Acid folic đóng vai trò quan trọng trong một số quá trình chuyển hóa của cơ thể. Mặt khác đây là dưỡng chất không thể thiếu đối với phụ nữ có thai. Vậy làm thế nào để bổ sung acid folic đúng cách và an toàn?
1. Acid folic là gì?
Acid folic là một dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất và phân chia tế bào trong cơ thể, hình thành tế bào máu. Nếu thiếu acid folic có thể dẫn tới bệnh thiếu máu hồng cầu nghiêm trọng.
Vậy acid folic có mặt ở đâu?
Dưỡng chất này có thể được bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày như:
- Các loại rau: rau diếp cá, rau chân vịt, măng tây, đậu bắp,….
- Một số loại trái cây: chuối, dưa gang, bưởi,…
- Gan và thận bò.
- Một số loại thực phẩm khác như: bánh mì, mì ống, ngũ cốc, mì ống, bột mì….
- Thực phẩm bổ sung vitamin cho cơ thể.
>> Bài viết liên quan: Acid folic có nhiều trong thực phẩm nào?
2. Những công dụng đặc biệt của acid folic
Ở cơ thể người bình thường, acid folic giúp sản xuất và duy trì sự phát triển của tế bào mới; tham gia vào quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư.
Đối với phụ nữ mang thai, acid folic là một trong những dưỡng chất đặc biệt cần thiết.
- Với mẹ bầu, acid folic có tác dụng giúp phòng tránh bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật và một số bệnh lý khác như mất trí nhớ, khó ngủ, loãng xương, tim mạch…
- Với thai nhi, acid folic đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ acid folic cho trẻ từ khi trong bụng mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc khuyết tật ở ống thần kinh, hở hàm ếch, hay chậm phát triển ngôn ngữ.
3. Uống acid folic như thế nào là đúng cách?
3.1. Nhu cầu acid folic bao nhiêu là đủ?
- Liều thông thường cho người lớn bị thiếu acid folic: 400mcg acid folic mỗi ngày.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh con, mang thai và phụ nữ cho con bú nên dùng 400 - 600 mcg acid folic mỗi ngày.
- Đối với những người bị bệnh thiếu máu hồng cầu thì cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định lượng acid folic cần bổ sung.
3.2. Uống acid folic vào thời điểm nào trong ngày?
Để tăng hiệu quả hấp thụ, bạn nên uống acid folic giữa hai bữa ăn. Bên cạnh đó, sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ sắt và acid folic. Do đó, bạn có thể uống chung với nước cam hoặc nước trái cây giàu vitamin C. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ.
3.3. Phụ nữ có thai bổ sung acid folic ở những giai đoạn?
Với những vai trò quan trọng của acid folic, việc bổ sung acid folic đúng và đủ là điều cần thiết đối với bà bầu. Thời kỳ đầu mang thai, rất nhiều trường hợp bà bầu không tự nhận thức được mình đang làm mẹ, mà phải đến giai đoạn tuần từ 4 đến 6 mới cảm nhận được những thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên ống thần kinh của thai nhi được hình thành ngay từ những ngày đầu tiên và kết thúc vào ngày thứ 28 của thai kỳ. Vì vậy mẹ cần chủ động bổ sung acid folic ngay khi có kế hoạch sinh con để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt acid folic gây dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2016, một phụ nữ mang thai cần bổ sung trung bình từ 400 – 600mcg acid folic/ngày để đáp ứng quá trình phát triển của tế bào cũng như tăng kích thước tử cung và sự phát triển của thai nhi.
Cụ thể, theo từng giai đoạn của thai kỳ, hàm lượng acid folic được khuyến cáo sử dụng như sau:
- Trước khi mang thai khoảng 3 tháng: 400 mcg/ngày
- Trong khi mang thai: 600 mcg/ngày
- Sau sinh và khi cho con bú: 500 mcg/ngày
>> Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn bổ sung acid folic cho bà bầu
4. Acid folic được bổ sung bằng những cách nào?
4.1. Bổ sung acid folic thông qua thực phẩm hàng ngày
Nếu bạn đang băn khoăn những thực phẩm nào giàu acid folic thì hãy tham khảo ngay những gợi ý sau:
- Cam: không chỉ là loại quả giàu acid folic, trong cam còn có chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, vừa giúp bạn không bị nóng trong, gây táo bón khi nạp acid folic vào cơ thể.
- Ngũ cốc: trong ngũ cốc có chứa acid folic và rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
- Măng tây: trong các loại rau củ quả, măng tây là thực phẩm chứa hàm lượng acid folic cao nhất. Khi chế biến măng tây, bạn không nên nấu chín quá sẽ gây hao hụt lượng acid folic cũng như làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Rau lá màu xanh đậm: các loại rau như rau bina, bông cả xanh… đều là các loại rau giàu acid folic và rất tốt cho sức khỏe.
- Lòng đỏ trứng gà: giàu chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, D và acid folic.
4.2. Cách tiêm acid folic trực tiếp
Bên cạnh việc bổ sung acid folic thông qua thực phẩm hàng ngày, bạn còn có thể bổ sung thông qua các tiêm trực tiếp vào bắp, vùng dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch ngày một lần. Tuy nhiên, phương pháp này không được ứng dụng nhiều và chỉ áp dụng khi bác sĩ chỉ định. Đặc biệt, phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4.3. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung acid folic
Đây được coi là cách bổ sung acid folic hiệu quả và hợp lý nhất dành cho bà bầu và an toàn cho thai nhi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung acid folic dành cho bà bầu. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng khắc phục được tình trạng táo bón ở bà bầu.
Vì vậy, các mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm đạt đủ tiêu chí sau:
- “Ưu tiên” sử dụng sản phẩm có thành phần acid folic và sắt. Đây là bộ đôi hỗ trợ quá trình tạo máu hiệu quả, đồng thời làm giảm nguy cơ thiếu máu hay dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Hơn nữa hàm lượng acid folic và sắt cũng được tính toán kỹ lưỡng, giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng dưỡng chất này.
- Sản phẩm được nhà sản xuất thêm vào các chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa như vitamin B12, vitamin E, kẽm oxit (dạng nano), đặc biệt là dầu mè đen giúp ngăn chặn tình trạng táo bón xảy ra phổ biến khi uống sắt.
- Sắt được sử dụng trong là sắt ở dạng hữu cơ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Với việc lựa chọn những sản phẩm sắt hữu cơ, bạn sẽ có thể bổ sung đồng thời acid folic cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể một lúc, mà không tốn nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, sắt hữu cơ còn có ưu điểm hơn so với sắt vô cơ, đó là khi cơ thể hấp thụ đủ, chúng sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa. Vì vậy, sắt hữu cơ sẽ không bị lắng đọng trong cơ thể hay gây ra các tác dụng phụ như sắt vô cơ.
5. Lưu ý khi bổ sung acid folic
Acid folic là dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể nhưng không thể tùy ý sử dụng, đặc biệt bà bầu cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây để không làm thay đổi tác dụng của acid folic:
Không kết hợp với thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm thường được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm đau khớp, có tác dụng rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên các chất trong thuốc chống viêm sẽ là thay đổi tác dụng của acid folic. Chúng sẽ làm giảm tác dụng tổng hợp DNA và kích thích tạo tủy xương. Vì vậy trong thời gian thai kỳ, bà bầu không nên sử dụng thuốc chống viêm khi đang bổ sung acid folic.
Cẩn thận với thuốc dạ dày
Acid folic được hấp thụ ở dạ dày. Tại đây, nồng độ acid cao trong dạ dày sẽ giúp hòa tan để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
Vì thế nếu bạn sử dụng thuốc dạ dày sẽ vô tình làm giảm nồng độ acid trong dạ dày. Từ đó acid folic sẽ không được hòa tan và vô tình cản trở việc hấp thụ dưỡng chất này.
Tránh xa thuốc hạ mỡ máu
Thuốc hạ mỡ máu có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu nhưng lại làm cơ thể khó hấp thu được acid folic. Thậm chí, nếu sử dụng thuốc hạ mỡ máu trong thời gian dài hoặc bổ sung cùng lúc với acid folic có thể khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng.
Nói không với rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân làm giảm sự hấp thụ acid folic ở trong ruột, đồng thời làm giảm lượng acid folic dự trữ trong gan. Thậm chí, rượu bia còn tác động trực tiếp đến acid folic và làm thay đổi hoạt tính của nó.
Chú ý đến liều lượng
Khi muốn bổ sung bất kỳ một chất nào vào cơ thể bạn cần phải chú ý đến liều lượng, acid folic cũng vậy. Nếu bổ sung acid folic quá liều có thể dẫn tới các tác dụng phụ như: thiếu hụt vitamin B12, đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh, kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ, tăng khả năng phát triển của các khối u…
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các cách bổ sung Acid Folic hiệu quả nhất.
Có 0 bình luận: