Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đặt thuốc ra nhiều khí hư có sao không?

ID: 1842   Ngày đăng:
Lượt đọc: 64684

Nhiều chị em được chỉ định sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Thế nhưng trong quá trình đặt lại thấy khí hư ra nhiều hơn khiến họ cảm thấy lo lắng. Vậy đặt thuốc ra nhiều khí hư có sao không?

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân ra nhiều khí hư

Có rất nhiều chị em phụ nữ băn khoăn khi sử dụng viên đặt phụ khoa lại ra nhiều khí hư. Đây thực chất là một phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm ở nữ giới bằng nội khoa. Việc đặt thuốc nhằm đẩy lùi mầm bệnh như các loại vi khuẩn, nấm men, trùng roi… Tuy nhiên, trong quá trình đặt thuốc cần đảm bảo người bệnh không bị dị ứng với các loại thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng đặt thuốc ra nhiều khí hư là do đâu?

Tình trạng khí hư ra nhiều sau khi đặt thuốc thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Bất kì một loại thuốc nào đều có nguy cơ mang lại các tác dụng phụ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, tình trạng ra nhiều khí hư sau khi đặt thuốc có thể là các tác dụng phụ của viên đặt mà chị em sử dụng.
  • Tá dược của thuốc: Tá dược là một trong những thành phần của thuốc tây. Tá dược ở đây có thể là chất chống dính, chất làm tan, chất làm đầy, chất bảo quản, hương liệu… Vì vậy, khi đặt thuốc vào trong âm đạo, thuốc tan và chảy ra ngoài khiến chị em nghĩ rằng đó là khí hư.
  • Đặt thuốc sai cách: Với mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm được cách đặt đúng khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn làm khí hư ra nhiều hơn.

2. Đặt thuốc phụ khoa ra nhiều khí hư nguy hiểm không?

Chị em đặt thuốc phụ khoa ra nhiều khí hư có nguy hiểm gì không?

Đặt thuốc phụ khoa nhằm điều trị các căn bệnh về vùng kín, vậy khi đặt thuốc ra nhiều khí hư có nguy hiểm hay không? Thực chất để biết đặt thuốc ra nhiều khí hư có nguy hiểm không, trước tiên chị em cần xem xét tình trạng khí hư mà mình gặp phải. Đối với khí hư bất thường sẽ có mùi hôi, sủi bọt màu xanh vàng... Lúc này các chị em cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám lại và có phương án điều trị khác đúng đắn hơn.

Tuy nhiên để biết được khí hư ra nhiều nguy hiểm tới mức nào thì cần tìm đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể đó là:

  • Dựa theo tác dụng phụ của thuốc: Mỗi người có một cơ địa khác nhau vì vậy cũng gặp phải tác dụng phụ của thuốc không giống nhau. Nếu là do tác dụng phụ của thuốc các chị em có thể còn gặp phải dấu hiệu như ngứa rát, đỏ vùng kín. Lúc này cần ngưng việc sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị.
  • Do tá dược: Nếu do nguyên nhân này thì chỉ cần ngưng thuốc sẽ hết khí hư và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
  • Do đặt thuốc không đúng cách: Dùng thuốc sai cách có thể khiến các tổn thương, viêm nhiễm ở vùng kín nặng hơn. Vì vậy nếu là tình trạng này trước hết cần ngưng thuốc sau đó đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám lại và làm theo hướng dẫn từ y bác sĩ.

3. Đặt thuốc phụ khoa như thế nào là đúng cách?

Hướng dẫn cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách

Với những trường hợp khí hư ra nhiều do đặt thuốc không đúng cách vậy nên đặt như thế nào? Các bạn nên đặt thuốc theo cách bước dưới đây:

  • Bước 1: Trước tiên cần kiểm tra loại thuốc. Với dạng nang mềm có thể đặt thẳng vào âm đạo càng sâu càng tốt. Còn dạng nang cứng cần nhúng nước 10 giây trước khi đặt âm đạo.
  • Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ, nên cắt móng tay để không làm tổn thương âm đạo. Hoặc sử dụng dụng cụ đặt thuốc.
  • Bước 3: Tư thế đặt thuốc phù hợp rất quan trọng, chị em nên nằm co chân hoặc ngồi xổm sau đó kẹp thuốc vào 2 ngón tay và đẩy sâu vào âm đạo.
  • Bước 4: Sau khi đặt thuốc âm đạo xong, các bạn nằm nghỉ ngơi khoảng 20-30 phút để thuốc không bị rơi ra ngoài.

Tốt nhất nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế di chuyển.

4. Những lưu ý để việc đặt thuốc phát huy tác dụng

Để viên đặt phát huy được tác dụng tốt nhất, các chị em nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ định từ các ý bác sĩ.
  • Nếu không nhận thấy tác dụng nên ngừng thuốc và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc đặt khi chưa thăm khám phụ khoa.
  • Đến gặp ngay các bác sĩ khi thấy tình trạng lạ sau khi đặt thuốc.

5. Cách điều trị hiện tượng khí hư ra nhiều khi đặt thuốc phụ khoa

Cách điều trị tình trạng đặt thuốc ra nhiều khí hư là chị em nên thăm khám bác sĩ

Để điều trị hiện tượng khí hư ra nhiều khi đặt thuốc phụ khoa, các chị em tốt nhất nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám lại. Sau đó, các bác sĩ sẽ có trách nhiệm trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp thích hợp nhất để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, để tái tạo lại môi trường âm đạo do sử dụng các loại thuốc đặt chị em có thể tham khảo bổ sung thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị các căn bệnh phụ khoa và tình trạng khí hư ra nhiều sau khi đặt thuốc. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần thảo dược tự nhiên gồm Trinh nữ hoàng cung, Diếp cá, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh kết hợp thêm thành phần Immune Gamma sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn, lấn át các loại vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng vùng kín, ngăn ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà lại vô cùng an toàn và dễ sử dụng.

Đặt thuốc ra nhiều khí hư có sao không đã được giải đáp thông qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và cải thiện tình trạng khí hư ra nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thái Hà - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM tư vấn cho chị em cách chữa bệnh huyết trắng (khí hư) nhanh khỏi, hiệu quả, tránh tái đi tái lại.

>> Bài viết liên quan:

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về nguyên nhân đặt thuốc ra nhiều khí hư nói chung và cách điều trị bệnh khí hư hiệu quả nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Huyết trắng (Khí hư)