Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì?

ID: 2352   Ngày đăng:
Lượt đọc: 4174

Còi xương gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ sau này, nhiều cha mẹ đã lựa chọn thuốc để điều trị. Tuy nhiên, thuốc có phải là lựa chọn cần thiết để điều trị bệnh còi xương ở trẻ? Nếu có, trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Do thiếu vitamin D

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ còi xương là do thiếu vitamin D

Vitamin D có thể được cung cấp cho trẻ bằng hai cách, đó là từ ánh nắng mặt trời và từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu trẻ sống ở nơi thiếu ánh nắng, nhiều sương mù hay lạnh thì có thể sẽ thiếu ánh nắng mặt trời. Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D cơ thể cần hàng ngày. Nên nếu trẻ không thường xuyên được tắm nắng thì lượng vitamin D được cung cấp tự nhiên này sẽ hạn chế.

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ nếu đủ dinh dưỡng và cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất cơ thể cần trong đó có vitamin D thì khả năng hấp thu canxi từ chế độ ăn cũng tốt hơn. Nên khi thiếu vitamin D khả năng hấp thu canxi từ thực phẩm cũng giảm đi, ảnh hưởng đến xương.

>> Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?

Thiếu dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày

Trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày và không chỉ cần vitamin D mà còn cần cả canxi, phốt pho. Nếu thiếu canxi, phốt pho thì xương của trẻ sẽ không phát triển được. Do đó có thể nói thiếu vitamin D và canxi, phót pho cũng là nguyên nhân gây còi xương cho trẻ.

Thiếu vitamin D khi mang thai

Còi xương cũng có thể xảy ra với trẻ nếu trong thời gian mang thai mẹ thiếu vitamin D.

Do bệnh lý bẩm sinh, di truyền

Đó là những bệnh lý có thể gây mất vitamin D, Canxi và phốt pho qua thận, là nguyên nhân có thể gây còi xương.

2. Chữa còi xương bằng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh còi xương cho trẻ

Bài thuốc từ mật ong và hoàng tinh

Bài thuốc này cần 50gr hoàng tinh và rửa sạch, luộc chín rồi để nguội. Tiếp đến cho 100 gr mật ong vào đun đến khi mật ngấm hết vào hoàng tinh. Mẹ có thể cho vào chai thủy tinh hoặc chai sứ để bảo quản và cho trẻ ăn dần.

Bài thuốc từ các loại xương gà, bò, lợn, chó, dê

Mẹ cần chuẩn bị 100g xương các loại là xương gà, bò, lợn, chó, dê. Rửa sạch xương, đập nát rồi cho vào nồi ninh nhừ, sau đó bỏ bã lấy nước và cho gạo tẻ vào nấu cháo cho trẻ ăn để tăng cường canxi, cho xương chắc khỏe.

Bài thuốc trị còi xương từ vỏ trứng gà

Bài thuốc này dễ làm và ít chi phí. Mẹ cần dùng 10 vỏ trứng gà sạch, 12g sơn tra, 6g hạt sen đem sắc cùng 2 bát nước, đun cho đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp. Cho trẻ uống thành 2 lần.

Bài thuốc với gan gà, ý dĩ, hoài sơn

Mẹ cần chuẩn bị 1 gan gà, 10g ý dĩ đã tán thành bột và 15g hoài sơn. Gan gà thái nhỏ, trộn cùng 2 loại thuốc kia rồi hấp chín cho trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn hai lần 1 ngày để có tác dụng tốt nhất.

3. Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì?

Vitamin D3

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D. Vì thế cùng với việc bổ sung vitamin D2 qua đường ăn uống thì mẹ còn nên chọn cho trẻ uống thêm vitamin D3. Vitamin này còn được gọi là cholecalciferol - một chất hỗ trợ hấp thu canxi bằng cách gắn vào niêm mạc ruột nhằm tăng khả năng hấp thu canxi qua thành ruột.

Nhờ vitamin D3 mà canxi sẽ dễ dàng di chuyển tới nơi cần gắn vào là răng và xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi gấp 10 lần. Vì thế mẹ nên cho trẻ uống thuốc có vitamin D3. Hoặc có thể bổ sung cùng lúc với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D3 như cá, trứng, sữa, nấm…

>> Trẻ còi xương nên ăn gì để giúp con mau lớn ?

>> Mách mẹ chọn sữa dành cho trẻ còi xương an toàn, hiệu quả

Canxi nano

Cùng với vitamin D3 thì thuốc trẻ uống cũng cần có canxi nano. Đây là canxi có kích thước vô cùng nhỏ nên có khả năng tan nhanh và tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ vậy canxi này sẽ giúp cho xương chắc khỏe, tăng chiều cao và thể lực của trẻ. Canxi nano không chỉ tăng khả năng hấp thu mà còn giúp trẻ không bị nóng trong người, táo bón ... như các viên uống canxi khác.

Trẻ còi xương nên uống thuốc có chứa Canxi nano, Vitamin D3 và MK7

Để có thể cung cấp đủ canxi, vitamin D3 cho trẻ cùng lúc và để tăng hấp thu canxi từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ có thể chọn cho trẻ uống sản phẩm có chứa đủ cả hai thành phần này và nhiều dưỡng chất khác nữa như MK7,Mangan, Magie, Boron, Silic, Sắt... Trong sản phẩm này Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 sẽ có tác dụng như kiềng 3 chân, cung cấp canxi đủ cho nhu cầu của cơ thể trẻ, vitamin D3 sẽ giúp lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đem canxi này đem đặt đúng vào răng và xương.

Sản phẩm dạng cốm nên mẹ có thể dễ dàng cho trẻ uống bằng cách pha với nước, sữa hoặc cháo (tránh pha khi món ăn còn nóng) và dùng liên tục từ 3 - 6 tháng sẽ không lo trẻ thiếu canxi hay vitamin D. Sản phẩm còn có sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan Fos, Alpha , những dưỡng chất này sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Khi đã bổ sung đủ canxi, vitamin D cho trẻ, để trẻ có thể tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng và hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ thực phẩm, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh có chứa các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics cho trẻ.

Các lợi khuẩn này sẽ giúp giữ vi sinh đường ruột của trẻ, tiêu diệt hại khuẩn nếu có, giúp trẻ tránh được các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, táo bón... Nhờ được chiết xuất từ tự nhiên nên men vi sinh sẽ an toàn cho đường ruột còn non nớt của trẻ. Và nhờ được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro mà các lợi khuẩn trong men vi sinh này sẽ sống được trong suốt quá trình tiêu hóa để có ích cho sức khỏe. Xem chi tiết về sản phẩm tại đây.

Nếu vẫn còn băn khoăn, lo lắng về câu hỏi trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì? Hãy gọi: 1900.12590896.509.509 để được tư vấn miễn phí hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng