Tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ giới tố cáo nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em. Tùy từng người, từng loại bệnh mà chị em bị đau bụng dưới rốn ở giữa, bên trái hay bên phải. Vì vậy khi bị đau bụng dưới rốn chị em không nên chủ quan mà cần phải đi khám ngay để có cách điều trị kịp thời.
1. Đau bụng dưới rốn là bệnh gì?
Đau bụng dưới rốn là biểu hiện của rất nhiều bệnh ở một số bộ phận nằm ở khu vực này như đại tràng, manh tràng, ruột thừa, ruột non, tụy, thận, bàng quang, niệu quản, tử cung, buồng trứng, …Mức độ đau sẽ khác nhau ở mỗi người và tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh.
2. 17 nguyên nhân và triệu chứng gây đau bụng dưới rốn ở nữ giới
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Đau tức bụng dưới rốn, mệt mỏi, mất ngủ, mặt nổi mụn, ngực căng tức, khó chịu … là những biểu hiện phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.
Cổ tử cung bị co bóp
Cổ tử cung bị co bóp sẽ gây ra đau bụng dưới rốn từng cơn. Mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo ẩn trú cho phôi thai hình thành. Do đó, trong những ngày đầu có kinh, hầu hết các chị em đều phải đối mặt với những cơn đau bụng dưới rốn ở giữa vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Dấu hiệu rụng trứng
Những cơn đau nhói ở bụng vào thời kỳ rụng trứng xảy ra với rất nhiều phụ nữ. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các cơn đau.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng và cả tử cung. Viêm vùng chậu là bệnh khá phổ biến và nguy hiểm với các triệu chứng nhận biết như đau bụng dưới rốn có thể là bên trái hoặc bên phải, sốt cao hoặc sốt nhẹ, dịch tiết âm đạo bất thường có thể hôi, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới rốn và buồn nôn, chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Viêm vòi trứng
Những cơn đau bụng dưới âm ỉ, kèm theo cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vời trứng. Bệnh thường do nhiều bệnh viêm nhiễm và vi khuẩn gây ra. Và cũng giống như tình trạng viêm nhiễm khác, viêm ống dẫn trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tắc ống dẫn trứng và gây vô sinh.
U xơ tử cung
U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung, nhưng đây không phải là ung thư. U xơ tử cung thường xảy ra ở chị em trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai, có thể ảnh hưởng trong quá trình mang thai.
Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Song không phải lúc nào u xơ tử cung cũng cần đến can thiệp phẩu thuật loại bỏ khối u nếu chúng không gây các biến chứng và rối loạn trên cơ thể bệnh nhân.
U nang buồng trứng
Một u nang buồng trứng thường là vô hại nếu u này hoàn toàn lành tính và không tác động đến sức khỏe cung như sinh hoạt của bệnh nhân nhưng nếu u nang càng lớn, gây đau vùng chậu dưới, tăng cân và đi tiểu thường xuyên thì cần phải đi khám ngay.
U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm vùng bụng tổng quát.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận. Nhiễm trùng tiết niệu gây ra các biến chứng như đau bụng dưới rốn bên trái, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu.
Nhiễm trùng tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi lấy lan đến thận nó có thể gây tổn thương vĩnh viễm, mạn tính. Các dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm sốt cao, buồn nôn, nôn và đau bụng ở một bên ở vùng bụng dưới.
Nhiễm trùng tiết niệu thường hay tái phát đi tái phát lại và dẫn đến nhiễm trùng mạn tính, nhất là các bệnh lý kèm theo, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ tình dục bất thường, các dấu hiệu dị dạng ở cơ quan sinh dục, tiết niệu, hay dùng thuốc và nước rửa vệ sinh vừa bãi không hợp lý làm mất đi hệ vi khuẩn tốt ở tại chỗ.
Lạc nội mạc tử cung
Đau bụng dưới rốn ở giữa có thể do bệnh lạc nội mạc tử cung – tình trạng nội mạc tử cung của người phụ nữ phát triển lan ra bên ngoài tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, …
Lạc nội mạc tử cung phát triển bất thường khiến cho phụ nữ bị đau đớn kho cơ thể hành kinh và đây là căn nguyên có thể dẫn đến không thể mang thai ở nhiều phụ nữ do rối loạn nội tiết tố.
Viêm ruột thừa
Đau bụng dưới rốn từng cơn cũng là nguyên nhân do viêm ruột thừa. Bệnh thường gây đau bụng dưới rốn bên phải nhưng khi ruột thừa nằm ở vị trí bất thường do quá trình xoay ruột thừa thì phôi thai, ruột thừa có thể nằm ở vùng hạ vị, gây đau bụng kèm các triệu chứng sốt, nôn ói, tiêu chảy.
Nguyên nhân đau bụng dưới rốn là do viêm bàng quang
Hiện tượng đau bụng dưới rốn do nguyên nhân viêm bàng quang gây ra và có biểu hiện nóng rát, khó chịu ở vùng bụng dưới khi đi tiểu. Viêm bàng quang thường gặp ở những trường hợp chị em bị nhiễm trùng đường tiểu và có thể gây sốt.
Sảy thai
Sự chết của bào thai trước 20 tuần gọi là sảy thai và nó có thể gây đau vùng hạ vị ở phụ nữ. Triệu chứng thường gặp là đau quặn bụng, đau lưng, xuất huyết âm đạo, tiết dịch bất thường, hoặc có mầu mô bất thường tống xuất ra khỏi âm đạo. Bị đau tức bụng dưới rốn khi mang thai có thể nghi ngờ là sảy thai.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Đa nang buồng trứng do rối loạn hormone sinh dục nữ ở trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng thường thấy khi bị hội chứng buồng trứng đa nang như đau bụng dưới rốn, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh và sự phát triển quá mức của râu và tóc.
Viêm túi ruột thừa
Túi ruột thừa bị viêm gây đau ở phía bên trái của vùng bụng dưới. Đau cũng có thể liên quan đến những cảm giác không thoải mái như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, sốt và trong một số trường hợp tiêu chảy.
Hôi chứng kích thích ruột (IBS)
Hội chứng kích thích ruột (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính gây ra các cơn đau bụng dưới rốn, chuột rút, đầy hơi, tiểu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống trong tình trạng căng thẳng.
3. Cách phòng và điều trị đau bụng dưới rốn
Dù đau bụng dưới rốn bên trái, bên phải thì nó cũng gây ra những cơn đau khác nhau do nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Mức độ đau có thể là từng cơn hoặc liên tục. Để phòng tình trạng này và hạn chế các bệnh liên quan chị em cần lưu ý tuân thủ một số điều sau đây:
- Chế độ ăn uống khoa học hợp lý, thường xuyên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Tránh ăn các thức ăn cay nóng, đồ chiên xào, hạn chế rượu bia, café, thuốc lá, …
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đủ giờ đủ giấc, không thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe bằng các bộ môn như yoga, đạp xe, bơi lội
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có cách sử lý kịp thời.
- Điều trị bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều và theo đơn không tự ý dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng đau bụng dưới rốn từng cơn có thể do những bệnh lý nguy hiểm gây nên. Do đó chị em không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu đau bụng nào. Khi thấy dấu hiệu bất thường, tốt nhất, chị em nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tìm ra nguyên nhân một cách chính xác cũng như có phác đồ điều trị hợp lý. Đau bụng dưới rốn ở nữ giới do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời.
Trong hợp đau bụng dưới rốn do các viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý phụ khoa, bên cạnh đơn thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chị em cần bổ sung thêm viêm uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ Hoàng cung, Hoàng bá, Khổ Sâm, Diếp cá, Dây ký ninh giúp làm lành nhanh tổn thương, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm và tránh bệnh chuyển sang mãn tính, dai dẳng hoặc gây biến chứng.
Ngoài ra, hàng ngày chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng sản phẩm có chứa pH=(4-6), Nano bạc tiên tiến, tinh chất bạc hà, chè xanh, để giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi và duy trì pH cân bằng cho vùng kín.
Bài viết liên quan:
>> [Top 21] Cách chữa đau bụng dưới hiệu quả cho các chị em!
>> Đau bụng dưới bên phải - Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
>> Đau bụng dưới bên trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia chia sẻ kĩ hơn về tình trạng đau bụng dưới rốn và cách điều trị hiệu quả nhé.
Có 0 bình luận: