Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

6 cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13 đơn giản hiệu quả bất ngờ

ID: 2104   Ngày đăng:
Lượt đọc: 35841

Tuổi 13 đánh dấu cột mốc quan trọng về sự phát triển vượt trội của cơ thể, đặc biệt là chiều cao của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy nắm bắt ngay các cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13 để giúp con có chiều cao lý tưởng và phát triển khỏe mạnh.

Mục lục [ Hiện ]

1. Chiều cao chuẩn ở tuổi 13

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tuổi 13 là độ tuổi dậy thì của trẻ (với nữ từ 10 – 16 tuổi; nam từ 12 – 18 tuổi). Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt trội về vóc dáng cũng như tâm sinh lý. Đặc biệt, lúc này, kích thước, khối lượng và mật độ chất khoáng của xương tăng rất mạnh, đồng thời, hormone tăng trưởng cũng được tiết nhiều hơn để phục vụ quá trình tạo xương và sụn. Chính vì vậy, ở độ tuổi này bé sẽ có sự phát triển vượt bậc về chiều cao nếu được chăm sóc tốt. Cụ thể:

Đâu là chiều cao chuẩn đối với bé trai và bé gái ở tuổi 13?

Đối với các bé gái

Độ tuổi trung bình bước vào giai đoạn dậy thì của các bé gái Việt Nam là 10,5 tuổi. Ở thời kỳ này, trẻ sẽ có những thay đổi khá lớn về mặt tâm sinh lí cũng như thể chất. Trung bình mỗi năm, các bé gái có thể cao thêm từ 7 - 8cm và chiều cao sẽ phát triển đỉnh điểm ở độ tuổi 13.

Đối với các bé trai

Độ tuổi dậy thì của các bé trai thường muộn hơn các bé gái, trong khoảng 11,5 đến 12 tuổi. Bước vào giai đoạn này, các bé trai sẽ có sự thay đổi rõ rệt về giọng nói, tính cách và vóc dáng. Đặc biệt là hệ cơ xương phát triển khá nhanh nhưng đây chưa phải là tuổi chiều cao tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, nó lại là bước đệm để bé phát triển đột phá ở giai đoạn kế tiếp.

2. Nguyên nhân khiến chiều cao không đạt chuẩn ở tuổi 13

Phần lớn bậc phụ huynh đều cho rằng chiều cao của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gen di truyền và nếu cha mẹ có chiều cao hạn chế thì con cái cũng khó cao được. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng 23% đến chiều cao, sức vóc của con trẻ khi trưởng thành. Thực tế, rất nhiều cặp bố mẹ cao nhưng chiều cao của con lại không đạt chuẩn bởi các nguyên nhân sau:

Lý do gì khiến chiều cao không đạt chuẩn ở tuổi 13

Còi xương bẩm sinh

Những trẻ có hệ xương nhỏ bẩm sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển chiều cao.

Dậy thì sớm hoặc chậm

Dậy thì là thời điểm trẻ tăng trưởng nhanh nhất về chiều cao. Tuy nhiên nếu bé dậy thì quá sớm, cơ thể trẻ sẽ tiết ra các hormone kích hoạt sự phát triển của xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Thế nhưng các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến chiều cao bị chững lại. Do đó những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn các bạn dậy thì đúng theo độ tuổi. Ngược lại khi dậy thì chậm, cơ thể chưa phát triển thì chiều cao cũng không thể đạt chuẩn ở tuổi 13.

Mắc một số bệnh mãn tính

Khi trẻ mắc các bệnh ở thận, tim, phổi hoặc bệnh về đường tiêu hóa sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, trẻ sẽ bị thấp còi hơn so với các bạn cùng tuổi.

Thiếu các dưỡng chất thiết yếu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong độ tuổi này, trẻ cần cung cấp đủ các nhóm chất béo, chất đạm, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Thế nhưng khá nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, chất béo mà lại quên mất chất xơ và vitamin cần đặc biệt bổ sung để giúp tăng chiều cao hiệu quả là canxi nano, MK7, Vitamin D3… Dinh dưỡng mất cân bằng khiến trẻ không thể phát triển toàn diện và chiều cao không thể tăng tối đa.

Ăn quá nhiều chất bột đường

Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng cho các cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất này quá cao sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao.

Ngồi quá nhiều, ít vận động

Một trong những thói quen xấu mà rất nhiều trẻ đang mắc phải đó là ngồi lì trong nhà và lười vận động. Đồng thời trẻ có thói quen “cắm mặt” vào điện thoại, tivi, ipad… hàng giờ đồng hồ ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, đặc biệt là vùng xương sống. Lâu dần khiến cho cơ thể bị gù, khó phát triển chiều cao như ý muốn

Môi trường sống

Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh,… trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, mạn tính cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trẻ không được chơi đùa, vận động ngoài trời, ít chơi thể thao hay tham gia các hoạt động cộng đồng, tập thể với bạn bè, ngại giao tiếp… cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tâm lý hay bị stress

Trẻ bị áp lực bởi học hành hoặc gia đình không hòa thuận sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, cụ thể là tuyến yên sẽ giảm tiết hormone tăng trưởng và tốc độ phát triển chiều cao bị chậm lại.

Hy vọng với những thông tin về phương pháp tăng chiều cao ở tuổi 13 trên đây sẽ giúp ích cho bậc phụ huynh trong việc cải thiện vóc dáng cho bé. Bên cạnh việc áp dụng những cách này, cha mẹ đừng quên loại bỏ những nguy cơ gây cản trở sự phát triển của con như hạn chế sử dụng đồ công nghệ, kiểm soát cân nặng và cân đối giữa chế độ ăn uống, vận động hợp lý giúp con đạt được chiều cao lý tưởng.

Phần tiếp theo: Cách tăng chiều cao ở tuổi 14 – cơ hội vàng cha mẹ cần nắm bắt

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí các cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Tăng chiều cao