Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mẹ nên làm gì khi trẻ kém hấp thu

ID: 2277   Ngày đăng:
Lượt đọc: 6346

Trẻ kém hấp thu là hội chứng gặp khá nhiều ở trẻ em khiến cho không ít các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không kịp thời điều trị, cải thiện thì trẻ sẽ không có đủ dưỡng chất để khỏe mạnh và phát triển. 

Mục lục [ Hiện ]

1. Định nghĩa hội chứng kém hấp thu ở trẻ em

Kém hấp thu chính là tình trạng cơ thể không hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trẻ em khi mắc hội chứng này, dù ăn rất nhiều nhưng vẫn bị thiếu chất và lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

2. Nguyên nhân trẻ kém hấp thu

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ kém hấp thu

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu nhưng có một số nguyên nhân thường gặp đó là:

Chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu dinh dưỡng

Có thể trẻ ăn dặm quá sớm, mẹ không cho trẻ làm quen ăn từ từ khi ăn thức ăn dặm mới nhất là loại có cấu trúc phức tạp hay có tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, hải sản. Trẻ em ăn lòng trắng trứng trước 9 tháng tuổi có nguy cơ bị tràm và kém hấp thu cao hơn trẻ khác. Thêm vào đó nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không cân bằng 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất thì sẽ làm trẻ rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.

Thiếu vi chất

Cơ thể trẻ thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như: selen, magie, kẽm, canxi cung khiến cho trẻ mệt mỏi, kém ăn,...gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu có thể do bị rối loạn tiêu hóa vì ăn thực phẩm không đảm bảo như có chứa hóa chất độc hại hoặc do ôi thiu...

Dùng kháng sinh

Nếu trẻ dùng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ vi khuẩn ở hệ tiêu hóa.

Bệnh đường ruột

Với những trẻ bị bệnh đường ruột như tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu.

Thiếu enzym

Thức ăn hấp thu dễ dàng hơn nhờ Enzym hay các men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy... tiết ra. Nên khi các tuyến này có bệnh lý sẽ có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Một số trẻ bị thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.

Bệnh lý miễn dịch

Một số bệnh lý miễn dịch làm tổn thương niêm mạc ruột cũng dẫn đến hội chứng kém hấp thu mà điển hình là bệnh Coeliac hay còn gọi là bệnh đi tiêu phân mỡ do cơ thể phản ứng với gluten có trong các mầm ngũ cốc khiến tế bào niêm mạc ruột bị teo hoặc một số bệnh lý miễn dịch khác có thể gặp là bệnh viêm ruột Crohn, bệnh xơ nang.

Phẫu thuật ruột

Khi trẻ bị phẫu thuật cắt 1 đoạn ruột hoặc điều trị bệnh bằng tia xạ cũng có thể bị hội chứng kém hấp thu.

3. Dấu hiệu trẻ kém hấp thu

Khi trẻ mắc hội chứng kém hấp thu sẽ có một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân sống: Trẻ đi phân lỏng, nhiều nước có lẫn hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn là tình trạng phân sống. Nếu quan sát sẽ thấy sau khi trẻ đi cầu có nổi váng trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.
  • Trẻ biếng ăn, chậm lên cân hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao. Có trường hợp thỉnh thoảng hoặc thường xuyên trẻ bị đau bụng, chướng bụng, sôi bụng.
  • Trẻ sẽ giảm cân, mệt mỏi, uể oải hoặc kém linh hoạt.

Trẻ kém hấp thu khiến cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt

  • Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như thiếu máu thiếu sắt thì niêm mạc mắt nhợt nhạt, trẻ có thể phù ở chân do thiếu B1, đau cơ, chuột rút do thiếu canxi....

Với một số trường hợp hội chứng kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể bị phù do giảm protein máu, da khô…

4. Trẻ kém hấp thu có nguy hiểm không?

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí, cũng như điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể sẽ có biến chứng nguy hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

  • Hậu quả đầu tiên có thể kể đến là nếu tiêu chảy kéo dài sẽ làm trẻ sụt cân, mất nước và nếu không được bù nước kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
  • Khi trẻ kém hấp thu sẽ thiếu các loại vitamin, khoáng chất cơ thể cần nên lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu, giảm trí nhớ và chân tay tê bì.
  • Việc thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể như não, tim, máu, cơ, da, thận... như khi thiếu canxi thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ và các cơ quan như tim, cơ bắp, hệ thần kinh.
  • Kém hấp thu lâu ngày không chỉ làm ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng đến trí tuệ.

5. Mẹ nên làm gì khi trẻ kém hấp thu

Để khắc phục tình trạng bé kém hấp thu các chất dinh dưỡng, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó các các phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả. Đồng thời cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chưa đủ men để tiêu hóa thức ăn.
  • Cho trẻ ăn đủ chất: Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết như: Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất để trẻ phát triển và khỏe mạnh

  • Ăn đủ lượng: Cho trẻ ăn đủ lượng phù hợp tùy vào nhu cầu của mỗi trẻ, đặ biệt là với trẻ vận động nhiều. Nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, phù hợp để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu hiệu quả hơn.
  • Ăn đa dạng: Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm trong ngày. Không nên chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn sẽ làm thiếu những chất khác khiến cho trẻ không phát triển toàn diện.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng
  • Với những trẻ bắt đầu ăn dặm: Mẹ nên cho trẻ làm quen dần, ăn từ từ. Bắt đầu ít một rồi tăng dần.
  • Tránh cho trẻ ăn nhiều bữa trong một ngày mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ một ngày để trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
  • Tránh cho trẻ ăn vặt gần bữa ăn vì dễ gây ngang dạ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu hay chế biến sẵn có chứa chất phụ gia như: Thịt hun khói, các đồ chiên xào, caffeine, thịt mỡ,...
  • Cho trẻ vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe và rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cha mẹ có thể cho con vận động mỗi ngày bằng các môn thể thao, tập những bài tập phù hợp với mọi lứa tuổi, tham gia vào các công việc hàng ngày của gia đình,...
  • Đối với trẻ kém hấp thu trong thời gian ngắn 1 vài ngày do tiêm chủng về hay do sốt virus, do mọc răng ... với những trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng kém hấp thu sẽ hết ngay sau đó. Nhưng nếu thấy tình trạng kém hấp thu kéo dài và không phải do những nguyên nhân thông thường trên thì mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

>> Trẻ kém hấp thu uống thuốc gì để tăng cân và phát triển?

Để cải thiện nhanh tình trạng kém hấp thu của trẻ và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn mẹ nên chọn men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi..., giúp trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Mẹ nên chọn men vi sinh có lợi khuẩn ProbioticsPrebiotics, có nguồn gốc tự nhiên nên sẽ an toàn cho đường ruột của trẻ. Men vi sinh có chứa các lợi khuẩn này được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến Lab2pro và được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc giúp cho vi khuẩn có lợi sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa để có lợi cho sức khỏe. Xem chi tiết về thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.

Với trường hợp trẻ có dấu hiệu kém hấp thu canxi như không tăng chiều cao, thấp bé, còi xương thì ngoài men vi sinh Golden Lab, mẹ có thể bổ sung Canxi, Vitamin D3, MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ trong một sản phẩm, đặc biệt là với trẻ ở độ tuổi từ 1 - 3 tuổi và trẻ tuổi dậy thì. Canxi trong sản phẩm này ở dạng nano nên siêu nhỏ và tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Vitamin D3 và MK7 sẽ đem canxi đặt vào trong xương để trẻ phát triển chiều cao.

Nếu cha mẹ vẫn còn lo lắng về tình trạng trẻ kém hấp thu. Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Hệ tiêu hóa