Đặt vòng một trong những biện pháp phòng tránh thai rất phổ biến hiện nay. Biện pháp này cho hiệu quả cao. Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể gặp một số tác dụng phụ, trong đó có đặt vòng ra nhiều khí hư. Hiện tượng này khiến chị em lo lắng không biết nguyên nhân tại sao và phải làm thế nào để cải thiện.
1. Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa, thường có hình chữ T, có thể phủ thêm đồng bên ngoài để làm tăng hoạt tính tránh thai hiệu quả lâu dài. Vòng tránh thai được đặt vào trong lòng tử cung, có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài nhiều năm nên được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Nó không những không làm tổn thương đến tử cung mà thậm chí còn có tác dụng bảo vệ nội mạc tử cung.
Vòng tránh thai chỉ có tác dụng khi nó ở bên trong cơ thể. Vòng tránh thai có hình chữ T sẽ phù hợp với hình dáng của tử cung. Khi cần thiết, những đôi cánh có thể thu gọn nhanh chóng, để dễ dàng cho việc tháo ra. Ngay sau đó, chu kỳ nội tiết tố sẽ bắt đầu trở lại bình thường. Nếu vòng tránh thai không phải loại nội tiết tố, khả năng sinh sản trở lại bình thường trong khoảng một tháng. Còn nếu sử dụng vòng tránh thai nhiều nội tiết tố, chị em có thể phải chờ đến ba tháng.
Do luôn ở trong trạng thái hoạt động nên dụng cụ này cần phải được đặt vào vị trí hợp lý, phải kiểm tra định kỳ. Những ngày mới đặt, chị em có thể cảm thấy hơi vướng víu chút ít, nhưng dần dần sẽ quen. Nếu một hôm nào đó sau khi đặt vòng, chị em cảm thấy vướng víu, hoặc có cảm giác khó chịu thì nên đi kiểm tra lại ngay để tránh hiện tượng tụt vòng.
Chị em lưu ý, không phải ai cũng có thể đặt vòng tránh thai. Thông thường, trước khi đặt vòng, chị em sẽ được bác sĩ thăm khám cẩn thận. Những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ được khuyên không nên đặt vòng, phải điều trị khỏi các bệnh lý đang gặp phải rồi mới tiến hành đặt vòng tránh thai. Lý do là bởi tình trạng viêm nhiễm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào sâu bên trong, gây nhiễm trùng vùng chậu, từ đó gây viêm dính vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh sau này.
2. Đặt vòng ra nhiều khí hư do đâu?
Dịch âm đạo chính là dịch tiết từ đường sinh dục, bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi dậy thì. Dịch âm đạo giúp giữ ẩm, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi sinh sống, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và hỗ trợ đắc lực cho việc thụ thai.
Bình thường, dịch âm đạo sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng, hơi dai và có mùi hơi tanh. Dịch âm đạo thường chỉ ra với lượng rất ít, tùy theo lượng estrogen trong cơ thể mỗi người. Dịch thường chỉ ra nhiều vào một số thời điểm như: khi mang thai, gần ngày hành kinh, ngày rụng trứng,…
Khí hư là gì? Khi dịch âm đạo tiết một cách bất thường về số lượng và tính chất, gọi là khí hư. Rất nhiều nguyên nhân khiến khí hư bỗng nhiên ra nhiều bất thường. Vòng tránh thai có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa tránh thai nhưng vẫn có tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn nhiều người gặp tình trạng khí hư ra nhiều. Với các trường hợp khí hư ra nhiều sau khi đặt vòng tránh thai, nguyên nhân được cho là do sự phản ứng của tử cung khi nhận thấy có vật lạ, đặc biệt nhận thấy rõ với vòng tránh thai mang sợi đuôi.
3. Đặt vòng tránh thai ra nhiều khí hư phải làm sao?
Tình trạng đặt vòng ra nhiều khí hư khiến chị em lo lắng không biết phải làm sao.
Trong trường hợp này, có hai tình huống xảy ra:
- Thứ nhất: Nếu đặt vòng tránh thai khiến khí hư ra nhiều nhưng khí hư không có mùi hôi, không gây ngứa và không kèm đau bụng hay có màu khác lạ thì chị em không nên quá lo lắng mà cần giữ vệ sinh thật tốt, thay quần lót thường xuyên, không thụt rửa âm đạo, sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng chứa Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, khử mùi hôi,…
- Thứ hai: Nếu đặt vòng tránh thai khiến khí hư ra nhiều và khí hư có màu sắc, tính chất lạ, mùi hôi kèm theo đau bụng thì chị em cần đi khám phụ khoa ngay để được kiểm tra lại vòng cũng như có hướng điều trị. Bởi lúc này, khí hư ra nhiều bất thường có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Sau khi đi khám và được các bác sĩ kê thuốc điều trị, chị em cần tuân thủ áp dụng. Việc sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sỹ là điều cần thiết tuy nhiên có một sự khác biệt lớn giữa kháng sinh tây y và kháng sinh thực vật bởi cơ chế bảo tồn vi khuẩn có lợi và diệt vi khuẩn có hại mà kháng sinh tây không có. Vì vậy, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh tây y, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa các kháng sinh thực vật từ Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh.
Khi đặt vòng tránh thai, chị em cần chú ý theo dõi tình trạng vòng, tránh quan hệ tình dục mạnh bạo vì có thể làm xô lệch vị trí của vòng.
4. Một số tác dụng phụ khác của đặt vòng tránh thai
Bụng dưới bị chướng và đau thắt lưng
Một số chị em còn gặp tình trạng bụng dưới bị chướng và đau thắt lưng. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Vòng tránh thai là một vật thể lạ nên với người lần đầu tiên đặt vòng tránh thai, khi được đưa vào cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng gây đau. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ xuất hiện một vài ngày kèm theo hiện tượng ra máu âm đạo. Khi vòng tránh thai nằm yên trong tử cung và thích nghi với cơ thể thì triệu chứng bị chướng bụng dưới, đau bụng dưới và đau lưng sẽ biến mất.
Chị em cần theo dõi nếu tình trạng này cứ kéo dài mà cảm giác đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt khi quan hệ tình dục cảm thấy đau rát, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống thì chị em cần đi kiểm tra lại xem vòng có vấn đề gì không. Lúc này, có thể vòng tránh thai bị tụt thấp, lệch hoặc đứt dây.
Chảy máu âm đạo bất thường
Tương tự như trường hợp trên, chảy máu âm đạo bất thường khi đặt vòng có thể do tử cung bị tổn thương do vòng tránh thai gặp sự cố như bị đứt dây, bị tụt hay lệch khỏi vị trí khiến cho cạnh của vòng cọ xát với niêm mạc tử cung và cổ tử cung.
5. Cách phòng tránh đặt vòng tránh thai ra nhiều khí hư
Đặt vòng là biện pháp tránh thai khá hiệu quả và tương đối an toàn. Tuy nhiên, vì đặt vòng là một can thiệp thủ thuật y khoa nên có một số nguy cơ như nhiễm trùng, thủng buồng tử cung,.... Vòng là vật lạ nên sẽ có một số phản ứng sau đó như đặt vòng ra nhiều khí hư, ra huyết âm đạo, co thắt tử cung.
Một số lưu ý khi đặt vòng để tránh các tác dụng phụ:
- Khám phụ khoa trước khi đặt vòng: Nếu không khám trước khi đặt vòng và chị em đang có bệnh lý bị viêm nhiễm thì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong, gây nhiễm trùng vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến khó thụ thai, vô sinh.
- Sau khi đặt vòng, chị em sẽ được hẹn tái khám trong vòng 1 - 3 tháng sau đó nhằm tính xem tính ổn định và an toàn của vòng.
- Sau khi đặt vòng, chị em cần biết cách tự kiểm tra xem vòng còn trong cơ thể không. Cách tự kiểm tra đơn giản nhất là ở tư thế ngồi xổm, nửa nằm nửa ngồi hay đứng gác chân lên một ghế thấp, cho nóng tay vào âm đạo, đi sây tay vào đến khi chạm cổ tử cung, nếu chạm vào dây vòng thì vòng vẫn còn. Nếu không chạm dây vòng, hoặc sờ chạm cả vòng thì nên đi khám lại.
- Những trường hợp tuyệt đối không đặt vòng: Có thai hoặc nghi ngờ có thai; Viêm nhiễm đường sinh dục; Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân; Viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh hoặc sau khi phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng gần đây; Bệnh ác tính đường sinh dục; Chưa có con; Tiền sử thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi; Rối loạn đông máu; Bất thường về tâm thần cản trở việc theo dõi vòng; Bệnh van tim; Lạc nội mạc tử cung; U xơ tử cung; Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
>> Bài viết liên quan:
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn hiện tượng đặt vòng ra nhiều khí hư nhé! (miễn phí).
Có 1 bình luận: