Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Trẻ kém hấp thu uống thuốc gì để tăng cân và phát triển?

ID: 2278   Ngày đăng:
Lượt đọc: 8924

"Trẻ kém hấp thu uống thuốc gì để tăng cân và phát triển." - Đây là điều mà rất nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để giúp cha mẹ giảm bớt lo lắng và có thể lựa chọn được giải pháp giúp con phát triển toàn diện. Cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này.

Mục lục [ Hiện ]

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi có con gái 12 tháng tuổi nhưng cháu chỉ nặng 7,5 kg dù hàng ngày tôi vẫn cho cháu ăn đủ chất. Tình trạng của cháu có phải do cơ thể kém hấp thu không và bác sĩ cho hỏi trẻ kém hấp thu uống thuốc gì để cải thiện tình trạng này.

(Thanh Nga, Hà Nội)

Trẻ chậm tăng cân có phải do kém hấp thu

Đáp: Chào bạn Thanh Nga!

Cảm ơn bạn đã gửi băn khoăn của mình cho chúng tôi. Theo như bạn nói hiện tại bé nhà bạn 12 tháng tuổi và nặng 7,5 kg trong khi cân nặng trung bình của bé gái ở tháng tuổi này là 8,9kg. Vì thế có thể bé nhà bạn đang có nguy thiếu cân. Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng không tăng cân để tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.

Trước hết bạn cần xem nguyên nhân nào khiến bé nhà mình ăn uống được nhưng chậm tăng cân. Chẳng hạn như bạn có cho bé ăn dặm quá sớm không, chế độ ăn hằng ngày của bé có đủ 4 nhóm chất bột đường, chất béo, protein và các vitamin không. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn dặm của trẻ, nhiều mẹ hay mắc sai lầm là cho con ăn cả lòng trắng trứng trước khi bé được 9 tháng tuổi. Điều này khiến trẻ sẽ dễ kém hấp thu hơn so với những trẻ khác.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, nếu bé nhà mình thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, hay đang trong giai đoạn phải dùng kháng sinh điều trị bệnh cũng chính là nguyên nhân khiến bé kém hấp thu.

Việc thiếu hụt enzyme hay các men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy... tiết ra hoặc trẻ mắc các bệnh lý miễn dịch gây tổn thương niêm mạc ruột cũng gây tình trạng trẻ ăn được nhưng vẫn còi cọc, chậm lớn. Để xác định được trẻ kém hấp thu do nguyên nhân này, cần đưa trẻ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để biết chính xác.

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc giúp hấp thụ thức ăn

Cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của con để con có điều kiện phát triển tốt nhất mỗi ngày. Nên sử dụng thuốc kém hấp thu cho trẻ trong khi có những biểu hiện:

  • Trẻ đi phân lỏng, nhiều nước, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa được tiêu hóa hết hay còn gọi là phân sống, có mùi tanh. Khi quan sát bồn vệ sinh sau khi trẻ đi cầu, nếu thấy có váng nổi trên mặt nước thì đó là mỡ không được hấp thu.
  • Trẻ lười ăn, lên cân chậm, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc kém hấp thu khi trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng,...

  • Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị sôi bụng, đau bụng, chướng bụng.
  • Trẻ sút cân, mệt mỏi, uể oải và vận động kém.
  • Trẻ có thể có các biểu hiện như niêm mạc mắt nhợt nhạt vì thiếu máu thiếu sắt, phù ở chân do thiếu B1, đau cơ, chuột rút do thiếu canxi…

Trong một số trường hợp kém hấp thu phát triển nặng hoặc kéo dài, trẻ có thể bị phù do giảm protein máu, da khô…

Với bé nhà bạn Thanh Nga, thì không nói rõ chế độ ăn hàng ngày của cháu thế nào nên không biết việc hấp thu của cháu có phải do chế độ dinh dưỡng hay không nhưng cháu đang thiếu cân nặng so với độ tuổi. Bạn nên cho cháu đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị, xử trí kịp thời từ bác sĩ. Nếu bé thiếu cân do kém hấp thu thì bạn nên bổ sung thuốc kém hấp thu cho con.

Công dụng của thuốc kém hấp thu

Thuốc kém hấp thu cho trẻ có nhiều công dụng cụ thể:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho bé với liều lượng thích hợp và khoa học hơn.
  • Kích thích trẻ ăn ngon và tăng cân ăn toàn.
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tăng trưởng ở trẻ

Việc sử dụng thuốc cho trẻ kém hấp thu cha mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng và bổ sung đúng cách để thuốc đạt kết quả tốt. Song song với đó và cho bé vận động và nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả như mong đợi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng. Thay đổi món và trang trí món ăn đẹp mắt vừa giúp trẻ có hứng khởi khi ăn, vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng để từ đó trẻ hấp thu tốt thức ăn, tăng trưởng và phát triển.

Trẻ kém hấp thu uống thuốc gì?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu mẹ nên cho trẻ đi khám để được chuyên gia tư vấn cách xử trí thích hợp. Và để giúp trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng tối đa từ chế độ dinh dưỡng mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh. Men vi sinh có chứa các chủng lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ đó giữ cân bằng vi sinh đường ruột. Nhờ men vi sinh trẻ sẽ ăn ngon miệng và giúp tăng sức khỏe đường ruột của trẻ nhất là với trẻ có hệ tiêu hóa đang hoàn thiện. Men vi sinh cũng sẽ giúp trẻ phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa và cải thiện nhanh nếu trẻ bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng... nếu có.

Mẹ nên chọn vi sinh có nguồn gốc tự nhiên, có chứa lợi khuẩn ProbioticsPrebiotics, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến Lab2pro. Đây là công nghệ giúp cho lợi khuẩn có thể sống trong suốt quá trình tiêu hóa để có lợi cho sức khỏe.

Loại men vi sinh này được chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc, có chứa lợi khuẩn ProbioticsPrebiotics và được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro nên rất thích hợp để dùng cho trẻ. Men vi sinh dạng cốm nên càng tiện khi dùng, mẹ có thể pha với nước đun sôi để nguội hoặc pha cùng cháo, sữa (tránh pha khi cháo, sữa còn nóng) để cho trẻ uống, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tối đa và phòng các bệnh về đường tiêu hóa. Bạn Thanh Nga có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn vi sinh này cho bé để cải thiện tình trạng kém hấp thu của cháu. Chi tiết sản phẩm xem TẠI ĐÂY.

Chúc bé hay ăn chóng lớn.

Tham khảo thêm: Trẻ kém hấp thu nên uống sữa gì để khỏe mạnh và phát triển?

Nếu vẫn còn băn khoăn về câu hỏi trẻ kém hấp thu uống thuốc gì? Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Hệ tiêu hóa