Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

14 dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ!

ID: 1815   Ngày đăng:
Lượt đọc: 13702

Bệnh phụ khoa là một cách nói chung về các bệnh liên quan tới các cơ quan sinh dục nữ bao gồm các viêm nhiễm vùng sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng và buồng trứng). Hôm nay Dược Vinh Gia sẽ chia sẻ 14 dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp để giúp các chị em dễ nhận biết và biết cách phòng và điều trị khi mắc phải căn bệnh này nhé! Cùng tìm hiểu nào!

Mục lục [ Hiện ]

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác nhau của hệ sinh dục nữ giới. Đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và đường sinh dục trên như tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng là các vị trí thường bị viêm nhiễm.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp gồm: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm đường tiết niệu. Tác nhân gây bệnh có thể là nấm Candida Albicans, tạp khuẩn (Gram + và Gram -), trùng roi Trichomonas, vi khuẩn Chlamydia, …

Bệnh phụ khoa là một cách nói chung về các bệnh liên quan tới các cơ quan sinh dục nữ bao gồm các viêm nhiễm vùng sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng và buồng trứng). Rối loạn kinh nguyệt, viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… là các bệnh lý phụ khoa phụ nữ dễ mắc phải.

14 dấu hiệu bệnh lý phụ khoa phổ biến hiện nay ở chị em

Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau nhiều, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Thống kinh cũng có thể gồm tình trạng đau bụng xuất hiện kèm tình trạng đau lưng, tức ngực, căng ngực, buồn nôn,...

Thống kinh được chia làm 2 dạng là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Trong đó:

  • Thống kinh nguyên phát: Là tình trạng đau bụng khi hành kinh của một chu kỳ kinh có phóng noãn nhưng khám không tìm thấy một nguyên nhân thực thể nào.
  •  Thống kinh thứ phát: Là tình trạng đau bụng khi hành kinh có nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể nào đó chẳng hạn như viêm tử cung, u xơ tử cung,...

Xuất huyết âm đạo bất thường

Xuất huyết (chảy máu) âm đạo bất thường (không nằm trong những ngày đèn đỏ) thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa.

Bình thường, âm đạo sẽ ra máu trong những ngày “đèn đỏ”. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 21 – 35 ngày, trong đó, số ngày hành kinh chiếm từ 3- 7 ngày.

Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung,…

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu quả viêm nhiễm phụ khoa

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết tố nữ estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 – 150ml.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không nằm trong các giới hạn trên. Màu sắc, tính chất của máu kinh cũng có thể trở nên bất thường. Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, không đặc, hơi dính, có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào).

Rối loạn kinh nguyệt có thể do áp lực tâm lý, mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố nữ,  rối loạn ăn uống,…

Vùng kín nặng mùi bất thường

Đây là triệu chứng bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Lúc này, vùng kín thường sẽ có mùi nặng hơn sau khi quan hệ tình dục, mùi hôi tanh như cá ươn hoặc mùi hôi thối, tùy theo tác nhân gây bệnh.

Thường xuyên đi tiểu và đau rát

Nếu liên tục phải đi tiểu kèm cảm giác đau đớn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa như nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh thì việc gãi để giảm ngứa cũng sẽ gây tổn thương, xước, lở loét vùng kín, từ đó gây cảm giác xót, buốt khi đi tiểu.

Khó tiêu, buồn nôn

Khó tiêu, buồn nôn thường là dấu hiệu tố cáo dạ dày đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang gặp vấn đề thầm kín. Do đó, chị em cần chú ý theo dõi dấu hiệu bất thường này.

Mệt mỏi

Mệt mỏi đôi khi cũng là triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa . Tình trạng mệt mỏi xảy ra thường xuyên, kể cả khi không làm gì thì cần được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.

Bụng to

Phụ nữ thường cảm thấy phần bụng khó chịu, cồng kềnh khi ăn no, uống nhiều nước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra liên tục quá hai tuần, không rõ nguyên nhân, có khả năng bạn bị mắc ung thư buồng trứng. 

Đau vùng bụng, xương chậu

Liên tục đau bụng hay khó chịu ở vùng xương chậu, bụng, đầy hơi có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa ở nữ như ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung. Đây cũng là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai khá rõ, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. 

Chán ăn/thèm ăn bất thường

Chán ăn, thèm ăn bất thường là dấu hiệu phổ biến của các bệnh đường tiêu hóa. Song đây cũng có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở nữ.

Tiết dịch nhầy có máu

Vùng kín tiết dịch bất thường, nhất là kèm theo máu cảnh báo âm đạo có thể bị nhiễm trùng hoặc bộ phận sinh dục bên trong có vấn đề như bị viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung.

Sưng chân

Sưng chân là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa

Sưng chân không chỉ do bị va đập mà có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa chẳng hạn ung thư cổ tử cung. Nếu thấy chân bị sưng kèm theo rỉ nước thì chị em cần hết sức lưu ý bởi có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Đau đớn khi giao ban

Đau khi giao hợp là tình trạng khá nhiều chị gặp phải. Thông thường, chị em dễ bị đau ở “cô bé” trong những lần giao hợp đầu tiên. Còn nếu sau đó, chị em liên tục bị đau đớn thì không nên bỏ qua nguyên nhân là các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa.

Lạc nội mạng tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, … là những bệnh lý có thể gây đau khi quan hệ tình dục.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây đau khi quan hệ gồm sau sinh, khô âm đạo, áp lực tâm lý, màn đạo đầu kém khiến “cô bé” không được kích thích,…

Chảy máu sau giao ban

Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ là tình trạng không nên xem nhẹ, có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nặng. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng chảy máu sau khi quan hệ gồm: bệnh lây truyền qua đường tình dục, các khối polyps, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Truy tìm nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở các chị em

  • Vệ sinh kém, vệ sinh không đúng cách
  • Lây từ chồng
  • Quan hệ tình dục không chung thủy
  • Mặc quần lót bó sát
  • Lạm dụng thuốc điều trị
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp
  • Nạo, phá thai không an toàn

Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả theo cách của chuyên gia

Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả

Rất nhiều người tưởng rằng điều trị viêm nhiễm phụ khoa không khó vì chỉ cần mua thuốc hoặc uống thuốc theo đơn của bác sĩ là xong. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, nhiều người đã uống đủ loại thuốc nhưng bệnh vẫn dai dẳng hoặc tái phát.

Khi thấy các dấu hiệu bệnh phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa như trên, trước tiên, chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Việc tự ý mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự mách bảo của người khác sẽ khiến bệnh không khỏi hoặc nặng thêm.

Chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc đặt. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, nhất là trong thời gian dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt cùng các vi khuẩn có hại.

Do đó, trong quá trình điều trị, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên sử dụng thêm sản phẩm chứa Immune Gamma và các thảo dược gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây kí ninh. Sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát dịch âm đạo, hỗ trợ chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm hoặc do lộ tuyến và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Việc kết hợp sử dụng sản phẩm này trong quá trình điều trị cũng giúp hạn chế tác dụn phụ của kháng sinh, rút ngắn thời gian điều trị đồng thời giúp ngăn bệnh tái phát hoặc biến chứng.

Ngoài ra, hàng ngày, chị em chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận bằng sản phẩm có chứa Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi và duy trì PH sinh lý tự nhiên của âm đạo.

Việc tăng cường ăn nhiều sữa chua, mặc quần lót chất liệu cotton thoáng mát, tập luyện thể dục thường xuyên,... cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các dấu hiệu bệnh phụ khoa, triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn về  dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa nhiều hơn nhé (miễn phí).

Đọc thêm: Lý giải câu hỏi: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? 

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa