Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

ID: 1891   Ngày đăng:
Lượt đọc: 80444

Đau bụng dưới kèm đau lưng là một trong biểu hiện bất thường hay gặp ở nữ giới. Dấu hiệu hiện này có khi chỉ là biểu hiện bình thường của phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng trong một số trường hợp đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm cần phải đến ngay cơ sở y tế uy tín khám gấp.

Mục lục [ Hiện ]

1. 11 bệnh khiến chị em bị đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng

Hiện tượng đau bụng dưới thường gặp ở nữ giới, có khi những cơn đau xuất hiện vài giờ hoặc kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp đau bụng dưới kèm đau lưng, khiến nhiều chị em mệt mỏi, lo lắng. Khi gặp phải những dấu hiệu này có thể chị em đang gặp phải một số bệnh sau:

1.1. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu thường xảy ra đối với những chị em đã sinh nở, đặc biệt là đối với những chị em đã từng đặt vòng.

Đặt vòng tránh thai là biện pháp phổ biến tiện dụng nhưng nếu không cẩn thận cũng sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng, viêm vùng chậu chỉ là 1 trong những hệ quả có thể gây đau bụng dưới, đau lưng, đau 2 bên hông và đau háng. Hơn nữa, cùng với đó là dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, dịch tiết âm đạo nhiều và có mùi hôi khó chịu,…. Tìm hiểu thêm chủ đề "Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới: Biến chứng nguy hiểm" để có thêm kiến thức đỡ bị nhiều hệ lụy sau này.

1.2. Chuẩn bị đến thời kỳ kinh nguyệt

Đa số chị em thường đau bụng dưới kèm đau lưng, mỏi hay nhức lưng do đến kỳ kinh nguyệt

Đa số chị em thường đau bụng dưới kèm đau lưng, mỏi hay nhức lưng do đến kỳ kinh nguyệt nên gây đau. Trong trường hợp này thì không có gì đáng lo ngại, vì đây là dấu hiệu bình thường.

Tuy nhiên, có nhiều người bị đau bụng dưới và đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt đến mức không thể sinh hoạt. Đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt là do mệt mỏi, mất cân bằng hormone, cũng có thể do di truyền. Tuy nhiên, khi nằm nghỉ ngơi thì chứng đau bụng sẽ giảm bớt.

Chưa kể đến việc nhiều chị em sau khi sạch kinh vẫn bị đau bụng dưới nhưng lại không biết nguyên nhân. Hãy cùng tìm hiểu xem "Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường?" để biết chi tiết hơn về vấn đề này.

1.3. Mang thai ngoài tử cung

Có thai ngoài dạ con hay mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến những triệu chứng đau bụng dưới kèm đau lưng. Lý do là vì lúc này vòi trứng bị giãn ra quá mức, làm cho vùng dưới của phụ nữ phải chịu cơn đau âm ỉ kéo dài. Các cơn đau không có chiều hướng thuyên giảm mà ngày một tăng lên và dữ dội hơn. 

1.4. Sỏi thận

Khi bị sỏi thận sẽ có những biểu hiện như đau bụng dưới kèm đau lưng, mỏi hông. Đau lưng là dấu hiệu cho thấy chị em đã bị bệnh sỏi thận, những viêm sỏi được hình thành từ hỗn hợp muối cùng với các khoáng chất ở trong nước tiểu, đã di chuyển từ thận xuống đến bàng quang khiến cho người bệnh đau nhức, mệt mỏi cũng như rất khó chịu.

1.5. U nang buồng trứng

Đau lưng và đau bụng dưới chính là do u nang buồng trứng, cùng với những biểu hiện bất thường như viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện từng cơn đau một hay những cơn đau liên tục, sẽ gây đau tức vùng bụng, khiến cho chị em có cảm giác vùng bụng bị chướng, cũng như sẽ cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

1.6. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là bệnh lý viêm nhiễm thường gặp diễn ra ở ống cổ tử cung do có xâm nhập của nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khi mắc bệnh thường có một số triệu chứng cụ thể như cảm giác đau bụng dưới lan ra sau lưng khiến nữ giới không thoải mái, hình thành tâm lý e ngại, giảm ham muốn quan hệ tình dục.

1.7. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo gây ra đau bụng dưới lan ra sau lưng

Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến, bất cứ chị em nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này một lần trong đời. Có thể vì chủ quan hoặc thiếu thông tin kiến thức mà nhiều chị em không biết mình mắc bệnh viêm âm đạo. Từ đó tạo điều kiện cho bệnh chuyển biến nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nặng hơn là tước đi khả năng làm mẹ của nhiều phụ nữ.

1.8. Viêm vùng tiểu khung gây ra

Vùng tiểu khung là phần trên của đường sinh sản, khi viêm vùng tiểu khung thì thường gắn với nhiễm khuẩn. Biểu hiện của viêm tiểu khung là đau bụng dưới và đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, đái buốt, dịch xuất tiết ở âm đạo nhiều và có mùi hôi, mỏi mệt, tiêu chảy, nôn và có các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân khác.

1.9. Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng gây ra đau bụng đau nhức lưng

Bệnh thoái hóa cột sống lưng không những gây lưng mà còn khiến cho người bệnh bị đau bụng dưới. Đây là một bệnh về xương khớp rất phổ biến hay xảy ra với những phụ nữ trong độ tuổi khoảng 35 tuổi trở lên. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi mà những đốt sống, giảm khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là bị liệt.

1.10. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng lồi, nhân nhầy đĩa đệm giảm gây khô khớp, cứng khớp cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau lưng kèm đau bụng dưới. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một trong 2 biến thể thoát vị đĩa đệm nguy hiểm nhất cùng với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

1.11. Gai cột sống lưng

Gai cột sống thường xảy ra ở những chị em trong độ tuổi trung niên hoặc cao hơn. Bệnh gai cột sống hình thành do quá trình thoái hóa ở cột sống và các mỏm xương “mọc” ở 2 bên thân và bên ngoài của cột sống gây nên.

Bệnh gai cột sống thắt lưng gây ra những cơ đau lưng ê buốt dữ dội mỗi khi di chuyển cửa động hoặc thực hiện một số công việc gì đó. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý nếu thấy biểu hiện đau lưng đột ngột cần đi thăm khám bác sĩ ngay.

2. Lời khuyên của bác sĩ khi có hiện tượng đau bụng dưới kèm đau lưng

Khi thấy mình có các triệu chứng đau bụng dưới kèm đau lưng hay đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng xảy ra thường xuyên, chị em không được xem thường cũng như chủ quan.

Bởi đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp kịp thời.

Có thể nó dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải một căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, “thiên chức làm mẹ”.

Bác sĩ Bùi Thị Lan – Bác sĩ chuyên khoa sản – Trung tâm bác sỹ gia đình Hà Nội khuyên chị em, khi có biểu hiện viêm nhiễm, khí hư ra bất thường, đau bụng, đau lưng nên đi khám sớm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, phù hợp với từng trường hợp.

Có những trường hợp dùng kháng sinh toàn thân bằng cách tiêm, truyền, hoặc uống, hay kháng sinh tại chỗ đó là đặt thuốc âm đạo. Chị em cần nhớ muốn khỏi tận gốc và triệt để không tái phát nên kết hợp sử dụng sản phẩm dạng thực phẩm chức năng dùng được lâu dài chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa có chứa các loại thảo dược Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như nấm, cầu khuẩn, trực khuẩn mà không tiêu diệt các lợi khuẩn, làm lành nhanh tổn thương do viêm, cân bằng môi trường pH âm đạo, tăng cường sức đề kháng cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại và biến chứng.

Ngoài ra, chị em nên kết hợp vệ sinh vùng kín của mình bằng sản phẩm có độ pH=(4-6), có Nano bạc, có tinh chất chè xanh, bạc hà. Sản phẩm giúp tiêu diệt các vi khuẩn, cân bằng môi trường pH âm đạo, cân bằng hệ vi sinh âm đạo, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh nấm, cầu khuẩn, trực khuẩn, xâm nhập vào cơ thể.

3. Cách phòng ngừa đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng hiệu quả

  • Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, thức khuya.
  • Khi bị đau bụng và đau lưng, cách giảm đau nhanh nhất là dùng nước ấm chườm vào chỗ đau để xoa dịu các cơ và dây chằng giãn ra.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, chăm chỉ vận động nếu công việc buộc chị em phải ngồi nhiều.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách. Vệ sinh vùng kín bằng nguồn nước sạch, vệ sinh trước từ trước ra sau, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng xà bông, nước hoa vùng kín, …
  • Không mặc quần lót chật. Nên chọn lựa đồ lót bằng những chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, để ngăn chặn xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Trong quá trình quan hệ, nếu không cẩn thận sẽ gây tổn thương niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh. Sử dụng bao cao su khi quan hệ và vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
  • Uống thêm nhiều nước ấm hoặc trà gừng khi đau bụng quá.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Không nên ăn các đồ nóng, cay, lạnh quá khiến tình trạng đau lưng và đau bụng thêm nặng
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí chi tiết hơn về hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng và điều trị hiệu quả.

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa