Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường?

ID: 1896   Ngày đăng:
Lượt đọc: 104114

Sự khó chịu trước và trong kì kinh nguyệt là chuyện khá phổ biến. Tuy nhiên, có những chị em hết kinh mà vẫn đau bụng, khiến nhiều người khó chịu và rơi vào cảm giác lo lắng, sợ hãi. Vậy kinh nguyệt là gì? Đau bụng dưới sau khi sạch kinh là do đâu? Có những biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng này không?

Mục lục [ Hiện ]

1. Kinh nguyệt là gì? Tại sao phụ nữ thường đau bụng dưới khi đến tháng?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ, kinh nguyệt xuất hiện lần đầu là báo hiệu cho sự hoàn thiện của cơ quan sinh dục ở nữ giới. Có nghĩa là lúc này buồng trứng đã được “vận hành” và có hiện tượng trứng chín rồi rụng xuống, đồng thời với việc rụng trứng có thể thụ tinh và người phụ nữ lúc này đã “được trao” chức năng sinh sản.

Kinh nguyệt được xem là “người bạn đồng hành” của phái đẹp, vì nó “ghé thăm” các bạn gái vào mỗi tháng và gây ra hiện tượng đau bụng dưới

Bình thường các bạn nữ sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện lần đầu khi ở độ tuổi dậy thì, trung bình từ 12 – 16 tuổi. Nhưng nếu 16 tuổi vẫn chưa xuất hiện ngày “đèn đỏ” thì đây là một điều bất thường, các bạn nữ nên thăm khám sớm.

Kinh nguyệt được xem là “người bạn đồng hành” của phái đẹp, vì nó “ghé thăm” các bạn gái vào mỗi tháng và gây ra hiện tượng đau bụng dưới. Tuy nhiên, có một số trường hợp hết kinh nguyệt mà vẫn đau bụng dưới, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình và đặc biệt là chức năng sinh sản sau này.

2. Tại sao hết kinh nguyệt nhưng vẫn đau bụng dưới?

Đau bụng dưới sau khi sạch kinh là dấu hiệu có thai

Những dấu hiệu của việc có thai có thể kể đến như thay đổi cảm xúc, tức ngực, ốm nghén... và ra máu nhẹ. Việc ra máu có thể xảy ra trong 5 – 10 ngày thụ thai thành công, là dấu hiệu của việc phôi thai đã được cấy vào thành của tử cung.

Trong trường hợp đặc biệt, việc cảm thấy chuột rút và chảy máu còn có thể là do có thai ngoài tử cung. Dấu hiệu có thể kể đến như chảy máu bất thường, đau xương chậu, đau vai, buồn nôn...

Đau bụng dưới sau kỳ kinh nguyệt do tử cung yếu

Trong một số trường hợp, các bạn sẽ cảm thấy đau bụng dưới sau khi hết kinh, và tử cung sẽ tự co rút để loại bỏ hết chúng.

Những cơn co thắt của tử cung có thể khiến bạn cảm thấy chướng bụng, máu có màu nâu, đen thành từng đốm. Các triệu chứng sẽ tự biến mất trong vài ngày khi cơ thể đã loại bỏ hết lượng máu còn sót lại.

Hết kinh mà vẫn đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng do mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung, tình trạng này có thể được giảm thiểu nhưng chưa thể điều trị triệt để.

Triệu chứng: đau 1 – 2 tuần trước kì kinh nguyệt, đặc biệt là 1 – 2 ngày trước kì, kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng dưới sau khi hết kinh nguyệt

U nang buồng trứng gây ra đau bụng dưới sau khi hết kinh nguyệt

U nang hình thành ở buồng trứng có thể gây ra chứng chuột rút và chảy máu sau khi kì kinh nguyện chấm dứt. U nang buồng trứng có thể khiến bạn cảm thấy bụng và xương chậu cồng kềnh, nặng hơn.

Tùy vào độ lớn và mức độ nguy hiểm, u nang buồng trứng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Hết kinh nguyệt mà vẫn đau bụng dưới do bệnh U xơ tử cung gây ra

Dấu hiệu của U xơ tử cung là chảy máu bất thường, đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết, luôn thấy buồn đi tiểu...

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Triệu chứng của căn bệnh này phụ thuộc vào vị trí, kích cỡ, số lượng của u trong tử cung.

Một vài triệu chứng thường gặp có thể kể đến: chảy máu bất thường, đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết, luôn thấy buồn đi tiểu... U xơ tử cung thường được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai.

Hết kinh nguyệt nhưng vẫn đau bụng dưới là dấu hiệu của Hẹp cổ tử cung

Một số người có cổ tử cung hẹp hơn so với người bình thường, điều này khiến dòng chảy kinh nguyệt bị chậm lại, gây áp lực làm đau ở cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật. Ngoài ra, thiết bị đặt ổ bụng (IUD) có thể giúp giảm các triệu chứng.

Đau bụng dưới sau khi bị hành kinh là biểu hiện của chứng viêm vùng chậu/PID

Chứng viêm vùng chậu (PID) là một loại nhiễm trùng tử cung (dạ con), ống dẫn trứng (ống mang trứng từ buồng trứng đến dạ con) và các cơ quan sinh sản khác. Các triệu chứng bao gồm: đau lưng và phần dưới bao tử, sốt, sau khi hết kinh vẫn đau bụng dưới... PID thường được điều trị bằng kháng sinh.

3. Một số câu hỏi liên quan đến đau bụng dưới sau khi sạch kinh

Đau bụng dưới râm rỉ sau khi hết kinh, ra nhiều huyết trắng phải làm sao?

Câu hỏi: “Em năm nay 25 tuổi. Sau khi hết kinh được được 14 ngày nhưng gần đây em hay đau bụng dưới nó râm rỉ chứ không đau nhiều, ra nhiều huyết trắng. Cộng với thời gian gần đây công việc áp lực nên không biết ảnh hưởng không hay em bị bệnh gì?. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Nguyên Hồng – Hà Nội)

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn!

Huyết trắng là cách gọi dân gian còn trong y học gọi là dịch tiết âm đạo. Bình thường dịch âm đạo ở phụ nữ trưởng thành ai cũng có dịch, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt ở đầu chu kỳ thường ít, đến giữa kỳ kinh dịch ra nhiều hoặc có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch cũng có nhiều.

Bình thường dịch có màu hơi đục hoặc trong, nếu dịch có lẫn mủ xanh, vàng, máu có mùi tanh hôi thì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm (tuy nhiên phải có quan hệ tình dục hoặc thủ dâm đưa dụng cụ vào âm đạo, …) khi đó cần đi khám xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn rồi mới có thuốc điều trị phù hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Đau bụng dưới, căng tức ngực có phải dấu hiệu mang thai?

Đau bụng dưới, căng tức ngực có phải dấu hiệu mang thai?

Câu hỏi: Trước lúc quan hệ, bạn gái em có dấu hiệu đau bụng, căng tức ngực. Chúng em quan hệ không an toàn, sau 2 ngày bạn ấy em dùng que thử thai nhưng chỉ có 1 vạch và gần 10 ngày nay, ngực bạn ấy vẫn căng tức và đau bụng âm ỉ như khi sắp bị, nhưng vẫn chưa đến ngày đèn đỏ.

Hôm nay bạn ấy phát hiện có 1 đốm máu ở quần lót nhưng đến giờ chưa thấy kinh nguyệt. Ngực bớt căng và vẫn cảm thấy mỏi ở bụng dưới, khu vực âm đạo. Vậy có phải bạn gái em đã mang thai không ạ. Chúng em không có ý định giữ nên mong bác sĩ tư vấn các phương pháp thích hợp và giá cả khoảng bao nhiêu? (Thái Anh – Đà Nẵng)

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn!

Thực tế trong chi kỳ kinh nguyệt người phụ nữ không có ngày nào là an toàn tuyệt đối, bởi vậy việc quan hệ chỉ có tỷ lệ mang thai cao hay thấp và quan hệ vào những ngày bạn gái “sắp bị” cũng không tránh khỏi việc có thai.

Hai bạn quan hệ không bảo vệ, chỉ có 2 ngày sai bạn gái đã thử thai thì đương nhiên nếu có thai cũng chưa thể lên vạch được. Những dấu hiệu căng tức ngực, đau bụng âm dỉ, có chứ máu ở quần ló thì có thể là dấu hiệu tiền kinh nguyệt, nhưng cũng có thể là biểu hiện mang thai, hai hiện tượng này có biểu hiện tương tự nhau.

Trong trường hợp đó là dấu hiệu tiền kinh nguyệt thì bạn gái bạn sẽ ra kinh trong vài ngày sau đó, tuy nhiên nếu không có kinh nguyệt sau đó, thì nhiều khả năng là dấu hiệu có thai, ra chút máu báo hiệu sự làm tổ của thai nhi.

Việc bạn gái có tâm lý căng thẳng, thói quen ăn uống thay đổi có thể do quá lo lắng việc có thai mà thôi. Từ hôm hai bạn quan hệ đến nay mới được khoảng 10 ngày nên thời điểm này thử thai chưa chắc chính xác. Nếu bạn gái có hiện tượng chậm kinh từ 5-7 ngày thì cần dùng que thử thai để kiểm tra.

Vì vậy chưa thể khẳng định được việc bạn gái bạn có thai hay không, bạn gái cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để kiểm tra. Nếu không có thai, bạn phải đưa bạn gái đến cơ sở y tế sản phụ khoa để được kiểm tra và có hướng xử lý. Chỉ giải quyết bỏ thai được khi siêu âm thai đã làm tổ trong tử cung. Ở những tuần thai sớm có thể phá thai bằng biện pháp hút hoặc dùng thuốc phá thai.

Việc lựa chọn phương pháp nào bạn cũng cần sự tư vấn của bác sỹ sản khoa đã kiểm tra cho bạn gái. Về chi phí bạn có thể hỏi trực tiếp bác sỹ sản khoa tại cơ sở y tế, tốt nhất bạn nên thực hiện bỏ thai tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế công lập có chuyên khoa sản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không lo ngại về chi phí bạn nhé.

Nếu chưa có mong muốn sinh con, những lần quan hệ sau hai bạn nên chủ động chọn biện pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Đau bụng dưới sau khi hết kinh và quan hệ ra máu có sao không?

Câu hỏi:

Em vừa hết kinh 1 ngày, quan hệ vào buổi chiều tối và bị đau, sau đó 1 tiếng có uống ngay thuốc tránh thai khẩn cấp vì em sợ dính bầu. Đến 10h tối đi tắm thì em bị ra một ít máu màu nâu đến chứ không đỏ thâm như mấu kinh bình thường và hơi đau bụng. Sau 2 ngày thì hết. Bác sĩ cho em hỏi em có đang mắc bệnh gì vùng kín không và liệu trong tương lai khả năng sinh nở của em có bình thường không ạ?. (Minh Trang – Đồng Nai).

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn!

Bạn không nên quá lo lắng, khi vừa hết kinh 1 ngày em có quan hệ và thấy bị đau là do lúc đó “cô bé” vừa trải qua kỳ “đèn đỏ” nên nội tiết yếu đi, chất nhờn được tiết ra nhiều. Thiếu nước bôi trơn nên ma sát giữa dương vật và âm hộ trở nên khó khăn, vùng kín đau rát sau mỗi lần giao ban.

Việc vừa hết kinh quan hệ ra máu thì có rất nhiều nguyên nhân:

  • Thứ nhất: Do bạn quan hệ sau khi hết kinh 1 ngày nên chưa thể chăn chắn rằng trong tử cung đã hết sạch các mảng bám được bong ra trong ngày đèn đỏ. Một chút máu nâu đen hoặc đỏ chảy ra lắt nhắt đó có thể là máu kinh tồn dư trong tử cung được tống ra ngoài.
  • Thứ hai: Động tác quan hệ thô bạo sẽ gây trầy xước trước lớp niêm mạc làm bạn bị đau và chảy máu. Khi vệ sinh nếu dùng nước sạch rửa vùng kín, bạn còn cảm thấy xót và rát.
  • Thứ ba: Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng gây ra ảnh hưởng nhất định tới nội tiết tố trong cơ thể. Rất nhiều người bị rối loạn nội tiết tố, gặp các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, rong huyết sau khi dùng thuốc. Hết kinh quan hệ ra máu lại kèm theo các triệu chứng đau bụng rất có thể là tác dụng của thuốc tránh thai khuẩn cấp.
  • Thứ tư: Trong một số trường hợp mắc các bệnh phụ khoa cũng có thể gây ra hiện tượng sau khi quan hệ ra máu tươi dù rằng vừa hết kinh vài ngày. Các biểu hiện dễ nhận biết khi mắc bệnh phụ khoa là khí hư có mùi hôi, màu vàng, xanh, … vùng kín bị ngứa. Bạn cần đi khám bác sĩ, để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Chúc bạn sức khỏe!

4. Những lưu ý về tình trạng đau bụng dưới sau khi sạch kinh

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh di chuyển nhiều, vận động mạnh, làm các công việc nặng nhọc.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Có thể dùng nước ấm chườm vào bụng dưới hoặc 2 bắp đùi để giảm bớt đau.
  • Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái, thư giản, hạn chế căng thẳng và stress.
  • Xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, châm cứu, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, kéo nắn cột sống...
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh caffe, rượu bia vì sẽ làm cơn đau kéo dài.
  • Thể dục dục đều đặn hàng ngày, nên chọn những bài tập yoga nhẹ nhàng giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị.
  • Trong trường hợp đau bụng dưới sau khi hành kinh liên quan tới các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bên cạnh đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhờ các tác dụng: hỗ trợ chống viêm, làm lành tổn thương, tăng cường sức đề kháng,...từ đó giúp hỗ trợ điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Để tránh những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa do các tác nhân bên ngoài, chị em cũng nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng cách tắm rửa, thay đồ lót và rửa vệ sinh vùng kín bằng gel vệ sinh có thành phần Nano bạc, có pH=(4-6), tinh chất trà xanh, cây mít, bạc hà. Gel vệ sinh này giúp cho vùng kín khô thoáng, cân bằng môi trường pH âm đạo, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

Bài viết liên quan:

>> Đau bụng dưới sau sinh và những điều cần chú ý!

>> Đi tiểu buốt và đau bụng dưới ở nữ có đáng lo?

>> Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đau bụng dưới sau khi sạch kinh cũng như các cách điều trị hiệu quả khác nhé! (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
5
Viết bình luận

Có 1 bình luận:

V
Nguyễn Thị én
Đau bụng dưới có phải đau đường ruột không em cũng bị đau bụng dưới đi siêu âm bác sĩ nói đau đường ruột mà em bị đau mấy tháng rồi nhờ bác sĩ tư vấn dùm em
01/10/2020
Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường? Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường? benh-phu-khoa/dau-bung-duoi-sau-khi-sach-kinh
Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường?
5
  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa