Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Tia tử ngoại chữa bệnh còi xương như thế nào?

ID: 2357   Ngày đăng:
Lượt đọc: 19953

Tia tử ngoại được dùng nhiều trong y học để diệt khuẩn, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể,...Trong đó có cả tác dụng dự phòng và điều trị còi xương cho trẻ em. Vậy thực tế tia tử ngoại chữa bệnh còi xương như thế nào?

Mục lục [ Hiện ]

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi được biết hiện tại có cách dùng tia tử ngoại chữa bệnh còi xương. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết tia tử ngoại chữa bệnh còi xương thế nào và nên áp dụng cho trẻ độ tuổi nào?

(Lan Anh, Bình Dương)

Dùng tia tử ngoại chữa bệnh còi xương như thế nào

Đáp: Chào bạn Lan Anh.

Tia tử ngoại được ứng dụng thế nào trong y học

Tia tử ngoại được sử dụng nhiều trong y học như dùng để diệt khuẩn không khí trong các buồng mổ, buồng thay băng, tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định dùng tử ngoại để tắm cho trẻ trong dự phòng và điều trị còi xương ở trẻ em, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy trong giai đoạn bình phục bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước các vụ dịch. Và sử dụng tia tử ngoại để điều trị các bệnh ngoài da như bệnh vảy nến, vảy phấn hồng Giber, ezema, bệnh bạch biến, rụng tóc thành đám; điều trị các vết thương, vết loét lâu liền…

Tia tử ngoại được chia làm ba vùng có ký hiệu A, B và C. Tong đó tia tử ngoại A (UVA) có bước sóng từ 320nm đến 380nm có tác dụng gây giãn mạch, đỏ da. Tia tử ngoại B (UVB) có bước sóng 280nm đến 320nm có tác dụng lên quá trình chuyển hóa và các phản ứng sinh học của cơ thể để tạo ra các chất có hoạt tính sinh học cao như vitamin D, histamin, serotonin, melanin… Tia tử ngoại C (UVC) có bước sóng ngắn nhất (200-280nm) có tác dụng phân hủy protein và diệt khuẩn mạnh.

Dùng tia tử ngoại chữa bệnh còi xương khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ dùng tia tử ngoại trị còi xương khi có chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân gây còi xương là do thiếu vitamin D, canxi, phốt pho ... vì thế để điều trị bệnh còi xương ở trẻ em, các chuyên gia có thể chỉ định dùng tia tử ngoại chữa bệnh còi xương. Do các chất tiết ở da người có chứa một chất gọi là tiền vitamin D3. Trong điều kiện bình thường chất tiền vitamin này được hoạt hoá bởi các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và chuyển thành vitamin D3 được hấp thu vào máu. Vì thế với những trẻ thường xuyên được tắm nắng thì cơ thể trẻ sẽ có cơ hội tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và nhờ đó có thể hấp thu canxi tối đa.

>> Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?

Bình thường mẹ có thể bổ sung vitamin D, canxi từ chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên do khả năng hấp thu của mỗi trẻ khác nhau hoặc có trẻ có rối loạn hấp thu như tiêu chảy kéo dài, bệnh viêm tụy, bệnh đại tiện mỡ hoặc bệnh xơ nang có thể mắc bệnh còi xương vì không hấp thu được vitamin D hay canxi hoặc không hấp thu được cả hai loại này. Ở những trẻ có bệnh gan, bệnh còi xương cũng có thể xuất hiện vì nó không có năng lực hấp thu vitamin D hay canxi. Vì thế người ta đã tận dụng tác dụng của ánh sáng đó và sản xuất ra đèn tia tử ngoại có ánh sáng xanh dương dùng trong điều trị, phòng bệnh còi xương.

Tuy nhiên, cách sử dụng tia tử ngoại chữa bệnh còi xương sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị với trẻ khi thấy cần thiết. Vì thế nếu mẹ muốn điều trị bệnh còi xương cho trẻ có thể bổ sung canxi, vitamin D bằng nhiều cách.

Cách trị bệnh còi xương đơn giản, an toàn, hiệu quả

Các cách điều trị bệnh còi xương cho trẻ đơn giản, an toàn hiệu quả mẹ nên áp dụng

Cách đơn giản nhất chỉ cần sự kiên trì của mẹ là cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là sáng sớm và kết thúc trước 9h, chiều là sau 5h30. Mỗi ngày trẻ cần tắm nắng trong khoảng 20 - 30 phút. Thói quen này sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin từ ánh nắng mặt trời và có thể cung cấp đến hơn 70% nhu cầu vitamin D của cơ thể, nhờ đó sẽ tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.

Một cách cũng giúp cung cấp cả vitamin D3 và canxi cùng lúc cho trẻ là mẹ cho trẻ uống sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7. Nhờ được sản xuất cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng - 4 tuổi nên sản phẩm này sẽ cung cấp đủ nhu cầu cơ thể của trẻ trong giai đoạn này, mẹ không lo thừa thiếu canxi, vitamin D3. Hơn nữa canxi nano trong sản phẩm có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng thẩm thấu nhanh và tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần. Vitamin D3 sẽ giúp lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đóng vai trò như một người vận chuyển đem canxi đặt đúng nơi cần là răng và xương. Ngoài bộ ba canxi nano, vitamin D3 và MK7, sản phẩm còn có nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ như Mangan, Magie, Silic, Boron và đặc biệt các thành phần sữa non Colostrum, Immune Alpha, chất xơ hòa tan Fos sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ ở giai đoạn hệ miễn dịch chủ động của trẻ còn đang hoàn thiện. Xem chi tiết về sản phẩm tại đây.

Bên cạnh sản phẩm cung cấp Vitamin D3, Canxi nano này mẹ có thể cho trẻ dùng thêm men vi sinh. Men vi sinh này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và tránh được những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng... Nhờ có các lợi khuẩn có nguồn gốc tự nhiên là Probiotics và Prebiotics mà men vi sinh này không chỉ an toàn khi sử dụng mà còn giúp giữ cân bằng vi sinh đường ruột của trẻ, tiêu diệt hại khuẩn nếu có và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Được sản xuất bằng công nghệ bao kép lab2pro nên lợi khuẩn trong men vi sinh này có thể sống trong suốt quá trình tiêu hóa và có ích cho sức khỏe của trẻ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Hai sản phẩm này đều ở dạng cốm nên dễ sử dụng, mẹ có thể pha với cháo, sữa hoặc nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Sử dụng trong thời gian từ 3 - 6 tháng để có tác dụng tốt nhất, không chỉ hỗ trợ điều trị còi xương mà còn giúp phòng còi xương do thiếu canxi, vitamin D3 ở trẻ.

>> Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì?

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị Lan Anh hiểu rõ hơn về tia tử ngoại chữa bệnh còi xương và có cách hỗ trợ thích hợp khi điều trị còi xương cho trẻ.

Nếu vẫn còn thắc mắc về tia tử ngoại chữa bệnh còi xương. Hãy gọi: 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng