Đau bụng dưới bên phải là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nữ giới thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau. Đây có thể là hiện tượng đau bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này không chỉ gây phiền toái, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết này nhé!
1. Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?
Đau bụng dưới bên phải là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nữ giới thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành, người trung niên và người cao tuổi. Đây có thể là hiện tượng đau bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều bệnh lý khác nhau. Có thể kể đến như đau viêm ruột thừa, viêm bàng quang, viêm đại tràng, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung,...Điều này không chỉ gây phiền toái, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
2. Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ
Đau ruột thừa
Đau bụng dưới bên phải không loại trừ khả năng chị em bị đau ruột thừa. Những cơn đau âm ỉ và tăng dần kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn, biếng ăn thì chị em nên đến bệnh viện khám ngay. Nếu để lâu, cơn đau càng nhiều có thể thủng ruột và tử vong.
Viêm đại tràng
Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới cũng có thể gặp trong bệnh lý viêm đại tràng (vùng manh tràng và đại tràng lên), kèm theo đau bụng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Ngoài ra, có rất nhiều bệnh khác cũng có thể biểu hiện như đau bụng dưới bên phải như lồng ruột, tắc ruột, viêm tụy. Thậm chí đau bụng còn là triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.
Chửa ngoài dạ con
Mang thai ngoài dạ con cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên phải âm ỉ. Vì lúc này, phôi thai hình thành ngoài tử cung sẽ có biểu hiện đau ở vùng chậu bên phải kèm theo chuột rút, buồn nôn, chóng mặt thậm chí chảy máu vùng âm đạo. Nếu để càng lâu thì càng nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này không nên lơ là với sức khỏe và nên đi khám để có giải pháp tốt.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản gây ra các triệu chứng như đau tức bụng dưới bên phải, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, …
Sỏi thận
Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang, nó sẽ gây ra những cơn đau bụng dưới rốn bên phải. Khi đi tiểu nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.
Viêm bàng quang kẽ (IC)
Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị viêm bàng quang kẽ (IC) nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. Đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình.
Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng dưới bên phải gần xương chậu, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau tức bụng dưới bên phải khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu. Trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.
U nang buồng trứng
Khi bị u nang buồng trứng thì khối u lành tính hoặc ác tính sẽ hình thành ở buồng trứng bên phải. Do đó, đau bụng dưới phía bên phải rất có nguy cơ u nang buồng trứng. Nếu để lâu các khối u to lên sẽ và chèn ép các cơ quan khác gần đó làm cơn đau ngày càng tăng. Sức khỏe chị em từ đó cũng suy kiệt dần khi phải chống chọi với những cơ đau vùng chậu. Chị em sẽ phải đi tiểu nhiều lần vì bàng quang bị chèm ép.
U xơ tử cung
Chị em nếu thấy triệu chứng nhói đau bụng dưới bên phải kèm theo kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ, … hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán, vì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh u xơ tử cung.
Lạc nội mạc tử cung
Ở một số chị em, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.
3. Cần làm gì để điều trị đau bụng dưới bên phải
Khi gặp các triệu chứng đau bụng dưới bên phải chị em không được chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu bất thường của cơ thể và có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản.
Theo Bác sĩ Bùi Thị Lan – Bác sĩ chuyên khoa sản – Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội, khi có các dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm, khí hư ra bất thường, đau bụng dưới, đau lưng, chị em cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng trường hợp.
Bởi có những trường hợp phải dùng kháng sinh toàn thân bằng cách tiêm, truyền, uống, hoặc kháng sinh tại chỗ như đặt thuốc âm đạo. Khi điều trị đau bụng dưới bên phải bằng kháng sinh do bệnh phụ khoa, chị em nên dùng kèm theo sản phẩm có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây kí ninh, Diếp cá có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nấm, trực khuẩn, cầu khuẩn, giúp cân bằng môi trường pH âm đạo. Tìm hiểu viên uống trên tại đây
Ngoài ra, chị em nên kết hợp vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm có chứa pH =(4-6), Nano bạc, tinh chất chè xanh, tinh dầu bạc hà để tiêu diệt vi khuẩn, cân bằng môi trường pH âm đạo, cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa các tác nhận gây bệnh như nấm, trực khuẩn, cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Lời khuyên Bác sĩ Bùi Thị Lan – Bác sĩ chuyên khoa sản – Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội khi chị em có các biểu hiện viêm nhiễm, khí hư ra bất thường, đau bụng dưới, đau lưng.
4. Lưu ý đơn giản giúp phòng tránh đau bụng dưới bên phải
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động nhiều, làm các công việc nặng nhọc.
- Giữ ấm cơ thể.
- Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn nên đủ sắt, canxi, vitamin, khoáng chất, axit folic, …tránh uống café, rượu bia vì sẽ làm cơn đau kéo dài.
- Tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng cơ thể.
- Lựa chọn quần lót bằng chất liệu cotton khô thoáng để hạn chế tối đa sự tấn công của các loại vi khuẩn nấm gây bệnh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần để phòng tránh các bệnh cho bản thân.
Để phòng ngừa bệnh, phát hiện biểu hiện không bình thường kịp thời thì đòi hỏi chúng ta tuân thủ theo nguyên tắc trị định kì 6 tháng/ lần. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao thật hợp lý để bảo vệ tình huống sức khỏe tốt nhất.
>> Bài viết liên quan:
Hãy gọi: 1900.1259 – 02439.930899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí trực tiếp chi tiết hơn về tình trạng đau bụng dưới bên phải.
Có 1 bình luận: