Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mách bạn cách giảm chuột rút ban đêm

ID: 2228   Ngày đăng:
Lượt đọc: 5355

Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào nhưng hay xuất hiện vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nên làm gì để giảm chuột rút ban đêm được nhiều người quan tâm và câu trả lời sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Mục lục [ Hiện ]

1. Độ tuổi nào dễ mắc chuột rút?

Ai cũng có thể bị chuột rút, từ người trẻ tuổi đến người lớn tuổi. Theo thống kê có đến 60% người trưởng thành đã từng gặp chuột rút và tình trạng này thường xảy ra với người từ độ tuổi 50. Ngoài nhóm đối tượng là người già hay bị chuột rút thì cũng có nhiều đối tượng dễ gặp chuột rút thường xuyên, đó là các vận động viên thể thao, người leo núi, người thường leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai... Khi lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối... đều dễ bị chuột rút.

Độ tuổi nào dễ bị mắc chứng chuột rút nhất?

Chuột rút ban đêm thường gặp ở người già nhưng cũng không hiếm gặp ở người trẻ. Tuy chứng bệnh này không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, mất ngủ giữa đêm.Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút nhưng tình trạng đau cơ bắp có thể kéo dài một ngày hoặc vài ngày. 

Ở người lớn tuổi, dây thần kinh ở vùng bắp chân và bàn chân là vị trí dễ bị kích thích nên khi bị co bóp và ứ đọng canxi trong các tế bào ở các bắp thịt sẽ nhiều hơn, khiến cơ bắp khó giãn ra hơn.

>> Điều trị bệnh chuột rút ở người già, người lớn tuổi

2. Nguyên nhân gây ra chuột rút vào ban đêm

Mọi người hay bị chuột rút vào ban đêm vì lý do gì?

  • Thiếu canxi: Khi thiếu hụt canxi trong máu không chỉ gây ra sự co thắt của cơ bắp tay, cơ cổ tay mà còn có thể gây ra cảm giác tê liệt và ngứa ran, các mô thần kinh tăng hoạt động gây chuột rút.
  • Lạnh chân: Nếu nằm ở phòng điều hòa hay quạt thổi trực tiếp vào chân, thời tiết lạnh mùa đông nếu không giữ ấm chân cũng là nguyên nhân gây chuột rút.
  • Vận động quá sức: Vào ban ngày nếu bạn vận động quá sức khiến cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương và khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, nếu chưa kịp bổ sung calo sẽ khiến cho chân bị chuột rút.
  • Mất nước, mất cân bằng chất điện giải: Khi bạn làm việc ngoài trời hay chơi thể thao, không kịp bổ sung nước, cơ thể mất nước quá nhiều làm mất nước và chất điện giải. Hoặc với những người ít uống nước, ban đêm dễ bị chuột rút.
  • Tuần hoàn máu kém: Khi bạn đứng lâu, ngồi gập chân quá lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc khi bạn ngủ để cong chân, cơ bắp ở bắp chân lại ngắn khi không được duỗi ra, giữ tư thế này quá lâu cũng có thể làm bạn bị chuột rút.
  • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng: Chuột rút xảy ra khi cơ thể mất cân bằng chất điện giải do thiếu canxi, magie và kali.
  • Phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng có tỷ lệ chuột rút khá cao do tình trạng tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải rồi cả sức nặng của thai nhi làm tuần hoàn máu ở chân kém đi. Thêm vào đó là sự thay đổi hormone khi mang thai nên chị em cần nhiều canxi, nếu không đủ sẽ làm hạ canxi máu dẫn đến chuột rút.
  • Mắc các bệnh về thận: Ở người bình thường quá trình chuyển hóa thường diễn ra trong vòng 24 giờ. Với người lọc thận quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn, phải mất 2 – 3 ngày.Lúc này các chất điện giải trong cơ thể thay đổi liên tục có thể sẽ gây ra chuột rút.Rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất điện giải.
  • Bệnh Parkinson: bệnh Parkinson là một trong các bệnh thần kinh có thể làm người bệnh bị chuột rút.

3. Cách giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm

Hướng dẫn cách giảm đau khi bạn bị chuột rút khi ngủ vào ban đêm

Để có thể giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm bạn nên chú ý những điều sau:

  • Không nên ngồi quá lâu hay giữ chân ở nguyên một tư thế mà nên để chân thoải mái. Nếu ban ngày bạn phải đứng hoặc ngồi nhiều thì trước khi ngủ bạn có thể thực hiện các động tác duỗi thẳng chân và kéo căng bắp chân trước khi đi ngủ. Nên thực hiện động tác kéo căng chân ít nhất 3 phút trước khi ngủ, đặc biệt sẽ giúp người già đỡ đau hơn khi bị chuột rút. Bạn nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm chuột rút như chọn tập yoga, đạp xe, đi bộ... 
  • Nếu thấy chuột rút xảy ra khi đang ngủ buổi đêm, bạn hãy xuống giường đi bộ xung quanh phòng khoảng 1 phút. Sau đó có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh phần bắp thịt bị đau, lắc và xoa bóp vùng bị chuột rút rồi nâng chân lên cao.
  • Bạn nên giữ ấm chân khi đi ngủ, như vào mùa hè không nên nằm đối diện với quạt để tránh hơi lạnh và gió quạt thổi vào lưng. Mùa đông nên đi tất giữ ấm chân và đắp chăn khi đi ngủ hoặc bạn có thể ngâm chân nước nóng trước khi ngủ.
  • Để tránh bị chuột rút vào ban đêm do mất nước, nguyên nhân thường gặp, bạn hãy uống đủ lượng nước 1 ngày để ngăn ngừa chuột rút. Nếu bạn thường xuyên chơi thể thao, hãy sử dụng các loại nước uống dành riêng cho người chơi thể thao để có thể bổ sung nước và chất điện giải có thể mất đi khi bạn vận động mạnh.
  • Bạn có thể tránh được chuột rút nếu thường xuyên ăn các thực phẩm giàu kali như chuối, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, cá ngừ… Thói quen này sẽ giúp bạn không bị hạ kali máu.

Với phụ nữ mang thai, người ăn kiêng… để phòng thiếu canxi thì cũng nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên do khả năng hấp thu và có thể lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày cung cấp chưa đủ canxi cơ thể cần thì bạn có thể chọn bổ sung từ viên uống có Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất khác như Magie, Mangan, Kẽm, Silic, Sắt… Khi bổ sung canxi từ viên uống này bạn không cần lo thừa hay thiếu đồng thời canxi nano nhờ kích thước siêu nhỏ mà có khả năng hấp thu tốt hơn các loại canxi thông thường, tránh cho người sử dụng những tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận… (Tìm hiểu sản phẩm tại đây)

  • Bên cạnh các biện pháp này, bạn cũng nên tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và cả những đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê… Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, nghĩ ngợi nhiều cũng sẽ góp phần giúp bạn tránh được chuột rút “ghé thăm” trong đêm.
  • Nếu bạn mắc các bệnh lý như bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu thì nên đi khám khi thấy tình trạng chuột rút xuất hiện thường xuyên để được điều trị sớm.

>> Mách bạn cách trị chuột rút nhanh và hiệu quả

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về tình trạng chuột rút vào ban đêm khi đi ngủ.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp