí hư có 1 ít sợi máu. Với tình trạng này, chị em không nên quá lo ngại bởi nguyên nhân chủ yếu là do máu kinh chưa được đào thải hết trong những ngày nguyệt san nên còn sót lại một chút và lẫn vào khí hư. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau một vài ngày, chị em chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Kinh nguyệt không đều: Cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng huyết trắng có máu. Kinh nguyệt chịu tác động của các nội tiết tố trong cơ thể, gồm estrogen và progesterone. Do đó, khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường sẽ kéo theo huyết trắng bị ảnh hưởng. Kinh nguyệt bị rối loạn khi nằm ngoài các quỹ đạo bình thường. Chu kì kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày, trong đó số ngày hành kinh chiếm từ 3 - 7 ngày, lượng máu kinh ra trung bình khoảng 100ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, có thể dính các cục nhỏ màu trắng là mảnh vụn của màng tế bào.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai khẩn cấp cho tác dụng ngăn ngừa thụ thai. Loại thuốc này cho hiệu quả tốt nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Sau thời điểm uống thuốc tránh thai khẩn cấp vài ngày, chị em có thể gặp hiện tượng khí hư có máu song chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ tự động biến mất còn trong trường hợp nếu thấy kéo dài thì chị em cần đi thăm khám.
  • Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai cũng làm tác động tới "cô bé", gây ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể, ắngtừ đó có thể khiến huyết trắng có sự thay đổi.
  • Hiện tượng máu báo có thai: Chị em có thể nhận biết tình trạng có thai sớm thông qua một số dấu hiệu như chậm kinh, buồn nôn, đau tức ngực, vùng kín ra huyết trắng có lẫn ít máu.

3.2. Huyết trắng có máu do bệnh lý - không được chủ quan

Hình ảnh huyết trắng có máu do bệnh lý

Khi bạn thấy huyết trắng có máu màu bất thường mà không nằm trong các trường hợp đã nói ở trên thì có thể bạn đang bệnh lý nào đó. Dưới đây là 1 vài bệnh lý có thể bạn đã mắc do huyết trắng có lẫn sợi máu gây ra:

Viêm âm đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến, với nhiều triệu chứng khó chịu. Khí hư thay đổi bất thường, chẳng hạn khí hư lẫn máu hoặc khí hư có mùi chua là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh viêm âm đạo.

Khí hư ra nhiều vừa phải, đặc, lợn cợn bột trắng (như sữa chua) kèm theo cảm giác ngứa rát dữ dội (ngứa rát hơn khi quan hệ tình dục). Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida Albicans. Bệnh này có thể lây qua đường tình dục nhưng thường chỉ có biểu hiện ở người phụ nữ

Khi huyết trắng ra nhiều vừa phải, có màu trắng đục hoặc vàng xanh, đặc quánh như keo hoặc có bọt, để lâu thì có biểu hiện cô cứng và tạo thành mảng dưới đáy quần lót, cảm giác ngứa âm đạo nhưng không dữ dội, có thể đau khi giao hợp, đó là biểu hiện của viêm âm đạo do tạp khuẩn hoặc do trùng roi Trichomonas. Viêm âm đạo do trùng roi có lây qua đường tình dục, nhưng viêm do tạp khuẩn thì không lây.

  • Do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi có sự di chuyển lạc chỗ của nội mạc tử cung đến nơi khác ngoài buồng tử cung. Có thể là đi sâu vào trong lớp cơ của thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung như buồng tứng, màng bụng, thành ruột, thậm chí là thận hay phổi, gây ra chảy máu giống như kinh nguyệt và gây đau đớn.

Ngoài hiện tượng huyết trắng có lẫn sợi máu bất thường, bệnh lạc nội mạc tử cung còn có các biểu hiện khác như: đau bụng kinh, đau bụng dưới, mệt mỏi,...

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh thường là huyết trắng ra nhiều suốt cả kỳ kinh, có màu sữa đục hoặc màu xanh hoặc vàng như mủ, dính bệt thành từng mảng, có mùi hôi… có thể kèm theo xuất huyết nhẹ sau giao hợp, đau bụng dưới, đau lưng,...

  • Polyp tử cung

Khí hư thay đổi bất thường, chẳng hạn khí hư có máu là biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh polyp tử cung. Các dấu hiệu khác bao gồm: chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, máu kinh ra nhiều, ngày "đèn đỏ" kéo dài. Khi bệnh càng nặng thì các biểu hiện càng rõ rệt, khí hư lẫn máu ra nhiều hơn, nhất là sau khi quan hệ tình dục.

  • Ung thư cổ tử cung

Khi huyết trắng ra nhiều và có lẫn ít máu đi kèm với cảm giác đau bụng dưới râm ran kéo dài, đừng bỏ qua nguy cơ bệnh bệnh viêm phần phụ nặng hoặc ung thư tử cung.

4. Huyết trắng có máu có ảnh hưởng gì không?

Huyết trắng hay khí hư có máu gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho chị em, từ ảnh hưởng tâm lý, sinh lý tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe. Cụ thể như sau:

  1. Vùng kín ra huyết trắng có lẫn ít máu làm ảnh hưởng tới tâm lý, khiến chị em hoang mang lo lắng không biết bị bệnh gì, có nguy hiểm không.
  2. Huyết trắng có máu là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày "chuyện ấy". Không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, các bệnh này sẽ gây ra mùi hôi, huyết trắng ra nhiều bất thường khiến chị em ngại gần gũi, ảnh hưởng tới tình cảm, hạnh phúc gia đình.
  3. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách còn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng, gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như gây khó thụ thai, vô sinh, thai ngoài tử cung,...
  4. Ra huyết trắng kèm máu khi mang thai có thể là dấu hiệu báo động tình trạng bất thường của thai kỳ, dễ dẫn tới viêm nhiễm màng ối dẫn tới sinh non, cảnh báo thai ngoài tử cung,...

5. Cần làm gì khi bị ra nhiều huyết trắng có máu?

Cần làm gì khi gặp phải tình trạng huyết trắng có máu

Nếu là nguyên nhân không đáng lo ngại như chu kỳ kinh nguyệt còn sót lại, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, ăn uống không điều độ,... thì chị em không cần quá lo lắng mà nên hạn chế hoặc tìm cách khắc phục các nguyên nhân này, chẳng hạn sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác, có chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý,...

Còn nếu huyết trắng có máu là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì chị em cần điều trị tích cực, nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa điều trị không khó, tuy nhiên lại rất hay tái phát, dai dẳng và khó trị dứt điểm là do tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh và PH âm đạo hoặc do suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Do đó, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tránh tái phát hoặc dai dẳng, ngoài đơn thuốc của bác sĩ để diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, chị em cần có biện pháp cân bằng lại pH vùng kín, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

6. Cách phòng tránh huyết trắng có máu hiệu quả

  • Vệ sinh vùng kín an toàn đúng cách, không thụt rửa sâu âm đạo, không ngâm vùng kín vì sẽ khiến pH âm đạo bị mất cân bằng, không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh.
  • Trong những ngày "đèn đỏ", chú ý thay băng ít nhất 4 tiếng/ lần, sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng.
  • Tránh mặc đồ quá chặt hay bó sát cơ thể, sẽ khiến cho vùng kín bí bách, khí huyết khó lưu thông hơn.
  • Tránh ăn đường quá nhiều bởi đường là nguồn thức ăn yêu thích của nấm men.
  • Không sử dụng các sản phẩm xịt thơm vùng kín, nhất là những loại không rõ nguồn gốc.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh tình trạng huyết trắng có máu.

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về bệnh huyết trắng có máu và cách điều trị hiệu quả nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Huyết trắng (Khí hư)