Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thực hư chuyện rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng!

ID: 1861   Ngày đăng:
Lượt đọc: 7151

Ngoài lá trầu không, lá chè xanh, các chị em còn truyền tai nhau áp dụng cách chữa bệnh huyết trắng bằng rễ cỏ tranh. Vậy rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng có hiệu quả hay không?

Mục lục [ Hiện ]

1. Cách phát hiện sớm bệnh huyết trắng

Dịch âm đạo (vaginal discharge) còn gọi là huyết trắng sinh lí là dịch nhầy được tiết ra từ hệ thống tuyến của bộ phận sinh dục nữ.

Huyết trắng thường có hai dạng là huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Huyết trắng sinh lý có màu trắng trong, dai, hơi dính như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi, không mùi.

Tính chất và lượng huyết trắng tiết ra phụ thuộc vào nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể nữ giới. Một số thời điểm huyết trắng ra nhiều hơn nhưng vẫn được coi là bình thường gồm: khi mang thai, gần ngày hành kinh, khi có kích thích tình dục, ngày rụng trứng,...

Không chỉ có vai trò giúp giữ ẩm, bảo vệ vùng kín khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, huyết trắng còn là chất bôi trơn trong đời sống sinh lý vợ chồng, giúp tăng khoái cảm, tăng khả năng thụ thai.

Huyết trắng khi có sự thay đổi về tính chất, lượng, màu, mùi thì được gọi là huyết trắng bệnh lý (hay bệnh huyết trắng, lúc này gọi là khí hư). Không phải ai cũng nắm được những dấu hiệu bất thường của bệnh huyết trắng.

Biểu hiện của bệnh huyết trắng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Do tác nhân là nấm: Huyết trắng có màu trắng đục, dạng vón cục như bã đậu hoặc lợn cợn như váng sữa, thường không có mùi hoặc có mùi chua, các biểu hiện khác kèm theo gồm ngứa nhiều, rát âm đạo, đau khi giao hợp, tiểu buốt,...
  • Do tác nhân vi khuẩn: Huyết trắng sẽ có màu xám đậm hoặc nhạt, kèm với mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu, nhất là sau khi quan hệ.
  • Do ký sinh trùng Trùng roi Trichomonas: Huyết trắng thường có màu vàng, vàng xanh, mùi hôi nồng.
  • Do vi khuẩn lậu: Huyết trắng màu vàng như mủ, cảm giác nóng rát âm đạo, sưng đỏ, đi tiểu nhiều lần.

2. Công dụng của rễ cỏ tranh trong điều trị bệnh huyết trắng

Cỏ tranh (hay còn gọi là mao căn), là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Cỏ tranh được sử dụng làm thuốc từ hơn 2000 năm trước. Đặc biệt, rễ cỏ tranh là vị thuốc được ghi đầu tiên trong danh sách Bản kinh. Cỏ tranh cũng có mặt trong rất nhiều cuốn y thư cổ khác như Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Đắc phối bản thảo, Bản thảo cầu chân,...

Công dụng của rễ cỏ tranh trong điều trị huyết trắng

Rễ cỏ tranh có màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Rễ cỏ tranh có vị ngọt do có tới 18% là đường, gồm cả đường glucose và fructose. Cỏ tranh còn gồm nhiều thành phần khác như: các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.

Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Cỏ tranh còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt, chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, viêm thận cấp,...

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy, rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng ở phụ nữ khá hiệu quả.

3. Cách điều trị huyết trắng với rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh được nhiều chị em truyền tai nhau áp dụng để chữa bệnh, trong đó có bệnh huyết trắng.

Cách sử dụng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng hạ thổ. Bạn có thể sao vàng hạ thổ khi còn tươi không cần phơi khô cũng được.

Sau đó, bạn lấy lượng vừa đủ cho vào ấm, thêm 2 cốc nước sạch đem sắc kĩ cho đến khi còn 1/2 lượng nước ban đầu rồi uống. Không chỉ tận dụng được phần nước sắc của rễ cỏ tranh, bạn cũng có thể lấy phần bã còn lại để nấu nước uống thay thế nước lọc hàng ngày.

4. Những lưu ý khi trị huyết trắng bằng rễ cỏ tranh

Cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà có rất nhiều ưu điểm. Cách làm không quá phức tạp, nguyên liệu thường là các nguyên liệu tự nhiên có sẵn, trồng ngay tại vườn nhà hoặc dễ tìm mua. Các nguyên liệu tự nhiên nên thường an toàn khi sử dụng. Hơn nữa, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tự làm tại nhà thường rất tiết kiệm chi phí điều trị.

Tuy nhiên, khi dùng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn nguồn rễ cỏ tranh đảm bảo, rửa sạch trước khi sử dụng.
  • Cần kiên trì sử dụng vì hiệu quả thường đến chậm.
  • Thường chỉ hiệu quả với những trường hợp mới bị và bị ở mức độ nhẹ
  • Người tạng hàng hoặc người đang suy nhược cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
  • Tốt nhất vẫn nên có sự chỉ dẫn từ các lương y, thầy thuốc khi sử dụng.
  • Hiệu quả phụ thuộc cơ địa từng người.

5. Rễ cỏ tranh có thực sự chữa được bệnh huyết trắng không?

Bệnh huyết trắng gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe như: gây mất tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp, cản trở chuyện chăn gối vợ chồng, gây khó thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh,... Sử dụng rễ cỏ tranh là một trong cách trị huyết trắng được chị em truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, rễ có tranh có thực sự chữa được bệnh huyết trắng không và có phải ai dùng cũng thấy hiệu quả không?

Thực chất, chưa có công trình nghiên cứu chứng minh hiệu quả của rễ cỏ tranh với bệnh huyết trắng. Theo kinh nghiệm dân gian, một số người sử dụng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng có thể thấy bệnh cải thiện nhưng hiệu quả thường tới chậm, đồng thời cách này thường chỉ áp dụng cho người mới bị và bị ở mức độ nhẹ.

Trong khi đó, bệnh huyết trắng thường do nhiều tác nhân gây nên như: nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Các tác nhân gây bệnh này cần có sự can thiệp của tây y, cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị. Đặc biệt, những trường hợp bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần cần kiên trì điều trị và áp dụng đúng phương pháp, không thể trông chờ chỉ ở cách dùng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng.

6. Có loại thảo dược nào trị được huyết trắng đã được chứng minh hay không?

Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu của bệnh huyết trắng như trên, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn. Bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự truyền tai, mách bảo của người khác vì những cách này có thể không giúp khỏi bệnh mà còn khiến bệnh nặng thêm.

Thảo dược giúp hỗ trợ điều trị huyết trắng được khoa học chứng minh

Và để quá trình điều trị bệnh huyết trắng hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thật hiệu quả, đặc biệt là tránh bị mãn tính, dai dẳng hoặc tái đi tái lại, bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, bạn cần sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh. Các thảo dược trên được mệnh danh là kháng sinh thực vật, vừa lành tính lại giúp cân bằng PH âm đạo, kiểm soát lượng dịch tiết âm đạo, làm lành tổn thương, tăng cường khả năng chống viêm và tăng cường sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát hoặc biến chứng, rút ngắn thời điều trị mà còn giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ của kháng sinh tây y, tránh kháng thuốc, nhờn thuốc

Đồng thời, trong quá trình điều trị bệnh và sau khi đã khỏi bệnh, hàng ngày, chị em cần đặc biệt chú ý khâu vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thay vì sử dụng rễ cỏ tranh, chị em có thể tham khảo các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như tinh chất bạc hà, chè xanh, để giúp làm sạch vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm, ngứa, cân bằng pH âm đạo và phòng bệnh tái phát. Chú ý việc vệ sinh bên ngoài không được thụt rửa sâu vào bên trong vì thao tác thụt rửa sẽ khiến pH âm đạo xáo trộn, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tiếp tục hoành hành.

>> Bài viết liên quan: [TIẾT LỘ] cách sử dụng rau diếp cá trị bệnh huyết trắng hiệu quả

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về phương pháp rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Huyết trắng (Khí hư)