Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi quá trình tiêu hóa không hấp thu được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày nên có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Những điều cần biết về hội chứng này sẽ được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về hội chứng kém hấp thu và có cách điều trị thích hợp.
1. Hội chứng kém hấp thu là gì?
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa và chuyển hóa. Khi các thực phẩm bạn ăn vào được tiêu hóa bởi các men còn gọi là các enzym ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hóa thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của cơ thể. Tham gia vào quá trình hấp thu thức ăn có các bộ phận như ruột già, ruột non, gan, mật, tụy...
Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi cơ thể không thể hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày trong suốt quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
2. Cách nhận biết dấu hiệu kém hấp thu
- Một triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng kém hấp thu là tiêu chảy, tuy nhiên không phải đều xảy ra ở tất cả các trường hợp. Ngoài tiêu chảy thì các triệu chứng tiêu hóa thường gặp khác có thể là táo bón, đầy bụng, khó tiêu hoặc thay đổi tính chất phân như phân nhạt màu, phân mỡ, phân sống...
- Hội chứng kém hấp thu cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác hay biểu hiện bởi sự suy giảm trạng thái tâm thần như trầm cảm, giảm khả năng tập trung..., yếu cơ hoặc xuất hiện tình trạng chuột rút, khô da, tóc khô và dễ gãy rụng, suy giảm thị lực nhất là vào ban đêm. Người mắc hội chứng kém hấp thu thường dễ mệt mỏi, sụt cân hoặc chậm phát triển thể chất vì tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
- Với trẻ em mắc hội chứng kém hấp thu có thể nhận biết qua hiện tượng không dung nạp sữa ở trẻ. Trẻ sẽ có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa gồm các tình trạng không hấp thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa.
- Hội chứng kém hấp thu có thể còn do khẩu phần ăn không cân đối, do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hoặc do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt với trẻ ở độ tuổi ăn dặm do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi bắt đầu chuyển từ ăn sữa sang thức ăn khác sữa nên thường thiếu men vi sinh, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống... Quá trình kém hấp thụ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự suy giảm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
>> Mẹ nên làm gì khi trẻ kém hấp thu
3. Nguyên nhân gây hội chứng kém hấp thu
Hội chứng kém hấp thu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà có thể là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau vì thế mà có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
- Do nhiễm trùng hoặc sự giảm bề mặt hấp thu bẩm sinh, các dị tật bẩm sinh như hẹp đường mật dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột
- Do mắc một số bệnh như tuyến tụy suy yếu hay bị lao đường ruột, bệnh viêm ruột, viêm tụy mạn tính, bệnh xơ nang.
- Do sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài hoặc phẫu thuật, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng kháng sinh tự ý hay nhiễm khuẩn ruột có thể sẽ là nguyên nhân gián đoạn và giảm quá trình hấp thu của trẻ.
- Do thiếu hụt enzym, không bổ sung đầy đủ chất lactase, enteropeptidase, disaccharidase. Đối với trẻ em, hội chứng kém hấp thu còn có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, điển hình là thiếu các enzym tiêu hóa nội mạc do đường tiêu hóa tiết ra khiến chức năng tiêu hóa của trẻ bị suy giảm.
- Do nhiễm một số kí sinh trùng gây bệnh như giun đũa, giun móc, Giardia lamblia.
- Do dị ứng thức ăn, rối loạn dung nạp lactose. Với trẻ nhỏ chế độ ăn chưa hợp lý hoặc chưa phù hợp với lứa tuổi, ăn dặm sớm hoặc không đúng thời gian biểu đều có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
- Và có thể do một số bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như bệnh đái tháo đường, cường tuyến cận giáp, tuyến yên.
- Ảnh hưởng của các điều trị tiến hành trên ruột: xạ trị, phẫu thuật cắt ngắn đoạn ruột...
4. Biến chứng có thể gặp khi bị hội chứng kém hấp thu
Nếu mắc hội chứng kém hấp thu mà không biết và có cách điều trị sẽ có một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng.
- Với những trường hợp tiêu chảy do hội chứng kém hấp thu, nếu để tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, chất điện giải, sụt cân, và nguy hiểm nhất là tử vong.
- Hội chứng kém hấp thu sẽ làm cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất. Khi thiếu các vitamin cần thiết cho cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu, giảm trí nhớ và chân tay bị tê bì.
- Các bộ phận trong cơ thể như não, tim, máu, cơ, da, thận nếu thiếu hụt dưỡng chất sẽ bị ảnh hưởng.
- Hội chứng kém hấp thu sẽ cản trở sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi là những đối tượng rất dễ mắc hội chứng này. Trẻ nhỏ thiếu dinh dưỡng sẽ bị suy dinh dưỡng và chậm tăng cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, suy giảm miễn dịch.
5. Những ai thường có nguy cơ mắc hội chứng kém hấp thu?
Với trẻ nhỏ bị đau bụng nghiêm trọng có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng kém hấp thu trong thời gian ngắn mà không cần phải điều trị. Nếu bạn bị một trong các bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh xơ nang, bệnh celiac, bệnh Crohn thìhội chứng kém hấp thu rất có thể xảy ra.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm tăng hội chứng kém hấp thu như: Sử dụng thuốc kháng sinh, nhuận tràng trong thời gian dài, phẫu thuật đường ruột hay đi du lịch ở những nơi có nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
6. Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Hội chứng kém hấp thu rất nguy hiểm nên khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ kém hấp thu, như sút cân, tiêu chảy, trẻ em mãi không lớn ... thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kém hấp thu và được điều trị thích hợp, tư vấn về dinh dưỡng đầy đủ giúp tiêu hóa bình thường, hấp thu tốt và khỏe mạnh, đặc biệt trẻ nhỏ có thể phát triển toàn diện.
7. Chẩn đoán và điều trị hội chứng kém hấp thu
Nếu bạn đến bệnh viện khám thì bác sĩ sẽ hỏi về những dấu hiệu bạn gặp phải, thực phẩm bạn ăn... và có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra phân: Để biết có chất béo trong phân hay không vì nếu có thì chứng tỏ bạn bị kém hấp thu.
- Kiểm tra hơi thở Lactose hydrogen: Bằng cách đo lượng khí hydro trong hơi thở sau khi bạn uống dung dịch đường sữa (lactose), bác sĩ có thể thấy cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào.
- Kiểm tra mồ hôi: U xơ nang là nguyên nhân gây thiếu enzyme để cơ thể tiêu hóa thức ăn. Vì thế kiểm tra và nghiên cứu mồ hôi có thể giúp bác sĩ chẩn đoán u xơ nang.
- Sinh thiết ruột non: Nhờ cách này bác sĩ sẽ biết được có nhiễm trùng hay vấn đề gì với ruột non không.
Sau khi xét nghiệm, thăm khám bác sĩ sẽ biết nguyên nhân hội chứng kém hấp thu thì sẽ có cách điều trị thích hợp. Đặc biệt với trẻ nhỏ để điều trị hội chứng kém hấp thu ngoài chỉ định của bác sĩ mẹ nên cho bé sử dụng thêm men vi sinh để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Men vi sinh này sẽ giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giữ cân bằng môi trường vi sinh đường ruột, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt dưỡng chất, không bị tiêu chảy để luôn khỏe mạnh nhờ các chủng lợi khuẩn như L.plantarum, E.faecium, L.casei, L.acidophilus... được gọi chung là Probiotics. Mỗi lợi khuẩn này khi được vào đường ruột sẽ có những chức năng riêng biệt trên mỗi khu vực trong đường ruột như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón hay cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng.
Để chọn men vi sinh tốt nhất cho trẻ mẹ nên chọn men vi sinh có chứa Probiotics và Prebiotics, chiết xuất từ Kim chi Hàn Quốc nên rất an toàn cho trẻ. Các Probiotics sẽ sống trong đường ruột có lợi cho sức khỏe của trẻ nhờ sự có mặt của Prebiotics có công dụng như thức ăn để các Probiotics tồn tại được. Men vi sinh này còn được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2pro nên vi khuẩn sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt vi khuẩn sẽ định cư, tăng sinh và có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Men vi sinh dễ dàng sử dụng như pha với nước đun sôi, cháo, sữa (không pha lẫn khi còn nóng) và có thể dùng cho trẻ sơ sinh. (Chi tiết sản phẩm xem tại đây)
Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài ở trẻ mà mẹ mới phát hiện, rất có thể trẻ sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu dưỡng chất lâu ngày, không chỉ không tăng cân mà còn không phát triển được chiều cao, thì ngoài men vi sinh mẹ cũng nên bổ sung thêm Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 từ sản phẩm dạng cốm rất dễ sử dụng và tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Sản phẩm này sẽ cung cấp lượng canxi cơ thể trẻ cần hàng ngày và nhờ được bào chế ở dạng nano nên tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Thành phần Vitamin D3 và MK7 sẽ giúp cơ thể lấy canxi từ thức ăn và đưa vào máu rồi lại đem đặt vào chỗ cần là răng và xương. Đặc biệt ngoài Canxi nano, Vitamin D3 và MK7, sản phẩm còn có sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS, Immune Alpha, sẽ giúp tăng sức đề kháng của trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và hay ăn chóng lớn.
8. Chế độ ăn khắc phục hội chứng kém hấp thu
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì thay đổi chế độ ăn là giải pháp tốt nhất và hiệu quả cho người mắc hội chứng kém hấp thu. Nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ ruột trong việc hàn gắn các tổn thương cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hoặc chất nhầy dư thừa.
- Chế độ ăn mà người kém hấp thu cần là phải đảm bảo khẩu phần ít chất xơ, chất béo và sữa. Nên ăn những món ăn chứa nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất hỗ trợ hiệu quả việc cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe một cách tổng thể. Nên áp dụng chế độ ăn theo nguyên tắc sau trong thời gian ít nhất 30 ngày, đó là đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều carbohydrate phức như gạo, bột yến mạch, bột, mì ống... Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ tươi và dứa. Ăn cá nướng hoặc hấp 3 lần/tuần.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hay khoảng 6-8 ly nước lọc, nước trái cây. Việc bổ sung nhiều chất lỏng giữa các bữa ăn sẽ giúp hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày.
- Đồng thời cũng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm bơ, bơ thực vật, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, dầu ăn, socola... Không tiêu thụ sản phẩm từ sữa và lúa mì, sản phẩm có chứa caffein, sản phẩm thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt loại có chứa nhiều phụ gia thực phẩm.
- Tuy nhiên, có thể ăn bổ sung sữa chua loại ít đường, tốt nhất là lên men thủ công tại nhà để tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn lượng quá nhiều mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột.
- Với trẻ nhỏ cần chế độ ăn khoa học, hợp lý và đảm bảo vệ sinh. Mẹ chú ý cho trẻ được ăn chín uống sôi, có chế độ cân bằng và đầy đủ cả 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Tùy vào độ tuổi của trẻ, mẹ nên chế biến thức ăn với độ thô và lượng thích hợp với độ tuổi của bé. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa nên cho trẻ ăn thành 6 - 7 bữa và với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua không đường hàng ngày. Đây là cách hỗ trợ giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột.
- Hội chứng kém hấp thu của trẻ sẽ được cải thiện nếu mẹ chú ý đến việc vệ sinh thân thể sạch sẽ như trẻ cần được vệ sinh tay chân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo và đánh răng hàng ngày. Với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần vệ sinh tay chân và bầu vú sạch sẽ trước khi cho trẻ bú.
Nếu vẫn còn băn khoăn về hội chứng kém hấp thu. Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tửkhoedep@bacsituvan.vn.
Có 0 bình luận: