Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Bệnh còi xương ở trẻ và những điều mẹ cần biết

ID: 2347   Ngày đăng:
Lượt đọc: 4383

Còi xương là bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, xảy ra do quá trình khoáng hóa hoặc vôi hóa xương có khiếm khuyết trước khi hình thành lớp sụn tiếp hợp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chuyển hóa kém của Vitamin D, Canxi hay Phốt pho... và cha mẹ cần biết để tránh những nguy hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là bệnh lý xảy ra do quá trình khoáng hóa hay vôi hóa xương có khiếm khuyết trước khi hình thành sụn tiếp hợp đầu xương do sự thiếu hụt vitamin D, từ đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa kém của Canxi hoặc phốt pho, thành phần cần thiết của xương.

Bệnh còi xương thường xảy ra với trẻ em dưới 3 tuổi, lứa tuổi mà hệ xương phát triển rất nhanh và thường gặp ở trẻ em các nước đang phát triển. Trẻ em sống ở vùng núi sương mù nhiều, ít ánh nắng hay trẻ em thành phố do bị bao bọc quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên... đều có thể bị còi xương.

2. Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh còi xương chủ yếu là do thiếu vitamin D và một số nguyên nhân khác.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh còi xương

Do thiếu vitamin D

Vitamin D có thể được cung cấp cho trẻ bằng hai cách, đó là từ ánh nắng mặt trời và từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu trẻ sống ở nơi thiếu ánh nắng, nhiều sương mù hay lạnh thì có thể sẽ thiếu ánh nắng mặt trời. Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D cơ thể cần hàng ngày. Nên nếu trẻ không thường xuyên được tắm nắng thì lượng vitamin D được cung cấp tự nhiên này sẽ hạn chế.

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần phải đủ dinh dưỡng và cân bằng trong đó có vitamin D thì khả năng hấp thu canxi từ chế độ ăn cũng tốt hơn. Nên khi thiếu vitamin D khả năng hấp thu canxi từ thực phẩm cũng giảm đi, ảnh hưởng đến xương.

>>Xem thêm: Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?

Thiếu dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày

Trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày và không chỉ cần vitamin D mà còn cần cả canxi, phốt pho. Nếu thiếu canxi, phốt pho thì xương của trẻ sẽ không phát triển được. Do đó có thể nói thiếu vitamin D và canxi, photpho cũng là nguyên nhân gây còi xương cho trẻ.

Thiếu vitamin D khi mang thai

Còi xương cũng có thể xảy ra với trẻ nếu trong thời gian mang thai mẹ thiếu vitamin D.

Do bệnh lý bẩm sinh, di truyền

Đó là những bệnh lý có thể gây mất vitamin D, Canxi và phốt pho qua thận, là nguyên nhân có thể gây còi xương.

3. Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ

Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ còi xương

Để nhận biết trẻ có mắc bệnh còi xương hay không mẹ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Khi trẻ bị còi xương thì dấu hiện toàn thân thường thấy là chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh. >> Xem thêm: Mẹ nên làm gì khi trẻ còi xương suy dinh dưỡng?
  • Các biểu hiện ở hệ thần kinh là trẻ ra mồ hôi trộm, ra mồ hôi ngay cả khi mát trời, khi ít vận động, khi bị kích thích hoặc trẻ khó ngủ, hay giật mình và có thể bị rụng tóc sau gáy, nổi mụn ngứa ở lưng, ngực.
  • Với trẻ nhỏ thì còi xương có thể biểu hiện ở dấu hiệu chậm lẫy, chậm bò.
  • Trẻ còi xương có bờ thóp rộng mềm, thóp lâu liền hoặc có biến dạng xương sọ như bướu trán, chẩm, đỉnh làm đầu to ra. Răng của trẻ có thể mọc lộn xộn, xương hàm biến dạng, chậm mọc răng, răng thưa, men răng xấu, dễ sâu răng.
  • Phần nối giữa sụn và xương phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn. Lồng ngực có thể bị biến dạng thành lồng ngực gà, hình chuông. Xương xốp mềm, dễ gãy xương khi có sang chấn, đặc biệt là gãy xương cành tươi.

4. Nguy hại sức khỏe nếu trẻ bị còi xương không được phát hiện

Tuy bệnh còi xương không phải là căn bệnh hiểm nghèo và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu không có được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình, gây ra cho trẻ những tự ti mặc cảm khi trưởng thành.

Về ngoại hình

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời lồng ngực của trẻ có thể bị biến dạng, gù, vẹo cột sống. Chân tay của trẻ có thể bị cong, chân vòng kiềng hoặc chân chữ bát. Khung xương chậu hẹp sẽ bất lợi và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của bé gái.
Trẻ có thể không phát triển được chiều cao, chức năng hô hấp bị hạn chế và có thể trẻ bị ảnh hưởng đến dây thần kinh do xương chậu bị chèn ép.

Về phát triển

Bên cạnh các biến dạng về xương, trẻ còi xương cũng có thể gặp các vấn đề như chậm bì, lẫy theo giai đoạn của trẻ. Cân nặng có thể tăng chậm hoặc sụt giảm. Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn.

Vì thế khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh còi xương, mẹ nên cho trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

5. Điều trị còi xương ở trẻ

Để điều trị còi xương cho trẻ, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách khám và kiểm tra xương của trẻ. Những vị trí xương thường được chú ý đến là hộp sọ, chân, ngực, cổ tay và mắt cá chân. Nếu còi xương thì xương sọ của trẻ mềm hơn và chậm đóng thóp, chân có thể bị vòng kiềng, xương lồng ngực phát triển bất thường nhưng không có độ cong bình thường và làm cho xương ức nhô ra, cổ tay và mắt cá chân khi trẻ bị còi xương thường to hơn hoặc dày hơn bình thường. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như chụp X quang, máu và nước tiểu.

Tình trạng còi xương xảy ra với trẻ là do quá trình khoáng hóa hay vôi hóa xương có khiếm khuyết trước khi hình thành sụn tiếp hợp đầu xương do sự thiếu hụt vitamin D, từ đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa kém của Canxi hoặc phốt pho, thành phần cần thiết của xương. Vì thế nên khi điều trị còi xương sẽ tập trung bổ sung vitamin D và Canxi cho trẻ.

Cách điều trị còi xương cho trẻ hiệu quả nhất

Cách bổ sung vitamin D tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất là cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Thời gian tắm nắng tốt nhất trong ngày là buổi sáng trước 9h sáng và buổi chiều sau 5h30. Mỗi lần tắm nắng nên kéo dài không quá 30 phút.

Tắm nắng là cách giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời và có thể cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D cơ thể cần hàng ngày. Vì thế mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Với những trẻ ở vùng ít ánh nắng thì bác sĩ có thể chỉ định đến khoa vật lý trị liệu tắm ánh sáng nhân tạo để điều trị còi xương.

>> Xem thêm: Tia tử ngoại chữa bệnh còi xương như thế nào?

Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D và canxi từ thực phẩm ăn hàng ngày. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn đủ chất để cho trẻ bú, với trẻ đã bắt đầu ăn dặm và trẻ đã ăn cơm thì mẹ chọn thực phẩm có chứa hai thành phần này để cho trẻ ăn hàng ngày như cho dầu ăn vào cháo, bột hay cho trẻ uống sữa, chế phẩm từ sữa, hải sản, các loại rau lá xanh đậm...

>> Xem thêm: Trẻ còi xương nên ăn gì để giúp con mau lớn ?

Để cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ, mẹ có thể chọn bổ sung sản phẩm có chứa Canxi, vitamin D3 và MK7. Đây là cách bổ sung an toàn và hiệu quả cho trẻ. Trẻ sẽ được cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày mà không lo thừa lo thiếu do canxi ở dạng nano nên có kích thước siêu nhỏ, sẽ tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Vì thế mà khi trẻ được bổ sung canxi nano cũng sẽ không lo nóng trong, táo bón... như khi bổ sung bằng canxi thông thường.

Bổ sung Canxi nhất định phải có Vitamin D3 đi kèm, bởi sẽ giúp vận chuyển Canxi từ ruột vào máu và từ đây MK7 sẽ đem canxi đặt đúng vào nơi cần là răng và xương, đồng thời lấy canxi ở nơi dư thừa đưa đến đúng nơi cần thiết. Có thể nói bộ ba Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 trong chế phẩm mẹ dùng cho trẻ sẽ giúp cung cấp đủ canxi, vitamin D cơ thể cần. Trong sản phẩm này còn có các dưỡng chất tốt cho trẻ lứa tuổi này như Magie, Mangan, Phốt pho, Silic, Boron và đặc biệt là thành phần giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ là sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan Fos, Immune Alpha.

Cùng với việc chọn bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ để cải thiện bệnh còi xương, mẹ nên chọn bổ sung men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh tốt cho trẻ nên có nguồn gốc tự nhiên, có chứa các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics. Các lợi khuẩn này sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tối đa dưỡng chất từ thực phẩm, trong đó có tăng hấp thu canxi và tránh được các bệnh về đường ruột, tăng sức khỏe đường ruột. Để các lợi khuẩn phát huy tác dụng tốt nhất mẹ nên chọn men vi sinh được làm từ tự nhiên là kim chi Hàn Quốc, có chứa ProbioticsPrebiotics được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến bao kép Lab2pro, sẽ giúp lợi khuẩn sống trong suốt quá trình tiêu hóa để có lợi cho sức khỏe của trẻ. Chi tiết sản phẩm xem tại đây

Hai sản phẩm chứa Canxi, vitamin D3, MK7men vi sinh khi được sử dụng đồng thời sẽ giúp trẻ cải thiện nhanh bệnh còi xương ở trẻ và giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tối đa dưỡng chất, phát triển toàn diện.

6. Phòng bệnh còi xương ở trẻ như thế nào?

Nguyên nhân trẻ còi xương là do thiếu vitamin D, canxi, phốt pho nên để phòng bệnh còi xương cho trẻ thì ngay từ thời gian mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng cần đủ chất, cân bằng, hợp lý và mẹ cần phơi nắng hàng ngày. Tắm nắng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp 1 phần lớn nhu cầu vitamin D của cơ thể từ đó giúp hấp thu tối đa canxi từ thực phẩm ăn hàng ngày.

Để cung cấp vitamin, canxi từ chế độ ăn, khi mang thai mẹ nên chọn các loại thực phẩm được khuyến cáo là giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, tôm, cua, ốc, trứng, gan, sữa bò... Mẹ bầu cũng có thể uống thêm vitamin D và canxi nhưng cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Đến khi trẻ chào đời, mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi, cân bằng dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá kỹ để tránh thiếu chất và cũng để đủ dưỡng chất trong sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Mẹ nên cho bé bú hàng ngày và duy trì tắm nắng cho cả mẹ lẫn trẻ. Thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 9h sáng và sau 5h50 chiều. Mỗi ngày tắm nắng khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể dầu hoặc mỡ vào món ăn của trẻ vì vitamin D tan trong dầu mỡ giúp hấp thu tốt hơn. Ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm rau quả, ăn thêm sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, pho mai.

>>Xem thêm: Mách mẹ chọn sữa dành cho trẻ còi xương an toàn, hiệu quả

Nếu vẫn còn băn khoăn thắc mắc về bệnh còi xương. Hãy gọi: 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng