Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

TẤT CẢ những điều CẦN BIẾT về VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

ID: 1945   Ngày đăng:
Lượt đọc: 5377

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ luôn là vấn đề được không ít các chị em quan tâm. Đây là tình trạng mà hầu hết chị em nào cũng từng mắc phải ít nhất trong đời, nhất là những chị em đang ở trong độ tuổi sinh đẻ. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những nguy hiểm tới tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Mục lục [ Hiện ]

Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở vùng sinh dục của phụ nữ. Đây là một bệnh lý khá phổ biến khi có đến 90% chị em đều mắc phải bệnh lý này như viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, …Hơn nữa, tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa tập trung cao ở những chị em đã từng quan hệ tình dục.

Viêm nhiễm phụ khoa luôn là vấn đề được không ít các chị em quan tâm

Những biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Để giúp chị em phòng tránh được những biến chứng do viêm nhiễm phụ khoa gây ra, chị em có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng sau:

Hiện tượng ngứa vùng kín và nổi mẩn

Vùng kín có cảm giác ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, thì có thể là chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa, đây là một phẩn ứng mẫn cảm do bị kích ứng bởi các chất tẩy giữ như xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh hay quần lót, … do đó vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh.

Khí hư ra nhiều và bất thường

Vùng kín chị em tiết ra dịch âm đạo trong như lòng trắng trứng và không có mùi, nếu chất dịch thay đổi thì báo hiệu bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Thường xuyên đau bụng kinh

Tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kèm theo buồn nôn, tụt huyết áp, toát mồ hôi là những dấu hiệu báo hiệu chị em đang gặp trục trặc ở vùng kín. Không nên cố gắng chịu đựng và lạm dụng thuốc giảm đau mà tốt nhất nên đi khám phụ khoa để được điều trị kịp thời.

Khí hư có mùi lạ

Khí hư có mùi tanh hôi hoặc mùi chua, nhất là sau kỳ kinh và sau khi quan hệ thì mùi càng nặng thì đó là biểu hiện viêm âm đạo do nấm. Chị em cũng nên thay băng vệ sinh 4 tiếng mỗi lần để tránh mùi hôi do sử dụng băng vệ sinh.

Cảm giác nóng âm hộ

Những dấu hiệu tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu gấp báo hiệu chị em đã bị viêm niệu đạo. Nếu bị viêm âm hộ, âm đạo thì sẽ có hiện tượng đau rát âm đạo.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu bất thường ở âm đạo là dấu hiệu của ung thư tử cung, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, …. Cũng có thể là do sử dụng sai thuốc tránh thai, mất cần bằng nội tiết tố, thời kỳ mãn kinh, do đó chị em nên nhanh chóng đi khám bệnh.

Những ai dễ mắc bệnh phụ khoa?

Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, gần 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa. Con số này cho thấy nguy cơ bị bệnh phụ khoa là không hề nhỏ đối với chị em. Và những đối tượng sau đây dễ bị mắc viêm nhiễm phụ khoa.

  • Những người từng can thiệp các thủ thật ngoại khoa.
  • Người thường xuyên quan hệ vào thời kỳ buồng trứng hoạt động mạnh.
  • Người có tiền sử bị sảy thai, nạo phá thai, chị em đã quan thời kỳ sinh nở.
  • Có thói quen thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo.
  • Có sức đề kháng kém trong thời kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai hoặc sau sinh.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Khi nào chị em cần đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ chị em phụ nữ, đặc biệt những người bước vào độ tuổi sinh sản. 

Chị em cần khám phụ khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe cơ thể mình

Trước khi kết hôn

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp chị em loại trừ các bệnh viêm nhiêm phụ khoa cũng như những bất thường ở bộ phận sinh sản, từ đó có thể tự tin để chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng viêm mãn, hạnh phúc. Đây cũng là bước chuẩn bị để có kế hoạch sinh em bé an toàn, khỏe mạnh, tránh những rủi ro không đáng có.

Trước khi mang thai

Phần lớn chị em chỉ quan tâm đi khám khi thấy trễ kinh, hoặc que thử có hai vạch mà không khám phụ khoa trước khi chuẩn bị mang thai. Việc khám phụ khoa trước khi mang thai là cách bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.

Thông thường, thời kỳ mang thai là thời kỳ mà chị em dễ gặp phải các bệnh phụ khoa do nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng giảm sút như: viêm âm đạo, sùi mào gà, nấm... những bệnh này sẽ gây ảnh hưởng, tác động đến thai nhi nếu không được điều trị. Do đó, chị em cần thiết phải khám sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề đáng tiếc không mong muốn xảy ra.

Vùng kín có dấu hiệu bất thường

Khi vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa, khó chịu, hay đau rát, ra máu giữa chu kỳ, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi, … đều cảnh báo chị em đang mắc một số bệnh phụ khoa nào đó. Các bệnh viêm nhiễm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư phụ khoa…

Bị đau sau khi quan hệ

Ngoài trường hợp đau và chảy máu ở lần đầu tiên quan hệ có thể do màng trinh bị rách. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, kéo dài đến vài ngày, thậm chí máu chảy nhiều đến bất thường và kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay. Điều này có thể do cơ quan sinh dục có bất thường, như “đường vào” quá hẹp, màng trinh quá dày, co thắt âm đạo khi “yêu”

Khám định kỳ 6 tháng một lần

Để phòng tránh tất cả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và tầm soát những nguy cơ, biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản, sức khỏe chị em nói chung, các bác sĩ, chuyên gia sản phụ khoa luôn khuyến cáo chị em cần khám phụ khoa định kỳ, tối thiểu là 6 tháng một lần để theo dõi sức khỏe cơ thể mình, sớm phát hiện nếu bị các bệnh phụ khoa và có hướng điều trị tích cực từ giai đoạn khởi phát.

Nguyên nhân của viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa có 3 tác nhân chính: 

Thói quen sinh hoạt

Phụ nữ nếu vệ sinh vùng kín không đúng cách như thụt rửa quá kỹ hay không vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, thức khuya,… đều dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Tâm sinh lý

Trầm cảm, căng thẳng kéo dài, tuổi tác (phụ nữ tuổi càng cao thì sự suy giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng càng lớn) gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường âm đạo của phụ nữ. Từ đó dễ dẫn tới việc viêm nhiễm phụ khoa.

Phụ nữ tuổi càng cao thì sự suy giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng càng lớn

Mắc các bệnh lý, thủ thuật

Phụ nữ nếu đang có bệnh, suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mệt mỏi hoặc đã thực hiện nhưng thủ thuật không an toàn có thể dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.

Các dạng viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra ở nhiều cơ quan khác nhau gây ra những chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay gặp ở các chị em phụ nữ.

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng sưng và viêm ở ống cổ tử cung do nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Viêm nhiễm có thể xảy ra tại cổ tử cung, viêm có thể là từ ngoài lan vào, hoặc cũng có thể viêm trực tiếp ở cổ tử cung,… Những biểu hiện thường gặp đó là ngứa vùng kín và khí hư ra nhiều. Viêm cấp tính nếu không chữa trị sẽ dẫn tới mãn tính.

Viêm âm hộ - âm đạo

Viêm âm hộ – âm đạo, còn được gọi là viêm âm đạo, là nhiễm trùng ở âm hộ và âm đạo. Bệnh này là một tình trạng phổ biến, có tới 1/3 phụ nữ sẽ mắc bệnh ít nhất một lần trong đời. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi sinh sản.

Bệnh nhân khi bị viêm ở âm hộ - âm đạo thường có biểu hiện ngứa, rát vùng kín, âm đạo có thể bị viêm rồi sưng đỏ, khí hư ra nhiều và có màu sắc khác thường (vàng xanh, trắng đục,…), có bọt hoặc đặc, có mùi hôi khó chịu, có thể thấy đau khi quan hệ tình dục.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một loại viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ đặc biệt là những chị em đã lập gia đình. Lộ tuyến cổ tử cung tuy chỉ là một dạng tổn thương lành tính nhưng lại gây ra cho chị em một số khó chịu như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy, viêm âm đạo... và nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến các viêm nhiễm phụ khoa khác thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức sinh sản và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Viêm nhiễm ở vòi trứng

Thường là do các viêm nhiễm đường sinh dục ngoài không được can thiệp và lan tới vòi trứng. Viêm vòi trứng có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Chị em thấy đau bụng dưới, khí hư có màu vàng nhạt, kinh nguyệt không đều và đối khi bị sốt hoặc buồn nôn,…

Viêm buồng trứng là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản

Viêm ở buồng trứng

Viêm ở buồng trứng là tình trạng viêm, nhiễm khuẩn xảy ra tại buồng trứng. Chị em bị viêm buồng trứng thường có triệu chứng sốt, đau bụng, đau vùng xương hông, kinh nguyệt ra nhiều, vón cục,…

U xơ cổ tử cung

Nhiều chị em bị u xơ tử cung mà không xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Trong những trường hợp đó, có thể dấu hiệu đã bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng của khối u xơ. Đối với những chị em mắc bệnh u xơ cổ tử cung, các dấu hiệu phổ biến nhất là chảy nhiều máu hơn vào kì kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, vùng chậu chịu áp lực hoặc đau đớn, thường xuyên đi tiểu, táo bón, đau lưng hoặc đau chân, đau cấp tính (khi khối u mất nguồn cung máu và bắt đầu chết đi).

Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là do cổ tử cung bị viêm nhiễm mãn tính. Niêm mạc cổ tử cung bị viêm, làm tăng sinh bất thường các tết bào trên cổ tử cung. Polyp có kích thước từ vài mm đến vài cm, thường có dạng ngón tay, bóng đèn hay dạng ấm, có thể đơn lẻ hoặc từng chùm có màu hồng, mềm và dễ chảy máu khi chạm vào.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. Triệu chứng gây ra đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi, đau tức bụng dưới, buồn nôn và nôn.

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt rối loạn do viêm nhiễm phụ khoa, chu kỳ kinh có thể đến sớm, đến muộn, xuất huyết bất thường, đau bụng kinh dữ dội, máu kinh có màu đen, vón cục hoặc có thể gây ra máu giữa chu kỳ kinh.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Để điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa thật hiệu quả, trước tiên, chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán đúng bệnh và dùng thuốc điều trị đúng bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Để thực hiện các bước chẩn đoán có mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không, bác sĩ sẽ tiến hành làm việc như sau:

  • Xem xét lịch sử sức khỏe, bao gồm tiền sử của những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Thực hiện khám xương chậu.
  • Lấy mẫu dịch tiết âm đạo để xét nghiệm.
  • Thực hiện xét nghiệm pH bằng que thử pH hoặc giấy pH ở thành âm đạo.

Bị viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì?

Khi đã được chẩn đoán đúng bệnh viêm nhiễm phụ khoa do tác nhân nào gây ra, thì việc dùng thuốc điều trị rất dễ dàng và khỏi bệnh nhanh. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho các trường hợp:

  • Viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida Albicans: Thuốc uống Itraconazol (sporal) 100mg, Fluconazol (Diflucan) 150mg.
  • Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng roi Trichomonas: dùng thuốc trị nhóm metronidazole (Flagyl) hoặc Tinidazole (Tindamax).
  • Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn lậu: chủ yếu dùng thuốc Ceftriaxon 250mg.
  • Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn hiếu khí: dùng nhóm kháng sinh Cephalosporin.
  • Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn Chlamydia trachomatis: dùng thuốc Doxycyclin.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần kết hợp cả Đông y và Tây y

Việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chị em thường được các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh uống như trên. Kháng sinh là liều thuốc rất cần thiết và có vai trò cực kỳ quan trọng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Đối với từng loại bệnh lý, các bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc điều trị khác nhau cho chị em. 

Tuy nhiên, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường rất khó điều trị khỏi, rất dễ chuyển sang mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần là do vệ sinh không tốt hoặc chưa đúng cách, quan hệ tình dục hoặc các thủ thuật (nạo hút thai) không an toàn, suy giảm sức đề kháng toàn thân, mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục và PH âm đạo.

Điều này hay xảy ra khi thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng kháng sinh để diệt những tác nhân gây viêm sẽ diệt luôn các vi khuẩn có lợi thường trú ở âm đạo. Khi PH âm bị mất cân bằng, vùng kín của chị em sẽ bị mất đi khả năng tự bảo vệ, lúc đó, các tác nhân gây viêm thường cơ trú trong âm đạo sẽ có cơ hội bùng phát và các vi khuẩn từ bên ngoài cũng dễ dàng xâm nhập để gây bệnh. Lúc này, các bệnh viêm nhiễm nhiễm phụ khoa sẽ rất dễ tái phát hoặc dai dẳng khó điều trị. 

Do vậy, để điều trị bệnh một cách hiệu quả, bên cạnh đơn thuốc của bác sĩ kê, chị em kết hợp sử dụng sản phẩm dạng viêm uống chứa các thành phần Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây kí ninh giúp kiểm soát dịch âm đạo, tái cân bằng môi trường âm đạo, làm lành nhanh tổn thương do viêm hoặc do lộ tuyến và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng rất hiệu quả.

Những biện pháp phòng chống bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Chị em có lẽ sẽ chỉ gặp bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần, vậy nên cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh phụ khoa là trang bị đầy đủ kiến thức cho chính bản thân.

Cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh phụ khoa là trang bị đầy đủ kiến thức cho chính bản thân

Có một số thói quen gây hại cho sức khỏe sinh sản của chị em mà các bác sĩ muốn chị em tránh thật xa, đồng thời cũng có một số điều đơn giản cần làm thường xuyên hơn:

- Không thụt rửa âm đạo: Hãy luôn nhớ rằng, âm đạo của chị em có cơ chế tự làm sạch. Việc thụt rửa chỉ khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công khu vườn của chị em. Mặc dù không nhiều chị em có thói quen này, nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.

- Thành thật về các thói quen khi đi khám: Nhiều chị em khi đi khám phụ khoa đã nói dối về thói quen tình dục cũng như các thói quen khác như hút thuốc hoặc uống rượu. Yên tâm đi, công việc của bác sĩ phụ khoa là giúp đỡ chứ không phải phán xét. Họ cần những thông tin chính xác để giúp chị em phòng chống các bệnh phụ khoa một cách hiệu quả nhất.

- Thay quần lót thường xuyên: Sau khi tập thể dục hay tham gia vào các hoạt động khiến bạn toát nhiều mồ hôi hoặc sau 1 ngày làm việc, những gì chị em cần phải làm là thay ngay quần áo, đồ lót và đi tắm rửa sạch sẽ. Độ ẩm dư thừa có thể dẫn đến những kích ứng âm đạo không đáng có. Thay đồ lót bằng những loại vải mềm, nhẹ như cotton sẽ khiến vùng kín thoáng và dễ chịu hơn.

- Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa ở khu vực âm đạo: Cũng giống như việc thụt rửa, xà phòng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng pH của âm đạo. Những loại xà phòng trên thị trường được quảng cáo là dành riêng cho vùng kín cũng không cần thiết, chị em có thể vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm có chứa Nano bạc, có pH=-(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh sẽ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả, cân bằng và duy trì môi trường PH âm đạo tự nhiên.

- Quan hệ tình dục an toàn: Hãy đảm bảo rằng chị em vệ sinh vùng kín của bản thân và bạn tình thật sạch sẽ cả trước và sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời, sử dụng bao cao su cũng bảo vệ chị em khỏi những căn bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như lậu, giang mai, sùi mào gà, ...

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí) 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa