Ra huyết trắng và đau bụng dưới là hiện tượng sinh lý bình thường, khi chị em gần đến chu kỳ kinh nguyệt và khi hết chu kỳ kinh lượng khí hư sẽ giảm dần, đồng thời cơn đau bụng cũng mất đi. Tuy nhiên, đau bụng dưới ra nhiều khí hư kéo dài, kèm theo đó là những thay đổi bất thường về màu sắc, tính chất, có mùi khó chịu, … thì đây là một dấu hiệu báo hiệu một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan.
Khí hư ra nhiều là do?
Khí hư (vaginal discharge) hay còn gọi là dịch âm đạo, dịch tiết âm đạo, huyết trắng hay dịch tiết sinh lý của phụ nữ sau khi đã dậy thì. Khí hư bình thường có đặc điểm ít, đặc dính, trong hoặc giống hồ nước, trong hoặc màu trắng, không mùi có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo và chống nhiễm trùng.
Khí hư ra nhiều ở một số thời điểm trong chu kỳ như trước ngày rụng trứng hoặc trước khi có kinh nguyệt là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu khí hư ra nhiều liên tục kèm theo những biểu hiện khác thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: nấm âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm âm đạo do trùng roi, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, … chị em không được chủ quan.
Ra huyết trắng và đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi khí hư ra nhiều và bị đau bụng dưới rốn, chị em cần hết sức cẩn thận, vì đây là dấu hiệu báo hiệu tình trạng sức khỏe của chị em. Nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau gây nguy hiểm.
Dấu hiệu tiền kinh nguyệt
Trước kỳ kinh, nhiều chị em có thể bị đau bụng dưới và ra huyết trắng nhiều, khác hẳn những ngày trước đó. Những dấu hiệu này không đáng lo ngại vì sẽ hết sau khi kết thúc hành kinh, sức khỏe lại trở lại bình thường. Nếu gặp phải triệu chứng này chỉ cần chườm ấm, ăn uống tránh đồ cay nóng sẽ giảm được mức độ cơn đau và cảm giác khó chịu.
Ra huyết trắng nhiều và đau bụng dưới do viêm nhiễm phụ khoa gây ra
Khi bị viêm nhiễm tại vùng kín dấu hiệu đặc trưng nhất mà chị em có thể tự nhận biết được đó là huyết trắng/khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi từ trắng xám, xanh hoặc vàng, … Ngoài ra, còn có cảm giác ngứa ngáy âm đạo, đau bụng dưới kèm huyết trắng, đau khi quan hệ và tiểu tiện.
Ung thư buồng trứng
Ngoài những triệu chứng đau bụng dưới và ra khí hư màu trắng nhiều
, đôi khi là vùng thắt lưng và đùi thì chị em còn có cảm giác thường xuyên đầy bụng, tiểu khó, tiểu dắt, cơn đau nặng hơn khi quan hệ, đau ngực, đôi khi buồn nôn và nôn, rối loạn kinh nguyệt.
Ung thư âm đạo, âm hộ
Bệnh này phát triển âm thầm và khi phát hiện đã thì bệnh đã tiến triển khá nặng. Bệnh này không chỉ gây đau bụng dưới ra khí hư ra nhiều bất thường mà còn gây ngứa dai dẳng, đôi khi gây ra chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt.
U xơ tử cung
U xơ tử cung cũng có thể gây ra các triệu chứng đau bụng dưới và ra nhiều khí hư. Cảm giác bụng chằn tức và chứng xảy ra khá thường xuyên. Tùy vị trí của u xơ mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý khác nhau, có thể dùng thuốc để y teo nhỏ, cũng có thể tiêm thuốc ức chế nguồn dinh dưỡng nuôi u hoặc phẫu thuật bóc tách u.
Ung thư cổ tử cung
Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung thường là huyết trắng ra nhiều bất thường và đau bụng dưới, khí hư có mùi hôi, ra máu giữa các chu kỳ kinh, ra máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu giữa thời kỳ mãn kinh, xuất hiện các u sùi loét ở cổ tử cung. Ngoài ra, người bị ung thư cổ tử cung cũng có thể bị các cơn đau bụng dưới “tra tấn”.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị viêm lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường là ra huyết trắng ra nhiều bất thường suốt kỳ kinh và đau bụng dưới, thay đổi màu sắc, tính chất, có thể kèm theo xuất huyết âm đạo (nhất là sau khi quan hệ), đau bụng dưới, đau phần eo dữ dội, có thể kèm theo tiểu rát, tiểu nhiều lần, …
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung ngoài khiến vùng kín ra huyết trắng và đau bụng dưới. Bệnh gây ra khí hư ra nhiều còn có kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như: khí hư dạng mủ, có màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra, chị em mắc bệnh viêm cổ tử cung còn bị đau bụng dưới hoặc đau lưng, cổ tử cung sần sùi và rất dễ chảy máu khi va chạm.
BSCKII Trần Văn Hùng - Nguyên Giảng viên Bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội chỉ ra những ảnh hưởng của khí hư ra nhiều và kéo dài.
Một số điều cần lưu ý khi bị ra huyết trắng và đau bụng dưới
Ra huyết trắng và đau bụng dưới gây ra khá nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của chị em, bệnh khiến chị em mệt mỏi, công việc bị ảnh hưởng. Tình trạng này để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em.
Khi bị ra huyết trắng và đau bụng dưới bên cạnh việc thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên vệ sinh bằng sản phẩm chứa Nano bạc, pH=(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh giúp diệt khuẩn, kháng viêm, làm khô thoáng âm đạo, cân bằng môi trường pH âm đạo tự nhiên và khử mùi hôi.
Kết hợp với việc sử dụng thêm sản phẩm dạng viêm uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi, tránh tình ra khí hư bất thường và đau bụng dưới. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình điều trị và cả khi đã khỏi bệnh:
- Trong thời gian điều trị, chị em cần tránh quan hệ tình dục để tránh làm bệnh nặng hơn. Nếu có quan hệ thì nên sử dụng bao cao su để tránh bị viêm nhiễm ngược về sau.
- Massage vùng bụng bằng cách chườm nóng, uống nước gừng ấm, … giúp cho vùng bụng ấm lên, máu lưu thông dễ dàng do đó sẽ giảm được tình trạng đau bụng.
- Cần hạn chế sử dụng nhiều đường, vì sử dụng đường sẽ làm lượng huyết trắng tăng lên.
- Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chiêm qua dầu mỡ, cay nóng.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như ổi, lựu, cam, quýt, … các loại hoa quả này có nhiều dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho chị em đang gặp phải tình trạng huyết trắng.
- Luyện tập thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cơ thể và ngủ nghĩ hợp lý.
Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng ra huyết trắng và đau bụng dưới
Đau bụng dưới tăng dần và ra huyết trắng nhiều là bệnh gì và điều trị thế nào?
Xuất hiện huyết trắng kèm đau bụng dưới dữ dội thì cần phải đến ngày cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định rõ mức độ nguy hiểm trong trường hợp này có khả năng chị em đang gặp phải những vấn đề viêm nhiễm phụ khoa như:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Biểu hiện ra nhiều huyết trắng bất thường suốt thai kỳ, thay đổi màu sắc, tính chất, có thể kèm theo xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới, đau phần eo dữ dội, có thể kèm theo tiểu rát, tiểu nhiều lần.
- Viêm âm đạo: Biểu hiện huyết trắng ra nhiều bất thường, vùng kín ngứa ngáy, sưng đỏ, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, tiểu buốt, tiểu rát, …Viêm âm đạo thường có nhiều dạng khác nhau, tùy theo tác nhân gây viêm như viêm âm đạo do nấm, do tạp khuẩn hoặc do vi khuẩn, …
- Viêm cổ tử cung: Đau bụng dưới và ra nhiều huyết trắng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung – tình trạng lớp niêm mạc trên cổ tử cung bị vi khuẩn, virut, … tấn công gây nên viêm nhiễm. Những cơn đau bụng dưới có thể âm ỉ hoặc đôi khi dữ dội.
- Ung thư cổ tử cung: Những dấu hiệu sớm nhận biết ung thư cổ tử cung thường là huyết trắng ra nhiều bất thường, có mùi hôi, ra máu giữa các chu kỳ kinh, ra máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu giữa thời kỳ mãn kinh, xuất hiện các u sùi loét ở cổ tử cung.
Với cấp độ nguy hiểm tăng dần khi hiện tượng ra nhiều huyết trắng kèm theo đau bụng dưới như trên nếu không được chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Do vậy, để hạn chế tối đa nguy hiểm và tránh mắc phải sai lầm khi xử trí các chuyên gia sản phụ khoa khuyên các chị em nên tìm cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp điều trị tây y cùng với viên uống thảo dược đông y để trị các bệnh phụ khoa gây hiện tượng ra nhiều huyết trắng kèm đau bụng dưới tăng dần.
Ra huyết trắng nhiều, đau bụng dưới, nhanh đói, buồn nôn có phải là mang thai?
Câu hỏi: Sau khi có kinh 12 ngày sau em đã quan hệ tình dục. Trong lúc quan hệ em có mang bao cao su, nhưng không biết sau khi quan hệ bao có bị làm sao không. Hơn hai ngày sau mới uống 1 viên ngừa thai khẩn cấp. Mấy hôm nay em thấy âm đạo ra nhiều huyết trắng, đau bụng dưới, nhanh đói, hơi muốn nôn, đau thắt lưng, căng ngực. Em nghe mọi người nói là sẽ cảm thấy đau buồn nôn, bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai. Bác sĩ cho em hỏi là em có bầu không ạ?. (Thu Yến – Tp. Quảng Ngãi)
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn!
Nếu bạn chưa chậm kinh thì chưa thể xác định được có thai hay không ? Nếu chu kỳ kinh của bạn 30 ngày thì phải đợi thêm 1 tuần nữa Nếu khi đó có chậm kinh + thử que thử thai thấy 2 vạch thì mới mang thai. Hoặc bạn làm xét nghiệm định lượng Beta Hcg, nếu có trong máu là có thai, không là không có thai. Bạn hãy chờ đợi nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị đau bụng dưới và ra dịch trắng đục là biểu hiện của bệnh gì?
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi mới lập gia đình được 1 năm. Em bị ra huyết trắng và đã đến khám ở bệnh viện và được biết là mình bị viêm cổ tử cung, em đã chữa trị mà không khỏi vẫn bị đau bụng dưới và ra huyết trắng nhiều và đặc màu đục trắng, khi rửa âm đạo em thụt sâu vào trong âm đạo thì thấy có nhiều huyết trắng và giờ em rất lo không biết phải làm sao. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Quỳnh Hương – Đồng Tháp)
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn!
Theo mô tả của bạn thì bạn đang bị viêm cổ tử cung và chắc chắn có cả viêm âm đạo nữa. Bạn đã chữa trị tại bệnh viện nhưng chưa khỏi, thì lần đi khám tiếp theo bạn có thể đề nghị bác sĩ khám cho bạn cho chỉ định làm thêm xét nghiệm là soi tươi dịch âm đạo nhé, để tìm các loại vi khuẩn gây bệnh cho bạn (tìm nấm, trùng roi, tạp khuẩn …).
Sau khi có kết quả xét nghiệm rồi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp như vậy chữa trị mới hiệu quả được. Ngoài ra nếu có đặt thuốc âm đạo bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín nhé, tại đó bạn sẽ được làm sạch âm đạo, sau đó nhân viên y tế đặt thuốc mới hiệu quả cao.
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!
Bị ra nhiều huyết trắng, đau bụng dưới âm ỉ là có thai hay bệnh gì?
Câu hỏi: Chào bán sĩ. Mấy ngày gần đây âm đạo của em ra nhiều huyết trắng, có ngứa. Em đã mua dung dịch vệ sinh rửa và hết được 3 ngày thì có lại nhưng em không bị ngứa hay quan hệ bị rát như trước. Vợ chồng em quan hệ thường cho tinh trùng ra ngoài. Em bị trễ kinh 2 tuần và dùng que thử thai buổi sáng nhưng có 1 vạch hồng. Bình thường kinh nguyệt của em rất đều. Hiện tại thì em vẫn thấy ra huyết trắng và đau bụng dưới âm ỉ, em rất hoang mang, lo lắng, có phải em mang thai hay bị bệnh gì không ạ?. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Hương Giang – Đà Nẵng).
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn,
Để biết mình có thai hay không, trước tiên bạn cần biết một số dấu hiệu của mang thai ngoài việc chậm kinh:
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau lưng.
- Khó thở, tăng thân nhiệt.
- Ngực thay đổi.
- Rối loạn thần kinh, nội tiết.
- Rối loạn tiểu tiện.
- Tăng tiết dịch cổ tử cung.
- Chất nhầy cổ tử cung đặc lại.
Bạn bị chậm kinh đã 2 tuần có kèm theo ra huyết trắng nhiều có khả năng là bạn có thai. Hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ có thể là do trứng đang làm tổ trong tử cung. Quá trình làm tổ này sẽ gây nên hiện tượng đau bụng râm ran. Tình trạng đau râm ran này sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng đầu. Bạn nên mua que thử thai về thử lại hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu β-hCG (xét nghiệm định lượng nội tiết thai trong máu) để có kết quả chính xác nhất.
Nếu không phải lí do có thai thì có thể do bạn bị viêm nhiễm âm đạo. Viêm nhiễm âm đạo cũng gây ra hiện tượng huyết trắng nhiều, chậm kinh. Trong tình huống này bạn cần đi khám phụ khoa để được các bác sĩ kê đơn thuốc và điều trị.
Kết hợp với việc điều trị theo đơn bác sĩ, bạn cũng nên sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần: Immune Gamma, các thảo dược thiên nhiên Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo, hiện tượng ra nhiều huyết trắng, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể, cân bằng môi trường pH trong âm đạo từ đó giúp bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát hoặc biến chứng.
Đồng thời, bạn cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm bằng việc sử dụng sản phẩm có chứa những thành phần: Nano bạc, pH=(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh giúp diệt khuẩn, kháng viêm, làm khô thoáng âm đạo, cân bằng môi trường pH âm đạo sinh lý, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bài viết liên quan:
>> Bị đau bụng dưới và ra máu màu nâu, đen
>> Đau bụng dưới bên phải - Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
>> Đau bụng dưới bên trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng ra huyết trắng và đau bụng dưới cũng như cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: