Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Tầm quan trọng của Acid Folic đối với cơ thể con người

ID: 2242   Ngày đăng:
Lượt đọc: 8723

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và sự phát triển của ống thần kinh. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Mục lục [ Hiện ]

1. Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì?

Acid folic là một loại vitamin nhóm B. Đây là một trong những vitamin cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể.  Tác dụng của acid folic là giúp cơ thể bạn sản xuất và phân chia các tế bào mới, đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. 

Acid folic được sử dụng như một loại “thuốc” điều trị một số loại bệnh thiếu máu do thiếu hụt acid folic. Đôi khi, acid folic được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính.

Acid folic được sử dụng để điều trị một số bệnh thiếu máu do thiếu acid folic

Thiếu acid folic sẽ dẫn đến bệnh lý thiếu máu hồng cầu và gây mệt mỏi thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, suy giảm trí nhớ ở chị em phụ nữ. Acid folic còn tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp ống thần kinh của thai nhi phát triển bình thường. Chính vì thế, việc bổ sung acid folic trong thai kỳ có thể giúp phòng ngừa các bệnh về khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Thêm vào đó, khi bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai, bà bầu có thể giảm được các nguy cơ sau: sinh con sứt môi, hở hàm ếch, sinh non, sinh con nhẹ cân, sẩy thai… Bên cạnh đó, khi bổ sung đủ hàm lượng acid folic cần thiết, các bà mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc tiền sản giật, bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, bệnh Alzheimer.

2. Nhóm người dễ bị thiếu hụt acid folic

Những đối tượng nào dễ bị thiếu hụt Acid folic?

Nói chung, hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ bị thiếu hụt acid folic. Tuy nhiên, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dễ bị thiếu dưỡng chất này hơn cả do họ bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt. 

Bên cạnh đó, những đối tượng sau cũng có nguy cơ thiếu hụt acid folic: người ít dùng vitamin tổng hợp, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và cho con bú, hoặc người mắc các loại bệnh về đường tiêu hóa. Đây là nhóm người cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất, đặc biệt là acid folic.

Tiếp đến là nhóm người dùng các loại thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc điều trị bệnh động kinh, tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, thấp khớp, bệnh thận, bệnh vảy nến…

3. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu acid folic

Triệu chứng thiếu acid folic ban đầu có thể nhẹ và rất khó phát hiện. Nhưng khi cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất này kèm theo thiếu sắt thì các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây sẽ tăng dần lên:

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng khi cơ thể bị thiếu Acid folic

  • Khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, căng thẳng
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, chán ăn kéo dài
  • Loét miệng, sưng lưỡi
  • Giảm vị giác

Nếu phát hiện các dấu hiệu thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc bổ sung acid folic. Vì khi uống không đúng liều lượng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

4. Nhu cầu acid folic đối với từng đối tượng

Lượng acid folic trung bình của một người là 3mcg/kg trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 180-200mcg/ngày đối với người trưởng thành. Nhu cầu acid folic đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

Lượng Acid folic cần thiết cho từng đối tượng cụ thể

Đối với trẻ

  • Trẻ sơ sinh 1-6 tháng: từ 25-35mcg một ngày;
  • Trẻ 1-8 tuổi: 150-200mcg một ngày;
  • Trẻ 9-13 tuổi: 300mcg một ngày;
  • Trẻ 14 tuổi trở lên: 400mcg một ngày.

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Liều dùng khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400mcg acid folic mỗi ngày. Nếu bạn dùng vitamin tổng hợp thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng bổ sung.

Đối với phụ nữ mang thai

Liều lượng acid folic được khuyên dùng mỗi ngày trong thai kỳ:

  • Trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ:  400mcg
  • Trong 4 – 9 tháng tiếp của thai kỳ: 600mcg
  • Trong khi cho con bú: 500mcg

Bên cạnh đó, trường hợp các bà mẹ đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh, liều bổ sung acid folic có thể cao hơn. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng acid folic cơ thể cần để bổ sung hợp lý nhất.

>> Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn bổ sung acid folic cho bà bầu “chuẩn không cần chỉnh”

5. Bổ sung acid folic bằng cách nào?

Hiện nay, hai nguồn bổ sung acid folic được áp dụng rộng rãi là từ thực phẩm và các sản phẩm bổ sung acid folic chuyên dụng.

5.1. Bổ sung acid folic từ thực phẩm

  • Các loại rau xanh đậm có lượng calo thấp nhưng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm acid folic. Đặc biệt, hàm lượng acid folic trong rau bina cao hơn so với các loại rau sẫm màu khác. Loại rau cũng được sử dụng dụng thay thế thực phẩm chức năng bổ sung acid folic và rất an toàn cho mọi đối tượng.
  • Măng tây:  Đây thực phẩm chứa hàm lượng acid folic khá cao. 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000mcg acid folic. Lưu ý không nên chế biến măng tây quá kỹ để tránh làm thất thoát acid folic quý.
  • Trái cây như bơ, cam…: Một quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, cùng chất béo lành mạnh omega-3 cực tốt cho tim và não. Trong khi đó, cam rất giàu vitamin C, vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi uống acid folic.
  • Sữa, ngũ cốc, bánh mỳ: Ngoài acid folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe.
  • Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng Vitamin A, vitamin D, acid folic.

>> Xem thêm: Top 11 thực phẩm giàu Acid folic được lựa chọn trong thực đơn hàng ngày

Bổ sung Acid folic từ những nguồn nào?

5.2. Bổ sung bằng các chế phẩm chứa acid folic

Đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu acid folic lớn như những người bị thiếu sắt, phụ nữ mang thai, phụ sau sinh và cho con bú… thì thực phẩm không thể cung cấp đủ nhu cầu acid folic của cơ thể. Chính vì vậy, cần bổ sung các dưỡng chất này bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên nhiều người lo ngại tác dụng phụ khi uống thuốc acid folic, thì có thể tìm đến các dạng thực phẩm chức năng bổ sung acid folic trên thị trường.

Hiện nay, nhà sản xuất thường đưa acid folic vào trong thành phần của sản phẩm bổ sung sắt và kết hợp cùng với sắt hữu cơ, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano để tăng hiệu quả hấp thụ sắt. Đặc biệt sản phẩm còn có thêm dầu mè đen giúp ngăn chặn tình trạng táo bón khi uống sắt.

Trên thị trường xuất hiện vô vàn loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp. Để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, bạn nên lựa chọn mua sản phẩm của các công ty dược phẩm uy tín để nhận được tư vấn của các chuyên gia từ việc lựa chọn sản phẩm cho đến cách sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.

6. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic cần lưu ý

Những lưu ý quan trọng khi bổ sung Acid folic

  • Acid folic rất dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Do đó, bạn không nên nấu thực phẩm quá kỹ sẽ khiến dưỡng chất này bị biến chất hoặc hao hụt.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kể cả những người đang hoặc chưa có ý định có thai nên bổ sung acid folic hàng ngày. 
  • Đối với những người bị dị ứng với acid folic hoặc có các vấn đề về thận, thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính… thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nên uống acid folic giữa 2 bữa ăn. Đồng thời nên uống kèm với nước cam hoặc thức uống giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thụ.
  • Tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu hoặc một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
  • Nên dùng acid folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Việc thiếu hoặc thừa acid folic đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Acid folic thường không gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách. Nếu bạn thấy triệu chứng bất thường như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở… thì hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về Acid Folic.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dược chất tốt