Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Khí hư màu hồng nhạt: Nguyên nhân và cách điều trị

ID: 1863   Ngày đăng:
Lượt đọc: 63945

Khí hư của phụ nữ có thể biến đổi màu sắc khi vùng kín gặp ảnh hưởng. Vì vậy việc quan sát tình trạng khí hư rất quan trọng để có thể nhận biết sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nhiều chị em nhận thấy khí hư chuyển sang màu hồng. Vậy khí hư màu hồng có nguy hiểm hay không?

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân gây ra khí hư màu hồng nhạt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ ra khí hư màu hồng nhạt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hư màu hồng nhạt. Cụ thể đó là:

  • Do chu kỳ kinh nguyệt: Khí hư có màu hồng nhạt có thể là do các bạn nữ đang chuẩn bị đến ngày hoặc vừa mới hết “đèn đỏ”. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường vì vậy chị em không nên lo lắng.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cũng sẽ khiến khí hư có màu hồng do một ít kinh nguyệt lẫn vào khí hư.
  • Mang thai: Khí hư màu hồng còn có thể là dấu hiệu báo thai sớm. Lúc này chị em sẽ thấy những vệt màu hồng ở đáy quần chip.
  • Ra máu hồng do rụng trứng: Khi buồng trứng phóng noãn và rụng trứng sẽ gây xuất huyết nhẹ. Lúc này khí hư với máu lẫn với nhau tạo thành màu hồng dính ở quần chíp. Các chị em có thể nhận biết khi bị đau bụng dưới nhẹ kèm theo chuột rút.
  • Khí hư ra dịch hồng nhạt do tác dụng phụ thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố khiến kinh nguyệt rối loạn và gây nên tình trạng khí hư màu hồng nhạt.
  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục quá mạnh bạo có thể gây chảy máu âm đạo và dẫn đến khí hư có màu hồng nhạt.
  • Mất cân bằng hormone: Nội tiết tố Estrogen được sản sinh nhằm ổn định niêm mạc tử cung. Chính vì vậy khi thiếu hụt estrogen sẽ khiến niêm mạc tử cung bong ra một cách bất thường khiến khí hư có màu hồng mặc dù chưa tới tháng.

2. Khí hư màu hồng nhạt là dấu hiệu bệnh gì?

Chị em bị ra khí hư màu hồng nhạt có thể là dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Vì khí hư là thước đo sức khỏe sinh sản của nữ giới, vì vậy bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng là điều đáng lưu ý. Nếu khí hư màu hồng nhạt tiết ra nhiều ở vùng kín kèm theo mùi hôi khó chịu thì rất có thể chị em đang gặp phải một trong những căn bệnh dưới đây:

  • Ung thư cổ tử cung: Máu màu hồng nhạt cũng có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung. Đây là một loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau đi kèm theo như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi,đau vùng chậu, tiểu khó…
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lúc này buồng trứng xuất hiện các túi dịch lỏng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm dịch tiết ra nhiều hơn.
  • Các bệnh lý cổ tử cung: Một số bệnh lý cổ tử cung thường gặp như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung… cũng có thể ra khí hư màu hồng nhạt. Các bệnh lý này thường do vi khuẩn, nấm bệnh gây nên kèm theo tiết dịch nhiều, ngứa ngáy vùng kín và đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo ngoài biểu hiện là khí hư có màu hồng nhạt còn có thêm triệu chứng như khí hư vón cục, ngứa rát vùng kín và khí hư có mùi.
  • Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo cũng sẽ khiến chị em tiết ra khí hư có màu hồng nhạt. Đây là tình trạng niệu đạo bị viêm hoặc kích ứng do nhiễm khuẩn. Khi bị viêm niệu đạo chị em ngoài nhận thấy khí hư màu hồng còn đi kèm triệu chứng khác như chảy máu khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, ngứa và mùi hôi vùng kín.
  • Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này cũng như tính mạng của chị em phụ nữ. Khi mang thai ngoài tử cung chị em có thể chảy một chút máu lẫn cùng khí hư tiết ra ngoài vì vậy nhìn có thể giống khí hư có màu hồng nhạt. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung còn đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng dưới, xuất huyết vùng kín, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt…

3. Khí hư màu hồng có nguy hiểm gì không?

Khí hư màu hồng có nguy hiểm hay không còn tùy vào từng trường hợp cụ thể

Khí hư thực chất giúp cân bằng môi trường âm đạo, chống nhiễm trùng, mang khả năng làm sạch và bảo vệ âm đạo an toàn hơn. Vì vậy khi khí hư thay đổi màu sắc bất thường chính là sự cảnh báo của cơ thể về các bệnh lý mà chị em có thể gặp phải. 

Trong trường hợp khí hư màu hồng nhạt và không mùi xuất hiện trước khi đến tháng hoặc sau khi đến tháng, rụng trứng, hoặc báo mang thai thì đều là biểu hiện bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong trường hợp khí hư màu hồng đi kèm với biểu hiện đau bụng dưới, đau rát vùng kín, khí hư mùi hôi, tanh… thì rất có thể đây là biểu hiện của một căn bệnh nào đó mà chị em cần thăm khám kịp thời.

4. Khí hư màu hồng nhạt khi nào nên khám bác sĩ?

Chị em cần đi khám khi tình trạng khí hư màu hồng nhạt kèm theo biểu hiện bất thường

Ra khí hư màu hồng nếu xuất hiện vào trước hoặc ngay sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc thì các chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cần đến gặp ngay các bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu như sau:

  • Khí hư màu hồng kèm theo biểu hiện như đau bụng dưới, chóng mặt, sốt, đau vùng kín..
  • Khí hư màu hồng xuất hiện khi mang thai kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội.
  • Khí hư màu hồng xuất hiện sau khi đã mãn kinh (bởi đây là dấu hiệu của các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung…)

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Sau khi đến bệnh viện thăm khám các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng của chị em để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

5.1. Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa cho chị em và chỉ định làm một số các xét nghiệm cần thiết:

  • Thực hiện soi tươi khí hư: Giúp tìm kiếm các loại vi khuẩn tấn công âm đạo.
  • Siêu âm đầu dò: Tìm kiếm những tổn thương và bất ngờ như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng..
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xác định được các dạng nhiễm trùng gây nên sự thay đổi màu sắc của khí hư.

5.2. Phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc uống là cách điều trị khí hư màu hồng phổ biến ở chị em phụ nữ

Tùy vào từng loại bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Đối với trường hợp nhẹ: Các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc như thuốc đặt âm đạo và thuốc uống để tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thêm một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín. 
  • Đối với trường hợp nặng: Các trường hợp nhẹ thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung … các bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật để xử lý tránh các biến chứng.

Bên cạnh đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm dạng viên uống chứa Immune Gamma (chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus) và các thảo dược Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,... Sản phẩm này sẽ giúp cân bằng PH âm đạo (do viêm trước đó hoặc do dùng kháng sinh), kiểm soát dịch tiết, làm lành tổn thương và đặc biệt tăng sức đề kháng cho cơ thể, vùng kín, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh phụ khoa tái phát hoặc biến chứng.

6. Chế độ sinh hoạt khi chị em có khí hư màu hồng

Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt khi chị em bị ra khí hư màu hồng nhạt

Bên cạnh quá trình điều trị, chị em phụ nữ cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hàng ngày. Không được thụt rửa âm đạo sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Trong quá trình hành kinh nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần để tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Lựa chọn đồ lót mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không sử dụng chất kích thích để tránh làm rối loạn nội tiết.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giảm stress cho cơ thể.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

Khí hư màu hồng nhạt có nguy hiểm hay không? Đã được chúng tôi giải thích thông qua bài viết trên đây. Khí hư màu hồng nhạt sẽ không còn là nỗi lo lắng khi các chị em biết cách chăm sóc cơ thể của mình. 

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Huyết trắng (Khí hư)