Bà bầu bị chuột rút là tình trạng rất bình thường, đột nhiên cơ co thắt và gây đau dữ dội ở bắp thịt làm cho bà bầu khó cử động. Bà bầu có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây để biết nên làm gì cũng như cách phòng tránh chuột rút khi mang thai.
1. Các nguyên nhân thường gặp gây chuột rút khi mang thai
- Trọng lượng tăng nhanh: Khi thai nhi lớn lên khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng nhanh gây áp lực đến các cơ bắp chân dẫn đến tình trạng chuột rút.
- Dây chằng bị kéo căng: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Lúc này các cơ và dây chằng cũng bị kéo căng gây đau nhức, chuột rút. Có một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dẫn đến chuột rút.
- Mất nước: Một trong nhiều nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu là do thiếu nước và chất điện giải. Điều này xảy ra khi bà bầu uống không đủ nước và ra nhiều mồ hôi khi trời nắng nóng mà không kịp bù dẫn đến thiếu nước và chất điện giải.
- Thiếu canxi: Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương. Nếu không đủ canxi cơ thể mẹ sẽ tự rút canxi để truyền cho thai nhi, dẫn đến thiếu hụt canxi ở mẹ và xuất hiện những cơn co cứng ở người mẹ.
- Thiếu khoáng: Không chỉ thiếu canxi gây chuột rút bà bầu, nếu bạn thiếu kali hoặc magie trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút bàn chân khi mang thai.
- Nghén khi mang thai: Nghén là tình trạng nhiều bà bầu gặp phải. Nghén là cho bà bầu không ăn được nhiều hoặc ăn vào là nôn ra nên dưỡng chất chưa kịp hấp thu đã mất đi dẫn đến thiếu chất ở bà bầu do nghén.
2. Dấu hiệu chuột rút khi mang thai
Bà bầu bị chuột rút là tình trạng rất bình thường và bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình như:
- Chuột rút có thể xuất hiện ngay khi bà bầu vừa bắt đầu giấc ngủ và có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ. Các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, tuy không để lại hậu quả gì nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của bà bầu và, thường sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
- Chuột rút chân khi mang thai thường hay xảy ra ở các vị trí bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân và cũng có thể gặp ở tay, thân mình. Bên cạnh cơn đau đột ngột, đột ngột, bà bầu cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da. >> Xem thêm: Cách giảm đau giúp bà bầu bị chuột rút bắp chân
- Nếu trong trường hợp chuột rút ở bụng thì bà bầu cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Hay trong trường hợp nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra để được điều trị kịp thời.
3. Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút
- Duỗi chân: Khi bị chuột rút bà bầu cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá chân và các ngón chân. Bà bầu sẽ thấy đau nhưng cảm giác đau sẽ dần hết.
- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút: Nên nhẹ nhàng massage và xoa bóp từ đầu ngón chân đến bắp chân, kê chân lên gối cao để máu được lưu thông.
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút: Có thể dùng chai nước nóng, túi chườm hoặc khăn ấm đặt lên vùng bị đau sẽ giúp làm giảm đau do chuột rút gây nên.
- Đi lại: Bà bầu nên đi lại khi bị chuột rút sẽ giúp chóng cải thiện tình trạng này. Bà bầu cũng có thể xuống giường và đặt chân xuống mặt sàn hoặc đặt gót chân nằm thẳng chạm vào tường hay cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước. Hoặc bà bầu duỗi thẳng đầu gối, mũi chân cong vểnh về phía đầu gối và nhẹ nhàng xoay cổ chân.
4. Phòng tránh chuột rút khi mang thai
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế: Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Những bà bầu làm công việc văn phòng hay ngồi nên tranh thủ co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau giờ làm việc.
- Xoa bóp, kéo căng cơ bắp chân nhiều lần: Nên thực hiện các động tác xoa bóp, massage từ vùng đùi đến bắp chân. bàn chân và các ngón chân để làm tăng lưu thông máu.
- Xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân: Bà bầu nên thường xuyên xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân bất cứ khi nào có thể như khi ngồi làm việc, ăn cơm, xem tivi...
- Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, tập yoga, tập các bài tập nhẹ nhàng như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện các bài tập này sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn, không lo bị chuột rút vào ban đêm.
- Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng người sang trái, gác chân lên gối cao khi ngủ: Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân. Gác chân lên gối cao khi ngủ cũng là cách giúp máu lưu thông tránh chuột rút.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước, tránh để cơ thể thiếu nước. Nước này sẽ giúp máu vận chuyển oxy đến các cơ, giúp cơ hoạt động bình thường.
- Tắm bằng nước ấm: Tắm bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn do các cơ và mạch máu hoạt huyết. Nếu bà bầu ngâm chân trong nước nóng được pha với chút muối và gừng sẽ giúp bà bầu tránh bị chuột rút vào ban đêm.
- Tránh làm việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái: Bà bầu tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng kéo dài và giữ cho tinh thần thoải mái sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa không bị chậm lại, tránh được tác động tiêu cực đến bà bầu.
- Uống bổ sung canxi trong thai kỳ
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Vì thế để cung cấp đủ nhu cầu canxi cơ thể trong suốt giai đoạn thai kỳ, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau lá xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa... Tuy nhiên do khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau và nhu cầu canxi bà bầu cao hơn khi bình thường nên để không thiếu canxi, bà bầu có thể uống canxi trong thai kỳ. Canxi tốt và an toàn bà bầu là canxi dạng nano, siêu nhỏ nên có khả năng tan nhanh, nâng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ đó bà bầu không phải lo nóng trong, táo bón như khi bổ sung các loại canxi thông thường. Để canxi có thể vào được trong máu và xương, bà bầu nên chọn viên uống có canxi nano cùng nhiều thành phần dưỡng chất khác như Kẽm nano, Magie, Boron, Silic... rất cần cho cơ thể bà bầu. Tuy nhiên để an toàn nhất cho cả mẹ và bé, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung canxi để an toàn và hiệu quả nhất.
Bà bầu bị chuột rút là tình trạng rất phổ biến ở chị em khi mang thai. Do đó bà bầu không nên quá lo lắng, chú ý ăn đủ chất, bổ sung dưỡng chất cần thiết như canxi, kali... giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc... để cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí chi tiết hơn về tình trạng chuột rút ở bà bầu hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.
Có 0 bình luận: