Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

[Tư vấn] Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần biết

ID: 1947   Ngày đăng:
Lượt đọc: 6968

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là một vấn đề rất nguy hiểm nên mọi người cần có những hiểu biết chung về tình trạng này. Nhắc đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa đây được xem là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ do việc vệ sinh vùng kín không đúng cách. Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm nặng hay nhẹ để có thể nhanh chóng tiến hành điều trị và xem xét việc ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi nên các mẹ cần phải chú ý hơn nữa.

Mục lục [ Hiện ]

Các loại viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường gặp

Viêm nhiễm phụ khoa nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng, có 4 loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần đặc biệt chú ý, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thiên thần bé nhỏ trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ.

Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn

Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình. Bệnh này gây ra bởi một vi khuẩn thường trú trong âm đạo, nhưng do biến đổi hormone khi mang thai, vi khuẩn này phát triển một cách quá mức. Nếu không được điều trị, vi khuẩn này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi bé cưng sinh ra.

Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình

Triệu chứng thường gặp: 

  • Ngứa quanh âm đạo
  • Cảm giác thấy đau rát khi đi tiểu
  • Xuất hiện dịch trắng, mỏng hoặc xám nhạt khi đi tiểu

Cách điều trị và phòng ngừa chứng nhiễm khuẩn âm đạo:

  • Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nhất là đối với đồ lót. Bạn nên thay đồ lót sau khi tắm hoặc khi bơi
  • Nên mặc đồ lót bằng cotton, chất liệu thoải mái
  • Khi vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có thể tấn công “cô bé” của bạn
  • Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chờ đợi và tiến hành điều trị trong tháng tiếp theo của thai kỳ. Một số thuốc Metronidazole hoặc Clindamycin sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

Nhiễm nấm âm đạo

Khi mang thai, lượng Hormone estrogen và progesterone tăng cao hơn, độ pH của môi trường âm đạo sẽ bị phá vỡ thế cân bằng, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, trong đó Candida sẽ gây nhiễm nấm âm đạo phụ khoa.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau rát, ngứa ở âm đạo
  • Môi âm đạo, sưng tấy đỏ
  • Có dịch, trắng vàng, có mùi
  • Cảm thấy đau khi quan hệ
  • Khi đi tiểu bị đau, rát

Cách điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo:

  • Không nên mặc quần lót quá chật, nên dùng chất liệu cotton để khô thoáng và thoải mái
  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
  • Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Ăn nhiều tinh bột phức tạp và ngũ cốc nguyên hạt
  • Lactobacillus, một loại probiotic được tìm thấy trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo. Vì vậy, thường xuyên “măm măm” sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn mà còn giúp bảo vệ “cô bé”
  • Khi bị nhiễm nấm, tùy từng cơ địa mỗi người, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc chỉ định một loại kem bôi.

Viêm âm đạo Trichomoniasis

Ký sinh trùng trichomoniasis lây nhiễm qua đường tình dục

Đây là chứng viêm nhiễm phụ khoa qua đường tình dục do quan hệ không có biện pháp an toàn. Ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân xuất hiện có thể từ người chồng lây nhiễm loại ký sinh trùng trichomoniasis và tạo điều kiện cho loại ký sinh trùng này sống trong âm đạo.

Triệu chứng thường gặp:

  • Cảm thấy đau rát khi quan hệ.
  • Xuất hiện dịch âm đạo màu xanh, vàng, có bọt, mùi hôi.

Cách điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo Trichomoniasis

  • Viêm âm đạo Trichomoniasis được điều trị bằng thuốc có chứa Metronidazole và Tinidazole.
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. 

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Hơn 20% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn Strep nhóm B trong cơ thể, đặc biệt là tại các vùng đường ruột, trực tràng, âm đạo. Trong tuần 35 – 37 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra vi khuẩn GBS trong cơ thể thai phụ, đảm bảo hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ sinh nở, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu đục.
  • Thường xuyên có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu nhiều.

Cách điều trị và phòng ngừa khuẩn Strep B âm đạo khi mang thai:

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa GBS. Tuy nhiên, nếu nhận được kết quả dương tính với GBS, bạn sẽ được tiêm vắc xin khi sinh để tránh lây nhiễm cho bé cưng.

Viêm nhiễm khi mang thai có thể phòng tránh được nếu mẹ bầu thực sự chú ý đến vệ sinh cá nhân và sinh hoạt thường nhật. Ngay khi thấy những triệu chứng bất thường mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn này, rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín do nồng độ tiết tố trong thời kỳ mang thai thường tăng cao hơn bình thường. Nội tiết tố tăng cao, nồng độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi, các loại vi khuẩn và nấm kí sinh theo đó mà phát triển nên rất dễ bị các bệnh lý phụ khoa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể, nếu thai phụ mắc bệnh phụ khoa do nấm, Chlamydia trong thời kỳ này thai phụ sẽ bị:

  • Nóng rát, ngứa ở vùng kín.
  • Đau bụng.
  • Viêm mang ối dễ sinh non.
  • Lây truyền nấm sang cho em bé.

Do đó, trước khi có ý định mang thai, cần đi khám bác sĩ tổng quát cũng như phụ khoa, chưa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.

Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe sinh sản?

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nhiễm ở vùng kín do nồng độ tiết tố tăng cao hơn bình thường

Viêm nhiễm phụ khoa là một trong nguyên nhân hàng đầu khiến chị em khó thụ thai.

Trong thai kỳ, do sự thay đổi sinh lý của cơ thể cùng với sự biến đổi nội tiết tố nên chị em rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa “tấn công”. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chị em mà các bệnh viêm nhiễm phụ khoa còn là mối đe dọa với em bé trong bụng mẹ.

  • Thai phụ nhiễm nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài ra do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ.
  • Thai phụ bị viêm nhiễm trùng roi trichomonas có thể gây đẻ non, vỡ ối sớm, thai nhẹ cân.
  • Thai phụ nhiễm khuẩn Gram âm có thể gây sinh non, nguy cơ đẻ từ tuần thứ 34 – 37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh.
  • Thai phụ nhiễm lậu cầu và Chlamydia trachomatis có thể khiến trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc thể vùi trong tháng đầu sau đẻ và khoảng 10 – 20% trẻ sơ sinh bị viêm phổi trong khoảng 1 tháng tuổi do mẹ nhiễm Chlamydia trachomatis.
  • Thai phụ bị nhiễm liên cầu Beta tan huyết gây đẻ non và vỡ ối sớm, ngoài ra còn gây cho trẻ sơ sinh viêm da, viêm phổi, viêm não, …
  • Thai phụ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai gây sảy thai muộn, đẻ non, thai chết lưu. Giang mai bẩm sinh do nhiễm từ mẹ có thể tiềm tang ở da, niêm mạc, hệ thần kinh của thai nhi, gây múi yên ngựa, viêm giác mạc hoặc điếc, …

Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi nên chị em cần có xu hướng xử lý kịp thời. Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ rất nhạy cảm nên chị em cần được bác sĩ chỉ định cụ thể, cẩn thận. Các bác sĩ sẽ cân nhắc cho chị em sử dụng thuốc an toàn để ổn định tình trạng bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc vùng kín trong thai kỳ tránh viêm nhiễm

Bước đầu tiên trong cách chăm sóc vùng kín cho thai phụ chính là giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, mặc quần lót trong thời gian dài, quần quá chật và bó sát, điều này sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu. thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho vùng kín luôn luôn khô ráo, hạn chế sự hình thành và phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Bà bầu phải luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đặc biệt là vệ sinh vùng kín hàng ngày

Tiếp theo, bà bầu phải luôn ý thức việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đặc biệt là vệ sinh vùng kín hàng ngày. Không nên tắm trong bồn tắm quá lâu, không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc các nói có nguồn nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh, điều này khá quan trọng việc ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa cho phụ nữ, kể cả phụ nữ không mang thai.

Chị em nên vệ sinh mỗi ngày 1 – 2 lần bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp, chỉ nên nhẹ nhàng bên ngoài, chứ không thụt sâu vào bên trong âm đạo, điều này khiến âm đạo dễ bị tổn thương và nặng hơn có thể gây xuất huyết âm đạo, xuất huyết tử cung, những lần khác chỉ nên rửa bằng nước sạch.

Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai và sau sinh với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược (tìm hiểu sản phẩm tại đây) .

Ngoài ra, sau khi sinh, chị em nên tích cực điều trị bệnh để tránh bệnh dai dẳng hoặc tái phát và tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ. Để quá trình điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, sau khi cai sữa cho con hoặc khi con ít phụ thuộc vào sữa mẹ, cùng với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm viên uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký kinh, Diếp cá. Sản phẩm này mang lại tác dụng hỗ trợ chống viêm mà không làm mất cân bằng môi trường pH âm đạo, kiểm soát dịch âm đạo, làm lành nhanh tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng và từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí) chi tiết về viêm phụ khoa khi mang thai và cách điều trị hiệu quả.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa