Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Uống thuốc sắt đúng cách như thế nào?

ID: 2309   Ngày đăng:
Lượt đọc: 8770

Là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Vậy bạn có đang bổ sung sắt hàng ngày và uống thuốc sắt đúng cách không?

Mục lục [ Hiện ]

1. Tác dụng của thuốc sắt là gì?

Sắt vô cùng cần thiết trong việc tạo thành tế bào hồng cầu hemoglobin - một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin có vai trò quan trọng đối với sự sống của cơ thể, bởi chúng tham gia vận chuyển oxy tới các cơ quan và tham gia vào quá trình hô hấp và chuyển hóa năng lượng.

Uống thuốc sắt có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?

Bên cạnh đó, sắt còn có những tác dụng sau:

  • Xây dựng khối cơ bắp khỏe mạnh và săn chắc
  • Tăng cường chức năng nhận thức ở não bộ
  • Cải thiện tâm trạng, bởi sắt có mặt trong việc tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
  • Tạo một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, phòng ngừa cơ thể bị nhiễm bệnh
  • Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu và đuối sức. Trẻ em học hành kém do buồn ngủ và thiếu tập trung, người lớn giảm khả năng lao động vì nhanh bị mệt mỏi. Bởi vậy, đối với phụ nữ mang thai, sắt còn giúp bà bầu không bị mệt mỏi và tránh khả năng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Có thể thấy sắt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó, ngoài việc bổ sung sắt bằng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày chúng ta có thể sử dụng thuốc sắt để giúp bổ sung lượng sắt còn thiếu cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Các sản phẩm thuốc bổ sung sắt có chứa hàm lượng sắt cao cho khả năng hấp thu tối đa lượng sắt trong đó giúp cơ thể bù lại lượng sắt bị thiếu hụt.

2. Bổ sung thuốc sắt bao nhiêu là đủ?

Cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Nhu cầu về sắt ở mỗi người là khác nhau. Nhu cầu sắt khuyến nghị được chia theo giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe như sau:

Đối với trẻ em

  • Từ 3 - 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày.
  • 6 - 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày.
  • 1 - 10 tuổi: 10mg/ngày.

Đối với nam giới

  • Nam 10 - 18 tuổi cần 12mg/ngày.
  • Nam giới trưởng thành 10mg/ngày.

Đối với nữ giới

  • Nữ giới trưởng thành 18mg/ngày.
  • Phụ nữ sau mãn kinh 10mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai 45mg/ngày

3. Uống thuốc sắt đúng cách

3.1. Những lưu ý để uống thuốc sắt đúng cách

Để việc bổ sung sắt đạt hiệu quả tối đa và tốt cho sức khỏe, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

Thuốc sắt có tác dụng nhất khi đói

Thuốc sắt có tác dụng tốt nhất là khi bụng đói, vì vậy bạn có thể bổ sung sắt trước khi ăn 1 tiếng hoặc 2 tiếng sau khi ăn. Tuy nhiên điều này có thể không đúng nếu bạn là người đang mang thai. Bởi khi mang thai uống sắt lúc đói có thể gây nên hiện tượng kích ruột. Do vậy, nếu bạn là người đang mang thai, bạn có thể sử dụng thuốc sắt sau khi đã ăn một bữa ăn nhẹ.

Không uống sắt vào buổi tối

Một số mẹ bầu khi uống sắt sẽ cảm thấy buồn nôn, nên thường uống sắt trước khi đi ngủ để quên đi cảm giác này. Tuy nhiên, đối với người bình thường hoặc những phụ nữ mang thai có triệu chứng bị ợ nóng thì không nên uống sắt trước khi đi ngủ. Bởi sắt có thể gây nóng và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Đặc biệt là trẻ em thì càng không nên uống sắt vào buổi tối. Vì một số loại sắt dạng nước hoặc siro rất dễ làm hỏng men răng, gây sâu răng. Bên cạnh đó, sắt bám trên răng có thể làm ố răng của bé.

Để uống thuốc sắt đúng cách cần lưu ý những gì?

Với thuốc sắt dạng viên, uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước

Với những thuốc sắt dạng viên, bạn nên uống thật nhiều nước, ít nhất là nửa cốc nước cho một lần uống thuốc. Ngoài ra, khi uống thuốc không nằm, không nhai viên thuốc khi uống để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Với thuốc dạng nước, nên sử dụng ống hút khi uống

Khi uống thuốc sắt dạng nước, bạn nên sử dụng ống hút để tránh bị đen răng. Cẩn thận hơn thì ngay sau khi uống bạn nên đi đánh răng ngay để tránh nước sắt bám vào răng.

Uống liều thấp và tăng dần liều đề hạn chế tác dụng phụ

Để hạn chế tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, bạn có thể uống liều thấp và tăng dần liều lên sau khi uống quen. Như vậy sẽ giảm tình trạng sắt bị lắng đọng ở đường tiêu hóa và gây bệnh. Tuy nhiên, việc uống liều thấp và tăng liều dần dần nên có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già nên sử dụng sắt ở dạng giọt hoặc siro

Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già nên uống sắt ở dạng giọt hoặc siro chứ không uống ở dạng viên. Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng về số giọt và số muống đong theo đúng lứa tuổi. Thuốc sắt dạng siro có thể pha với nước để tránh gây đen răng.

3.2. Những lưu ý lựa chọn thuốc bổ sung sắt

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sắt để bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên để có thể tìm được cho mình những sản phẩm ưng ý, hiệu quả, bạn nên lựa chọn sản phẩm theo những tiêu chí sau:

  • Lựa chọn sản phẩm sắt hữu cơ tốt hơn sắt vô cơ. Bởi sắt hữu cơ sẽ giúp cơ thể hấp thụ một cách chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu, giúp đưa sắt về tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về gan để dự trữ. Khi được hấp thụ đủ, sắt hữu cơ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa, vì vậy không gây lắng đọng sắt trong cơ thể và gây ra các tác dụng phụ như sắt vô cơ.
  • Sản phẩm dược Bộ Y tế cấp phép lưu hành, tránh mua phải hàng trôi nổi, hàng giả, hàng nhái trên thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sản phẩm chứa đồng thời các thành phần như: acid folic, dầu mè đen, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano giúp cơ thể tăng hấp thụ sắt, ngăn ngừa những tác dụng thường gặp khi bổ sung sắt như táo bón, nóng trong…

Với những tiêu chí kể trên, bạn có thể tìm mua sản phẩm viên sắt hữu cơ đang được rất nhiều người tin dùng bởi nó dễ uống và không hề có mùi tanh đặc trưng của thuốc sắt.

Bên canh đó, sản phẩm này còn phù hợp với những người bị bệnh đau dạ dày khác với những sản phẩm thực phẩm chức năng dạng muối sắt. Đa số những loại muối sắt sẽ được hòa tan ở axit dạ dày. Do đó, nếu một người đang dùng thuốc kháng axit, dạ dày của họ không có axit và muối sắt sẽ không được hòa tan. Như vậy, những người này không nhận được lợi ích gì của việc bổ sung sắt. Nhưng với viên sắt hữu cơ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng kể cả khi bị những bệnh lý liên quan đến đau dạ dày.

Cách lựa chọn sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến bổ sung sắt

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt

Để cơ thể hấp thụ tốt dinh dưỡng sắt từ thuốc, bạn cần lưu ý đến một vài điều sau:

  • Lưu ý khi phải bổ sung đồng thời cả sắt và canxi: trường hợp này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, bởi đây là 2 dưỡng chất quan trọng mà đa số bà bầu cần bổ sung. Việc bổ sung canxi cùng lúc với sắt sẽ gây cản trở hấp thụ sắt vào cơ thể. Vì vậy bạn nên uống cách nhau khoảng 2 - 3 tiếng để cho cơ thể có thời gian hấp thụ và đào thải.
  • Bổ sung sắt kèm với vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Bởi khi vitamin C và sắt tiêu hóa cùng nhau sẽ tạo thành một hợp chất khiến cơ thể dễ hấp thu sắt hơn rất nhiều
  • Tránh dùng phối hợp thuốc sắt với kháng sinh ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin
  • Uống đồng thời với các thuốc trị viêm loét dạ dày – tá tràng có thể làm giảm hấp thu sắt: như đã nói ở trên, những thuốc trị viêm loét dạ dày đều có chức năng chính là kháng axit, điều này sẽ làm khó có thể hấp thụ vào cơ thể.
  • Cà phê và trà (đồ uống chứa tanin) cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt. Không chỉ vậy, những đồ uống có chứa caffeine còn ảnh hưởng đến mức độ dự trữ sắt trong cơ thể.

Hy vọng với những lưu ý trên đây bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm thuốc bổ sung sắt phù hợp với nhu cầu theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Hãy tham khảo để có thể uống thuốc sắt đúng cách và có lợi cho cơ thể nhé!

>> Bài viết liên quan: Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp cách uống thuốc sắt làm sao cho chuẩn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng