Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là hiện tượng bất thường báo hiệu các bệnh nguy hiểm cho cơ thể như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, ung thư bàng quang,... Vậy nên bạn cần phát hiện sớm nguyên nhân gây ra bệnh là gì để có phương pháp điều trị kịp thời để chữa trị sớm, nhằm làm giảm tối đa một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng dưới khi đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của các bệnh thường có sự liên quan mật thiết đến đường tiết niệu, bệnh về thận hay các bệnh viêm nhiễm. Dưới đây là một số bệnh mà người bệnh có biểu hiện tiểu buốt đau bụng dưới.
Đi tiểu đau bụng dưới là dấu hiệu của Viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường do các loại vi khuẩn Gram (-) chiếm tới 90%, còn lại khoảng 10% là do các loại vi khuẩn Gram (+) gây ra. Trong đó thường gặp nhất là các loại vi khuẩn như: Vi khuẩn Escherichia coli (chiếm khoảng 70 - 80%), Vi khuẩn Proteus mirabilis (chiếm khoảng 10-15%), Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ( chiếm khoảng 1 – 2%), …
Khi bị viêm bàng quang người bệnh có biểu hiện rõ nhất là đi tiểu nhiều lần và đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải, nước tiểu có màu đục, có mùi hôi, có thể bị sốt đến 38 độ C, mất nước, mệt mỏi, …
Đi tiểu xong bị đau bụng dưới là biểu hiện của Ung thư bàng quang
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang, một bệnh gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ung thư bàng quang thường có những biểu hiện điển hình giúp chị em dễ nhận biết như sau: Nước tiểu màu hồng, cam hoặc đỏ sẫm, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, bàn chân sưng, đau nhức, …
Ung thư vùng ngoài bàng quang gây ra đau bụng dưới đi tiểu nhiều
Ung thư vùng ngoài bàng quang thường gây chèn ép và kích thích bàng quang gây nên chứng đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần. Để phát hiện bệnh có thể sử dụng phương pháp chụp X quanh hoặc chụp CT (chụp cắt lớp) hay MRI (cộng hưởng từ) cho hình ảnh chi tiết hơn và có thể làm hiển thị được các hạch bạch huyết lân cận.
Bệnh viêm niệu đạo làm cho đi tiểu bị đau bụng dưới
Bệnh viêm niệu đạo thường gây ra đau đớn khi đi tiểu, đồng thời kích thích đi tiểu nhiều hơn. Hầu hết các trường hợp bị viêm niệu đạo là kết quả của việc nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virut. Phổ biến nhất vẫn là vi khuẩn, loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng bàng quang và thận.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), vi khuẩn liên quan đến viêm niệu đạo gồm: Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium. Bên cạnh đó, tác nhân sinh học như vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamyadida, kí sinh trùng Trichomonas cũng có thể gây viêm niệu đạo.
Hẹp niệu đạo gây ra đau bụng dưới và đi tiểu buốt
Hẹp niệu đạo hay còn gọi là co thắt niệu đạo xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là do các tác động từ bên ngoài như va đập dẫn đến chấn thương, phẫu thuật hay xạ trị khi điều trị những bệnh khác. Ngoài ra, do xuất hiện khối u gần vị trí đường niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu mà không được điều trị hoặc tái phát liên tục, … Đây chính là những tác nhân gây đi tiểu buốt và đau bụng dưới.
Đau bụng dưới tiểu buốt là dấu hiệu của bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý gây đau bụng dưới khi đi tiểu. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu là do vi khuẩn Escherichia (E.coli).
Chính những vi khuẩn này sẽ tấn công đường tiết niệu, gây tổn thương niêm mạc, phá hủy tế bào. Điều này dẫn đến viêm cấp ở đường tiết niệu, khiến bàng quang bị kích thích gây ra hiện tượng đi tiểu buốt, rát, đau bụng dưới bên phải.
Sỏi đường tiết niệu gây ra tiểu buốt đau bụng dưới
Khi gặp biểu hiện tiểu rắt, nhiều lần nhiều người nghĩ thận yếu đi tiểu nhiều nhưng khi đi tiểu liên tục đau bụng dưới bên trái, phải thì có thể là nguyên nhân do sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống và chỉ được phát hiện khi những cơn đau quặn xuất hiện.
Người bệnh có cảm giác đau đột ngột, đau dữ dội ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng hạ vị đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục, kèm theo các triệu chứng rối loạn tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu nhiều lần.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) gây ra tiểu buốt ra máu đau bụng dưới
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhưng hầu hết bệnh sẽ thường xảy ra ở vùng dưới đường tiết niệu, trên niệu đạo và bàng quang.
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện bệnh mà các triệu chứng cũng như dấu hiệu của bệnh cũng sẽ khác nhau, trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng tiết niệu ở vùng trên niệu đạo và bàng quang thì các triệu chứng phổ biến của nó sẽ gồm: Đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, … Bệnh gây ra đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái hoặc bên phải, tùy vào tình trạng bệnh có liên quan đến thận trái hay phải
Đau bụng dưới khi đi tiểu là dấu hiệu của bệnh Sỏi thận
Hầu hết những người mắc bệnh sỏi thận chỉ nhận biết bệnh qua các dấu hiệu như đau bụng dưới khi đi tiểu thông qua chụp X quang, siêu âm. Nên thay đổi tư thế hoặc cử động các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng eo, có thể đi kèm với chứng rối loạn đường tiểu, khó chịu, mệt mỏi, …
Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính của biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn các bộ phận khác của cơ thể.
Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung do nguyên nhân từ nhiễm nhóm virut Human Papillomavirus (HPV). Đây là một nhóm gồm 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường tình dục.
Khi bị nhiễm HPV hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích hoạt đông để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, bị nhiễm HPV cao thì có khả năng ung thư rất cao. Vì vậy, ung thư cổ tử cung chính là tác nhân gây đau bụng dưới bên trái đi tiểu buốt, chị em nên đi khám sớm, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh lậu gây ra tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ
Lậu căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể lây lan quan đường tình dục hoặc tiếp xúc không an toàn. Ngoài biểu hiện đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần, người bệnh còn cảm thất đau rát khi quan hệ, thường xuyên đi tiểu ra mủ hoặc ra máu.
Tất cả những bệnh lý kể trên đều là những bệnh dễ gặp, nhất là những bệnh này không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì thế, khi có biểu hiện đau bụng dưới bên trái và đi tiểu nhiều chị em cần phải cảnh giác, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ ngay và điều trị bệnh kịp thời.
Cần làm sao khi bị đi tiểu buốt và đau bụng dưới?
Khi gặp phải tình trạng đái buốt kèm theo đau bụng dưới, tốt nhất, chị em nên đi khám để biết được chính xác nguyên nhân là do đâu để được điều trị sớm, tích cực.
Nếu là đái buốt kèm theo đau bụng dưới do các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa, khi điều trị, chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh, giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, nhất là trong thời giản dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt cùng với các vi khuẩn có hại.
Do đó, trong quá trình điều trị, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên sử dụng thêm sản phẩm dạng viêm uống chứa các thành phần Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá giúp hỗ trợ chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm và tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Cùng với sự kết hợp điều trị như vậy, quá trình điều trị sẽ được rút ngắn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín của mình mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Chị em nên chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phù hợp, nên chứa các thành phần như Nano bạc, pH=(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh. Sản phẩm giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi mà vẫn duy trì được môi trường PH âm đạo sinh lý.
Các biện pháp phòng và điều trị đi tiểu buốt và đau bụng dưới dai dẳng
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là sau khi đi tiểu.
- Tránh sử dụng những sản phẩm thụt rửa, thuốc xịt, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo.
- Không được nhịn tiểu trong thời gian quá lâu. Khi buồn tiểu phải đi ngay.
- Không nên ăn những đồ cay nóng hay những thức ăn có nhiều dầu mỡ.
- Không nên quan hệ tình dục khi đang bị bệnh.
- Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo âu quá mức.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, cung cấp đủ 2 lít nước.
- Ăn nhiều hòa quả chứa vitamin C như bưởi, quýt, cam để cải thiện hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bị vật thể lạ xâm nhập.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ, tuân thủ các quy chuẩn điều trị của những bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý trị hoặc tự biến đổi liệu trình chữa bệnh.
Bài viết liên quan:
>> Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường?
>> [Top 21] Cách chữa đau bụng dưới hiệu quả cho các chị em!
>> “Giải mã” nguyên nhân cơn đau bụng dưới thúc xuống hậu môn!
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới và điều trị viêm nhiễm phụ khoa sao cho hiệu quả nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: