Ngoài rau diếp cá, lá trầu không, trinh nữ hoàng cung,.... thì rau ngò ôm trị huyết trắng là một trong những biện pháp dân gian được rất nhiều chị em áp dụng. Vậy loại rau này có thực sự có tác dụng trong việc chữa bệnh huyết trắng không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Rau ngổ (rau ngò ôm) là cây gì?
Rau ngổ còn có nhiều tên gọi khác là ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ. Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila chinensis thuộc họ Mã đề. Cây rau ôm là một loại rau sống trong môi trường nhiều nước, được nhiều vùng trồng làm gia vị bởi rau ôm có mùi rất thơm. Rau ôm được thu hái quanh năm, nhiều nhất vào mùa hè vì đây là thời điểm cây phát triển mạnh nhất.
Toàn thân cây rau ngổ đều có thể dùng được: lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Còn để làm thuốc, người ta thường hái ngò ôm về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Mọi người lưu ý tránh nhầm lẫn rau ngổ dùng làm gia vị và thuốc với rau ngổ trâu - một loại rau ngổ mọc hoang nhiều ở phía Bắc, ngổ trâu có thân lớn gấp 2-3 lần rau ngò ôm, mùi hôi, thường chỉ làm thức ăn cho lợn.
Xét về thành phần hóa học, rau ngổ chủ yếu là nước (trên 90%), còn lại là chút protein, xơ, tro, chất khoáng vi lượng và vi chất sinh tố (B, C…). Các hoạt chất được y học hiện đại chú ý đến nhất là tinh dầu, chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone. Ngoài ra, rau ngổ còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, chống oxy hóa.
2. Rau ngổ có những tác dụng gì?
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.
Một số tài liệu cho thấy, loại rau này được dùng để trị chấn thương khi té ngã và trị thủy thũng, sưng kết mạc, mụn ngoài da, rắn cắn và cam tích nơi trẻ em.
Rau ngổ cũng được dùng trị các rối loạn, đau khi có kinh nguyệt, giúp sinh sữa cho sản phụ, trị bệnh huyết trắng.
3. Cách dùng rau ngổ hỗ trợ trị bệnh huyết trắng
Như đã nói bên trên, rau ngò ôm chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Do đó, rau ngổ thường được các chị em phụ nữ sử dụng để trị bệnh huyết trắng.
Hai cách dùng (rau ngổ) rau ngò ôm trị huyết trắng được nhiều chị em truyền tai nhau áp dụng.
3.1. Uống nước rau ngò ôm trị huyết trắng
Chuẩn bị: Cách dùng rau ngổ trị huyết trắng này rất đơn giản, chị em chỉ cần chuẩn bị một nắm rau ngò ôm và một thìa muối.
Cách làm: Chị em lấy một nắm rau ngò ôm đã chuẩn bị sẵn, rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó chị em giã nát rau ngò ôm, lọc lấy nước rồi uống hàng ngày. Sau một thời gian sử dụng, chị em sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực.
3.2. Đun sôi rau ngò ôm
Chị em cũng có thể đun sôi rau ngò ôm để trị bệnh huyết trắng.
Chuẩn bị: Rau ngò ôm, 3 - 4 lít nước sạch.
Cách thực hiện: Rửa sạch rau ngò ôm, thái nhỏ, đổ nước vào đun sôi và để lửa liu riu cho đến khi nước còn phân nửa, chắt nước ra để dành uống thay nước hàng ngày. Đun nước sao cho còn độ khoảng 1 lít, uống 3 chén cho 3 lần trong ngày (sáng, chiều, tối).
Để sử dụng rau ngổ trị huyết trắng được lâu, chị em có thể phơi khô rau ngò ôm từ 1 đến 2 nắng, rang qua lửa và bọc trong giấy báo tránh bị nấm mốc rồi dành để nấu nước uống.
3.3. Kết hợp rau ngò ôm với các vị thuốc nam trị huyết trắng
Ngoài 2 cách trên, rau ngò ôm còn được dùng chế biến với các vị thuốc nam khác
Chuẩn bị: 2 nắm rau ngổ, 2 nắm ngải cứu, 3 nắm cỏ lông gà, 1 nắm củ gấu, 1 nắm cây muồng dẹt, 1 nắm rễ bông trang trắng.
Cách thực hiện: Cho hết các nguyên liệu vào ấm, đổ nước, đun rồi lấy nước uống hàng ngày.
4. Những lưu ý khi trị huyết trắng bằng rau ngò ôm
- Rau ngò ôm khá phổ biến, được trồng nhiều ở các vùng quê. Khi sử dụng rau ngò ôm, chị em cần tìm nguồn đảm bảo tin cậy, tránh sử dụng chất kích thích, hóa học.
- Đặc điểm của rau ngò ôm là có nhiều lông gây khó khăn trong việc rửa sạch những vi khuẩn gây bệnh, nếu rửa không sạch sẽ có thể gây ngộ độc. Do đó, chị em cần phải chú ý, rửa thật sạch và cẩn thận.
- Không nên ăn quá nhiều rau ngò ôm, không sử dụng rau ngò ôm để rửa vùng kín hàng ngày trong thời gian dài.
- Phụ nữ có thai là đối tượng rất dễ bị bệnh huyết trắng "tấn công" nhưng đối tượng này không nên ăn nhiều rau ngò ôm vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sảy thai.
- Bất cứ cách chữa trị nào việc thuốc phát huy tác dụng nhanh hay chậm đều sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Không nên chủ quan cho rằng rau ngò ôm trị huyết trắng là khỏi mà cần phải đi thăm khám để được tư vấn điều trị.
5. Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả không?
Rau ngổ có tính sát khuẩn, kháng khuẩn tốt nên được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh huyết trắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết dùng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả không.
Trên thực tế, huyết trắng bất thường chủ yếu là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Việc dùng rau ngổ để vệ sinh vùng kín hay dùng để uống trị bệnh huyết trắng thường không đủ liều, hiệu quả chậm. Thành phần trị bệnh trong rau ngổ ở dạng tự nhiên, hàm lượng chưa được xác định. Khi dùng rau ngổ để chữa bệnh huyết trắng, chị em không nên lạm dụng, không được tùy tiện sử dụng.
Hơn nữa, khi bị bệnh, nhất là những trường hợp bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần chị em không nên phụ thuộc vào rau ngổ và cho rằng chỉ cần dùng rau ngổ là khỏi bệnh. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, chị em cần đi thăm khám để có sự can thiệp của bác sĩ, của thuốc tây y. Kháng sinh vẫn là liều thuốc tiên quyết trong điều trị các bệnh, kể cả bệnh huyết trắng.
Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu của bệnh huyết trắng như trên, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn. Chị em không nên tự ý mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự truyền tai, mách bảo của người khác vì những cách này có thể không giúp khỏi bệnh mà còn khiến bệnh nặng thêm.
>> Bài viết liên quan: Rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng hiệu quả
6. 4 thảo dược trị khí hư (huyết trắng) bằng bài thuốc dân gian hiệu quả đã được chứng minh
Và để quá trình điều trị bệnh huyết trắng hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thật hiệu quả, đặc biệt là tránh bị mạn tính, dai dẳng hoặc tái đi tái lại, bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, bạn cần sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược chuyên biệt chữa trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là hiện tượng huyết trắng bất thường như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh.
4 thảo dược trên có ở đâu? Chị em quan tâm thì tìm hiểu tại đây nhé!
Đồng thời, trong quá trình điều trị bệnh và sau khi đã khỏi bệnh, hàng ngày, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Chị em nên sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như tinh chất bạc hà, chè xanh, để giúp làm sạch vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa, cân bằng pH âm đạo và phòng bệnh tái phát. Các loại sản phẩm có tính sát khuẩn mạnh sẽ càng làm mất pH âm đạo từ đó khiến bệnh khó khỏi, thường xuyên tái phát.
Dung dịch vệ sinh nào được chuyên gia khuyên dùng? Hãy cùng tìm hiểu tại đây!
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về phương pháp rau ngò ôm trị huyết trắng cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả khác nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: