Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh: Các mẹ cần hết sức lưu ý!

ID: 1812   Ngày đăng:
Lượt đọc: 12353

Viêm nhiễm phụ khoa là nỗi ám ảnh của chị em bởi nó không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm, sinh lý và sức khỏe. Sau sinh, chị em lại càng dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa “tấn công”. Vậy nguyên nhân là gì, có cách nào điều trị cũng như phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh hiệu quả?

Mục lục [ Hiện ]

Vì sao phụ nữ sau sinh thường bị viêm nhiễm phụ khoa

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường gặp

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường gặp

  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm bởi các tác nhân như nấm Candida, vi khuẩn, ký sinh trùng Trùng roi gây ra.
  • Viêm tử cung, viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung ở nữ giới bị viêm nhiễm, lở loét hoặc sưng mủ do sự tấn công từ các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Tình trạng cổ tử cung bị lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Viêm vòi trứng, ống dẫn trứng: Đây là những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa sau sinh. Các tổn thương ở âm đạo có thể phát triển mạnh hơn gây ra viêm nhiễm ở buồng tử cung, tử cung, nếu như chị em không khám phụ khoa sau sinh kịp thời có thể phát triển nặng hơn gây tắc vòi trứng, viêm buồng trứng.
  • Viêm niệu đạo: Do cấu tạo viêm niệu đạo ở ngắn nên chị em sau quá trình sinh nở thì lại càng dễ bị viêm nhiễm vùng niệu đạo - bộ phận của hệ tiết niệu, là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài.

Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Sau sinh, chị em càng dễ mắc các bệnh viêm phụ khoa là bởi:

  • Sau quá trình vượt cạn, tử cung bị giãn rộng, sản dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn từ bên trong sinh sôi cũng như từ ngoài xâm nhập vào phát triển gây bệnh.
  • Vết thương tầng sinh môn vẫn chưa lành hẳn nên nguy cơ vùng kín bị nhiễm trùng lại càng dễ hơn.
  • Vệ sinh không cẩn thận là con đường gián tiếp "rước" mầm bệnh vào người. Sau sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, chị em lại thường xuyên phải đóng băng khiến vùng kín nóng ẩm, bí bách.
  • Quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ không an toàn gây các bệnh viêm phụ khoa. Sau sinh, thể lực của chị em vẫn còn yếu ớt, sức miễn dịch kém cộng thêm cơ thể có sự biến đổi và tổn thương ở cơ quan sinh dục sau thời gian mang thai, sinh nở nên chị em rất dễ bị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Quan hệ tình dục khi những cơ quan này chưa được hồi phục còn tác động đến vết thương gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục dễ dàng tấn công.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh

Âm đạo sưng đau, viêm loét, dễ chảy máu

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công mạnh hơn và với sự kích thích của dịch viêm, vùng da ở âm đạo sẽ có màu đỏ, dễ bị sưng.

Lúc đầu, vùng kín sẽ bị ngứa nhẹ, thi thoảng bị ngứa nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó thì cảm giác ngứa thường xuyên hơn, vùng kín cũng có dấu hiệu sứng đỏ, nóng rát, gây khó khăn cho mọi sinh hoạt hàng ngày, nhất là chuyện “gần gũi”.

Dịch âm đạo bất thường, mùi khó chịu

Trong số các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thì dấu hiệu dịch âm đạo, khí hư bất thường rất dễ nhận biết. Khí hư có tác dụng giữ ấm cho âm đạo, là chất bôi trơn và tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm, khí hư sẽ có thay đổi bất thường về lượng dịch tiết ra, màu sắc, tính chất và có thể kèm theo mùi hôi khó chịu.

Khí hư bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, khí hư sẽ ra nhiều hơn, chuyển màu xanh, màu vàng, loãng có bọt hoặc vón cục như bã đậu, thậm chí có thể lẫn máu,...

Khi thấy vùng kín bỗng nhiên có mùi hôi khó chịu, chị em đừng loại trừ khả năng đã bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Lúc này, vùng kín thường sẽ có mùi nặng hơn sau khi quan hệ tình dục, mùi hôi tanh như cá ươn hoặc mùi hôi thối, tùy theo tác nhân gây bệnh.

Nóng rát, xót khi đi tiểu

  • Vùng kín nóng rát, xót khi đi tiểu cũng là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Ngoài sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh thì việc gãi để giảm ngứa cũng sẽ gây tổn thương, xước, lở loét vùng kín, từ đó gây cảm giác xót, buốt khi đi tiểu.
  • Khó khăn khi giao hợp: Vùng kín viêm nhiễm, sưng đau, thậm chí chảy máu gây khó khăn cho việc quan hệ, gây đau đớn khi giao hợp.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt đến sớm, chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn hoặc ít hơn bất thường.

Cách điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh dứt điểm

Các loại thuốc uống, đặt điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

  1. Với viêm nhiễm do vi khuẩn: Các bác sĩ có thể kê thuốc viên metronidazole (Flagyl) để uống hoặc gel metronidazole (MetroGel) và kem clindamycin (Cleocin) để thoa trực tiếp lên khu vực âm đạo.
  2. Với viêm nhiễm do nấm Candida: Sử dụng kem chống nấm hoặc thuốc viên không kê đơn, chẳng hạn như miconazole (Monistat 1), clotrimazole (Gyne-Lotrimin), butoconazole (Femstat 3) hoặc tioconazole (Vagistat-1). Thuốc kê toa kháng nấm là Fluconazole (Diflucan).
  3. Với viêm nhiễm do ký sinh trùng Trichomonas: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc viên metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).

Chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh bằng dân gian

Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh bằng biện pháp dân gian

  1. Lá trà xanh hoặc lá trầu không: Đun lá trà xanh hoặc lá chè xanh với nước đến khi sôi, có thể cho thêm một ít muối. Sử dụng nước này để xông hơi vùng kín rồi khi nguội thì vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, song chú ý chỉ vệ sinh bên ngoài, không thụt rửa.
  2. Ngải cứu: Sử dụng khoảng 20g ngải cứu khô cho vào trong nồi chứa khoảng 300 ml nước, vặn nhỏ lửa để hỗn hợp trên được đun sôi từ từ. Tương tự như lá trà xanh và lá trầu không, sử dụng nước ngải cứu để xông hơi và vệ sinh vùng kín.
  3. Tỏi: Cách sử dụng tỏi chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày nhai 3 - 4 tép tỏi, không nên đặt tỏi trực tiếp vào âm hộ vì mùi tỏi hắc và nóng sẽ gây khô rát cho “cô bé” của bạn.

Việc điều trị viêm phụ khoa sau sinh thường gặp nhiều khó khăn bởi lúc này, chị em thường đang cho con bú nên việc sử dụng các loại thuốc điều trị cần cân nhắc thật kỹ để không bị ảnh hưởng tới sữa mẹ. Các cách dân gian chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh cũng không nên áp dụng tùy tiện.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi thấy dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, chị em cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị hợp lý.

Để điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh hiệu quả, an toàn, sau khi cai sữa cho em bé hoặc khi em bé ít phụ thuộc vào sữa mẹ, cùng với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma, các thảo dược được mệnh danh là kháng sinh thực vật gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh.

Sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát dịch âm đạo, hỗ trợ chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành nhanh tổn thương do viêm đồng thời tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng.

Sản phẩm đó cũng giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh tây y, rút ngắn quá trình điều trị. Các loại kháng sinh tây y thường dễ diệt vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại. Hơn nữa, các cách dân gian thường lâu cho hiệu quả và hiệu quả cũng không cao, khó có thể khỏi bệnh.

Ngoài ra, trong và sau khi đã điều trị khỏi bệnh, chị em vẫn cần duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, nên sử dụng sản phẩm vệ sinh chứa các thành phần như Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn, khử mùi và duy trì độ ẩm tự nhiên của vùng kín.

Mách chị em cách hữu hiệu phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh như thế nào?

  • Quan hệ trở lại khi vùng kín khỏe mạnh, cơ thể hồi phục: Các bác sĩ khuyến cáo chị em nên kiêng quan hệ tình dục, đợi tới khi cơ thể hoàn toàn hồi phục và cơ quan sinh dục trở lại bình thường. Việc kiêng cữ tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Thông thường, thời gian kiêng cữ với trường hợp sinh thường là từ khoảng 6 - 8 tuần còn với những trường hợp đẻ mổ là khoảng từ 3 tháng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh, trong khoảng 3 - 4 giờ.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Giặt, phơi khô quần lót hoặc là nóng trước khi mặc,...
  • Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh và thụt rửa vùng kín
  • Tập kegel: Tập kegel làm tăng độ săn chắc của các cơ vùng chậu và tránh tình trạng són tiểu, đau khung xương chậu. Sàn xương chậu yếu có thể gây ra các vấn đề về bàng quang hoặc gây ra các vấn đề về tình dục.

Hãy gọi 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tại Dược Vinh Gia tư vấn cụ thể hơn về viêm nhiễm phụ khoa sau sinh các mẹ nhé (miễn phí).

Tham khảo thêm: Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa