Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt như cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng, làm bạn không tiếp tục cử động được. Những điều cần biết về chuột rút sẽ được chia sẻ trong nội dung sau.
1. Chuột rút là gì?
Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt như cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng, làm bạn không tiếp tục cử động được.
Chuột rút có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường xuất hiện vào ban đêm ở bắp chân, đôi khi xảy ra ở đùi hoặc bàn chân khi bạn ngủ hay vừa tỉnh giấc.
2. Nguyên nhân bị chuột rút?
Vận động quá sức
Nếu ban ngày bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.
Do thiếu canxi, magiê và kali
Chuột rút do thiếu canxi, magie, kali thường xảy ra ở phụ nữ có thai và người cho con bú hay ở trẻ trưởng thành gây mất cân bằng chất điện giải.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém. Thêm vào đó, khi mang thai hormone chị em thay đổi và cần nhiều canxi để cung cấp cho thai nhi, nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến hạ canxi máu và là nguyên nhân gây chuột rút. Tình trạng chuột rút này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.
>> Bị chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân - Dấu hiệu và Cách xử lý hiệu quả
Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch
Nguyên nhân này thường xảy ra với người cao tuổi. Để hạn chế chuột rút do lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch, thì nên bổ sung magie, kali, canxi cho người cao tuổi.
>> Điều trị bệnh chuột rút ở người già an toàn, hiệu quả
Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
- Nếu bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hay khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, nên khi duy trì tư thế này lâu, bạn sẽ bị chuột rút khi cử động nhẹ.
- Hoặc với phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân bị ép trong mũi giày nhọn cũng có thể làm các ngón chân lần lượt bị chuột rút. Xem thêm: Cách xử lý và phòng ngừa chuột rút ngón chân
- Với những người không khởi động hoặc khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng cũng dễ bị chuột rút.
Mất nước, mất cân bằng chất điện giải
Nếu bạn mất nước do đổ mồ hôi khi trời nắng nóng, vận động làm cơ thể mất quá nhiều nước và chất điện giải. Hay do bạn thường uống ít nước làm cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể là nguyên nhân làm chuột rút xảy ra. Căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
Dấu hiệu của một bệnh lý
Nếu chuột rút thường xuất hiện vào buổi đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó mà có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân. Do sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch làm cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.
3. Dấu hiệu bị chuột rút
- Chuột rút thường xuất hiện ở chân, đặc biệt là khối cơ vùng bắp chân. Bạn sẽ sờ thấy thấy cơ bị co cứng thành một cục, chân tay có vùng bị chuột rút sẽ cảm thấy đau đớn và rất khó khăn trong việc cử động hay thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.
- Chuột rút thường kéo dài vài giây hoặc vào phút là hết nhưng nếu chuột rút có kèm theo các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… thì bạn nên đến bệnh viện để khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
4. Khắc phục chứng chuột rút
Nếu thấy chuột rút xuất hiện, bạn có thể khắc phục bằng những các cách sau đây:
- Đi bộ nhẹ nhàng bằng chân bị chuột rút. Tuy chuột rút sẽ khiến bạn đau đớn nhưng cố gắng đi bộ sẽ giúp tình trạng chuột rút nhanh qua đi.
- Massage vùng chân và cơ: Bạn có thể xoa bóp, massage vùng chân và cơ bị chuột rút nhẹ nhàng sẽ giúp giảm căng cơ, giảm đau.
- Áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân: Các bài tập kéo dãn cơ bắp chân để giúp cơ khỏe hơn và giúp giảm chuột rút trong thời gian ngắn.
- Thư giãn cơ bằng nhiều cách như tắm nước ấm, ngâm chân nước ấm trước khi ngủ vừa giúp bạn dễ ngủ vừa tránh được chuột rút về đêm.
>> Bài viết liên quan: Mách bạn cách trị chuột rút nhanh và hiệu quả
5. Phòng ngừa chứng chuột rút
Uống đủ lượng nước
Nước cần cho hoạt động của cơ thể và tránh chuột rút xảy ra. Hàng ngày bạn nên uống đủ nước cơ thể cần khoảng 2 lít nước. Trong những ngày thời tiết nóng nực, bạn nên uống ít nhất 500ml nước trước khi luyện tập 2 tiếng và uống thêm khoảng 250ml mỗi 10 – 20 phút trong khi luyện tập. Ngoài nước lọc bạn có thể chọn uống các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa…
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh khỏe mà còn giúp cơ bắp không bị căng mỏi, tránh được chuột rút. Để phòng tránh chuột rút, bạn nên thường xuyên tập các bài tập kéo dãn cơ bắp chân để giúp cơ khỏe hơn và giúp giảm chuột rút trong thời gian ngắn. Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân. Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học là cách giúp phòng chuột rút hiệu quả. Bạn nên ăn đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chất cơ bản là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ và tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ
Nếu bạn tránh được stress, tâm trạng căng thẳng quá độ sẽ hạn chế chuột rút xảy ra do tránh cho hormone cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng, huyết áp tăng cao.
Bổ sung canxi
Bổ sung canxi cũng là cách giúp phòng ngừa chuột rút. Bạn có thể bổ sung từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng các thực phẩm giàu canxi như hải sản, các loại hạt, rau lá xanh đậm, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa... Tuy cách bổ sung này rất an toàn nhưng chưa chắc đã hiệu quả do chế độ ăn chưa cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần (1000mg/ngày) nên bạn có thể bổ sung từ viên uống bảo vệ sức khỏe có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Mangan, Magie, Boron, Silic...
Canxi nano trong viên uống này có kích thước siêu nhỏ nên dễ thẩm thấu, tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần. Nhờ vitamin D3 và MK7 mà canxi được lấy từ ruột đưa vào máu hay đặt vào nơi cần là xương... giúp cơ thể không thiếu canxi, tránh được nguyên nhân chuột rút do thiếu canxi.
Chuột rút là tình trạng ai cũng có thể gặp, bạn không nên quá lo lắng khi bị chuột rút. Hãy chú ý ăn uống đủ chất, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên... sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng, không lo thiếu chất, tránh chuột rút có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về tình trạng chuột rút và cách khắc phục hiệu quả.
Có 0 bình luận: