Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai phổ biến và tiện dụng, đặc biệt mang lại hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, việc đặt vòng tránh thai không thể tùy tiện mà phải còn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Trong đó, đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới là một trong những biến chứng nguy hiểm ngoài ý muốn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại bài viết này nhé!
1. Tác dụng của đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ được đặt vào tử cung. Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.
Tác dụng của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ rất cao, hiệu quả này có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng hoặc cũng có thể kéo dài 5 năm. Dụng cụ tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Ngoài ra, vòng tránh thai còn có những ưu điểm rõ rệt như là giảm lượng máu mất kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung – một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu,…
Phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng trước đây và kể cả hiện nay được rất nhiều chị em lựa chọn, không giống như những phương pháp tránh thai khác, đặt vòng không ảnh hưởng gì đến quá trình “quan hệ” giữa vợ và chồng.
Tuy có những tác dụng thiết thực nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng biện pháp này. Đặc biệt nếu sử dụng không đúng cách, không đúng hướng dẫn rất có thể sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
2. Những biến chứng ngoài ý muốn sau khi đặt vòng tránh thai
Đặt vòng là biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả, tuy nhiên đặt vòng tránh thai vào tử cung có thể sẽ phát sinh những tác dụng phụ hay những biến chứng chị em cần lưu ý
Đau bụng dưới
Khi đặt vòng tránh thai, bạn sẽ có những dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật thể lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi cần đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau chống co thắt.
Ra huyết âm đạo kéo dài
Thông thường đặt vòng tránh thai chỉ sau 5 – 7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Nếu huyết âm đạo ra và kéo dài trên 7 ngày, siêu âm vòng đúng vị trí, chị em có thể kết hợp theo thuốc cầm máu hoặc có thể kết hợp với thuốc tránh thai trong vòng 2 – 3 ngày chu kỳ đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn.
Sau 2 tuần đặt vòng, tình trạng huyết ra nhiều nên tháo vòng và áp dụng biện pháp tránh thai khác an toàn khác.
Viêm nhiễm đường sinh dục
Tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục sau khi đặt vòng, thường có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi, khi đó chị em cần dùng thuốc kháng sinh liều cao để phòng ngừa viêm nhiễm và đồng thời tháo vòng ra.
Kinh nguyệt khác thường
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kinh nguyệt ngắn. Tỉ lệ phát sinh của nó khoảng 20%, đây thường là nguyên nhân phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai.
Những tác dụng phụ thường phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên đặt vòng, dần dần chúng sẽ không còn nữa. Nếu tình trạng tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng kéo dài, chị em cần chấm dứt việc sử dụng công cụ tránh thai này, nên áp dụng biện pháp tránh thai khác.
Mất vòng
Sự cố này hiếm xảy ra đối với những loại vòng mới có tỉ lệ 4 – 5%. Nói chung là xảy ra sau khi đặt vòng được 3 tháng, trong hoặc ngay sau khi hành kinh.
Mất vòng thường xảy ra ở những phụ nữ rất trẻ chưa hề có thai, ở những người bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung hoặc trong trường hợp đặt vòng quá sớm sau sinh.
Có đến 20% trường hợp bị mất vòng không nhận ra. Nói chung bạn không làm được gì để tránh hiện tượng vòng bị đẩy ra.
Thủng tử cung
Biến chứng nguy hiểm thủng tử cung là tai biến rất hiếm gặp. Cần phát hiện sớm ngay lúc đặt lấy dụng cụ tử cung ra và điều trị bảo tồn. Thủng tử cung là do dụng cụ tử cung chui vào trong ổ bụng có thể ngay lúc đặt hay chui dần dần vào trong thời gian sau này. Phát hiện được nhờ siêu âm và phải nội soi để lấy vòng ra.
3. Tại sao đặt vòng tránh thai lại đau bụng dưới
Sau khi đặt vòng tránh thai chị em có thể gặp những tác dụng phụ do biện pháp này gây ra như: đau bụng dưới, rong kinh, viêm nhiễm phụ khoa, khí hư ra nhiều, … trong đó đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới là một trong những hiện tượng rất thường gặp.
Vòng tránh thai bị lệnh
Chị em cần lưu ý khi đau bụng dưới âm ỉ là một trong những biểu hiện lệch vòng tránh thai mà chị em cần lưu ý. Nguyên nhân có thể có thể chị em quan hệ tình dục ngay, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức, đặt vòng không đúng kỹ thuật, …
Đặt vòng không hợp
Không phải chị em nào cũng có thể đặt được vòng tránh thai, nếu cơ thể chị em không hợp với vòng tránh thai, sau khi đặt chị em sẽ có hiện tượng đau bụng dưới, cơn đau này sẽ không kết thúc nhanh trong vài ngày mà kéo dài nhiều ngày.
4. Dấu hiệu đáng lo ngại khi đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới
Đặt vòng tránh thai được 7 – 10 ngày mà tình trạng đau bụng dưới không thuyên giảm mà lại có dấu hiệu đa dữ dội, đau âm ỉ, khó chịu nhiều hơn thì tốt nhất, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, nếu cần thiết có thể tháo vòng ngay lập tức.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đặt vòng tránh thai mà chị em có thể gặp phải đó là viêm nhiễm bộ phận sinh dục, thủng cổ tử cung tránh thai sai lệch vị trí, chui sang ổ bụng mà biểu hiện của nó thường là sốt cao trên 38 độ, đau bụng dữ dội hoặc khí hư ra nhiều có màu xanh, vàng và có mùi bất thường.
Khi bị các triệu chứng trên, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra lại vị trí của vòng và khám lại xem cơ thể có phù hợp với vòng tránh thai này hay không. Lúc đó bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai này hay chuyển sang dùng phương pháp tránh thai khác.
Nếu để lâu, các biến chứng này sẽ không tốt cho cơ quan sinh dục của chị em, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh sau này. Hay biến chứng thủng tử cung khiến chị em ra máu và đau bụng dữ dội, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
5. Đặt vòng tránh thai và những điều cần lưu ý
Khi quyết đinh áp dụng phương pháp đặt vòng tránh thai thì chị em sẽ không thể tránh khỏi được các tác dụng phụ sau đặt vòng. Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới chỉ là 1 trong những tác dụng phụ của biện pháp tránh thai này,. Vậy nên, chị em cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Sau đặt vòng tránh thai, chị em cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi lại nhiều lần, đặc biệt là không làm việc nặng để cơ thể ổ định hơn, không khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiêng quan hệ ít nhất 5 ngày và thời gian lý tưởng để thực cuộc yêu là 7 – 10 ngày để vòng tránh thai được ổn định trong tử cung, cũng như tử cung thích nghi với vật thể lạ này. Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian yêu cầu sẽ giúp chị em tránh được hiện tượng lệch vòng tránh thai mà không bị lệch vòng tránh thai sẽ gây cơ đau bụng dưới cho chị em.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để tiến hành đặt vòng. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp chị em đặt vòng đúng kỹ thuật, đúng vị trí và giảm các tác dụng phụ chị em có thể gặp phải.
- "Không nên" đặt vòng tránh thai khi có các dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh dục chưa được chữa khỏi, các bệnh lây quan đường tình dục, người có tiển sử thai ngoài tử cung, nghi ngờ các bệnh lý ác tính đường sinh dục, rong kinh, rong huyết chữa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng như tử cung đôi, tử cung hai sừng, có thai hoặc nghi ngờ có thai, bệnh lý van tim, sa sinh dục, người có mẫn cảm với chất đồng.
Trong trường hợp bị viêm nhiễm chị em cần đến ngay cơ sở y tế uy tín khám và được các bác sĩ chuẩn đoán, kê đơn thuốc điều trị bệnh triệt để ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như những biến chứng nguy hiểm.
Để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa do đặt vòng tránh thai gây ra, chị em nên tìm sự trợ giúp bằng các sản phẩm ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường chống viêm, làm lành tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể, cân bằng môi trường pH âm đạo, ngăn ngừa bệnh tái phát bệnh phụ khoa.
Đồng thời, chị em cần chú ý vệ sinh vùng hàng ngày bằng sản phẩm dung dịch vệ sinh chứa Nano bạc, pH=(4 – 6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn và khử mùi hôi vùng kín, tránh viêm nhiễm từ bên ngoài do đặt vòng tránh thai gây ra.
Bài viết liên quan:
>> Đi tiểu buốt và đau bụng dưới ở nữ có đáng lo?
>> Đau bụng dưới sau ngày rụng trứng có phải là dấu hiệu mang thai?
>> [Top 21] Cách chữa đau bụng dưới hiệu quả cho các chị em!
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về hiện tượng đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới và các cách điều trị khác hiệu quả nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: