Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa có bị đau lưng không?

ID: 1818   Ngày đăng:
Lượt đọc: 22342

Các bệnh viêm phụ khoa thường gây nhiều triệu chứng khó chịu như khí hư ra nhiều, đau rát, sưng đỏ vùng kín,... Nhiều chị em cảm thấy đau lưng khi mắc viêm phụ khoa. Nên băn khoăn rằng viêm phụ khoa có bị đau lưng không hay còn do nhiều nguyên nhân khác? Hôm nay hãy cùng các chuyên gia tại Dược Vinh Gia giải quyết câu hỏi này nhé!

Mục lục [ Hiện ]

Viêm phụ khoa là gì?

Viêm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác nhau của hệ sinh dục nữ giới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng.

Viêm phụ khoa thường gồm các bệnh: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm đường tiết niệu.

Nấm Candida Albicans , tạp khuẩn (Gram + và Gram -), trùng roi Trichomonas, vi khuẩn Chlamydia, lậu, giang mai, ... là các tác nhân gây viêm phụ khoa phổ biến.

Phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa có bị đau lưng không?

Bị viêm phụ khoa có bị đau lưng không?

Phụ nữ thường bị đau lưng nhiều hơn nam giới. Khi bị đau lưng, chị em thường nghĩ tới các lý do sinh lý như kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, vấn đề ở cột sống, xương khớp hay mặc áo nịt ngực chật, đi giày cao gót, diện quần cạp trễ,… Tuy nhiên, có một lý do ít người biết đến là bệnh phụ khoa cũng gây đau lưng.

Nếu như các cơn đau lưng ở phần cột sống, do các vấn đề cột sống, xương khớp thường là đau ở thắt lưng kèm theo nhức chân, đùi bị tê thì các bệnh phụ khoa gây đau lưng chủ yếu là đau nhức phần xương cụt, kèm đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư, bụng dưới sệ xuống.

4 bệnh viêm phụ khoa phổ biến gây đau lưng ở các chị em

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là chứng nhiễm trùng ở phần trên của vùng sinh dục nữ gồm tử cung, ống Fallop, buồng trứng và bên trong khung chậu. Sốt nhẹ, mệt mỏi, mất ngủ, đau bụng dưới, đau vùng cột sống dưới thắt lưng (giữa hai mông) là các dấu hiệu của bệnh.

Các cơn đau thắt lưng có thể bất chợt hoặc kéo dài, đau nhói hoặc đau âm ỉ... nhưng với tần suất cao. Nhiều người thường nhầm tưởng các cơn đau lưng này là đau lưng thông thường hoặc do tổn thương cột sống, thoái hóa.

Sa tử cung

Sa tử cung là tình trạng tử cung rời khỏi vị trí lúc ban đầu xuống dọc theo bộ phận sinh dục nữ do chấn thương, quá trình sinh thường, sự suy giảm khả năng buồng trứng…

Dấu hiệu của sa tử cung phổ biến là đau lưng dữ dội, đau đớn khi giao hợp, đau tức bụng dưới, khí hư ra nhiều bất thường, tiểu tiện khó.

Viêm cổ tử cung

Viêm phụ khoa có bị đau lưng không? Câu trả lời là có và viêm côt tử cung là một trong những bệnh viêm phụ khoa phổ biến gây đau lưng. Cổ tử cung có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, bảo vệ tử cung. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan sang cổ tử cung, gây viêm cổ tử cung. Các biểu hiện thường là: dịch âm đạo bất thường, đau bụng kèm đau lưng.

U xơ tử cung, u nang buồng trứng

U xơ tử cung có thể là một khối u hoặc nhiều khối u dính lại với nhau, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài chục mm.  Ngoài triệu chứng chảy máu kinh bất thường, đau khi giao hợp, tiểu tiện khó, tiêu tiểu nhiều lần, táo bón, bệnh còn gây đau ngang thắt lưng. Sở dĩ bệnh nhân bị đau lưng là do các tế bào ung thư xâm lấn có thể gây ra tắc nghẽn niệu quản, ứ nước, nhiễm độc và gây đau lưng.

U nang buồng trứng có thể phát triển từ ác mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng. 

Viêm phụ khoa gây đau lưng gây ảnh hưởng gì trong cuộc sống của phụ nữ?

  • Gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
  • Làm giảm chất lượng cuộc “yêu”, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý đối tác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình cảm vợ chồng, hạnh phúc gia đình.
  • Tình trạng viêm phụ khoa gây đau lưng nếu để kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, gây mất thời gian và tốn kém chi phí điều trị.
  • Gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe sinh sản, làm ảnh hưởng tới chất lượng trứng, chất lượng và sự di chuyển của tinh trùng từ đó làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, vô sinh, hiếm muộn.
  • Gây suy giảm nội tiết tố nữ nên khiến chị em luôn mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu.

Làm gì bị đau lưng do mắc bệnh viêm phụ khoa?

Nên làm gì khi mắc viêm phụ khoa khi đau lưng?

 

  • Kiêng không làm việc nặng.
  • Tránh ngồi lâu, quá nhiều, nếu làm việc văn phòng thì nên tranh thủ vận động, đi lại
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng việc vệ sinh “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày để hỗ trợ chữa trị bệnh viêm phụ khoa hiệu quả.
  • Không đi gày cao gót quá nhiều
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên quá lo lắng
  • Massage lưng: Nhẹ nhàng massage và cọ xát các khu vực khó chịu sẽ kích thích sự lưu thông của hệ thống bạch huyết, từ đó giarm viêm nhiễm.
  • Chọn đệm tốt giúp lưng được thoải mái

Điều trị đau lưng do bị bệnh viêm phụ khoa ở đâu tốt nhất?

Viêm phụ khoa gây đau lưng và cần sớm điều trị nhưng chị em cần lưu ý chọn nơi điều trị uy tín, đảm bảo.

Chị em tuyệt đối không được chủ quan nghe những lời đồn đại chữa đau lưng tại nhà mà không đi thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Việc chữa bệnh không đúng cách, không đúng nguyên nhân chỉ làm tình trạng bệnh viêm nhiễm ngày một nặng dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Tốt nhất, chị em nên lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo để thăm khám, điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Với các bệnh viêm phụ khoa, khi điều trị, chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc đặt. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, nhất là trong thời gian dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt cùng các vi khuẩn có hại.

Do đó, trong quá trình điều trị, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên sử dụng thêm sản phẩm chứa Immune Gamma và các thảo dược gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây kí ninh. Sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát dịch âm đạo, hỗ trợ chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm hoặc do lộ tuyến và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Sự kết hợp như trên sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng đạt kết quả tốt, hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh, đồng thời còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng.

Nếu khi kháng sinh tây y chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì chị em có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này trong thời gian dài vì chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ.

Vùng kín được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phụ khoa hiệu quả. Chị em nên lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp, nên chứa các thành phần như Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh. Sản phẩm như vậy sẽ giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi mà vẫn duy trì PH sinh lý tự nhiên của âm đạo.

Cách phòng tránh viêm phụ khoa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị viêm nhiễm phụ khoa

Hôm nay chúng ta đã tìm được câu hỏi: "Viêm phụ khoa có bị đau lưng không?".  Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Ngoài ra, Dược Vinh Gia sẽ cũng cấp thêm 1 vài thông tin cho bạn trong việc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Cùng tham khảo các cách dưới đây nhé:

  • Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không mặc quần lót ẩm ướt, thay quần lót sau khi đi mưa hoặc đi bơi.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày cẩn thận, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm như ngày "đèn đỏ", mang thai, sau khi quan hệ.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nguồn nước sạch, vệ sinh theo chiều từ trước ra sau để tránh rước vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch. Việc thụt rửa sẽ càng khiến âm đạo mất cân bằng pH từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp, không sử dụng các loại có chất sát khuẩn mạnh, không sử dụng xà bông, sữa tắm để vệ sinh vùng kín. Các loại chất tẩy rửa, nước hoa... có thể làm kích ứng vùng kín và gây viêm nhiễm.
  • Băng vệ sinh phải đảm bảo, thay băng sau 3 - 4 giờ sử dụng. Máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Việc đóng băng trong thời gian dài càng tạo đà cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Sử dụng quần lót phù hợp, tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester... trong một thời gian dài, hạn chế mặc quần lót có dây, quần lót ôm sát... bởi chúng có thể gây kích ứng các mô mềm, gây cọ xát vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, nên hạn chế ăn đồ nhiều đường, dầu mỡ hoặc các chất kích thích. Tích cực ăn nhiều sữa chua cũng là cách giúp phòng ngừa các bệnh viêm phụ khoa rất tốt. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus - khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo.
  • Duy trì thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát nguy cơ mắc bệnh vùng kín. Từ đó, chị em sẽ được hướng dẫn điều trị bệnh. Việc phát hiện và điều trị muộn không chỉ gây mệt mỏi, mất thời gian mà còn tốn kém rất nhiều chi phí.

Hãy gọi: 1900.1259 – 024.3993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn thêm về  câu hỏi viêm phụ khoa có bị đau lưng không cũng như các cách phòng và điều trị viêm phụ khoa như thế nào cho hiệu quả nhé (miễn phí).

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc đặt cũng là biện pháp được sử dụng phổ biến. Tìm hiệu thêm tại đây

 

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa