Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen

ID: 2310   Ngày đăng:
Lượt đọc: 52686

Rất nhiều người khi uống sắt đều gặp phải hiện tượng đi ngoài phân đen nên cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên đây là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể khi bổ sung sắt. Hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Hiện ]

1. Những hiện tượng thường gặp khi bổ sung sắt

Sắt là nguyên liệu quan trọng trong việc tạo máu để nuôi cơ thể, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Theo đó, nhu cầu sắt ở người trưởng thành là khác nhau theo độ tuổi và giới tính và nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai còn gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường. Vì vậy, việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết đối với những người gặp tình trạng thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Khi bổ sung sắt sẽ thường gặp phải những hiện tượng nào?

Vậy khi bổ sung sắt, cơ thể sẽ như thế nào? Dưới đây là một số hiện tượng có thể gặp phải khi bổ sung sắt:

  • Bị táo bón
  • Phân đậm màu, màu xanh hoặc đen
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn dai dẳng nhiều lần trong ngày
  • Dạ dày bị đau, khó chịu hay co thắt dạ dày
  • Các phản ứng dị ứng như: phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó thở,…
  • Có hiện tượng nóng trong như cảm giác trì trệ, mệt mỏi.

2. Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có nguy hiểm không?

Nguyên nhân uống sắt đi ngoài màu đen

Bên trong cơ thể chúng ta có 2 thành phần được dẫn xuất từ sắc tố mật là urobilin và stercobilin. Chúng được trộn vào phân, vì vậy khi đi ngoài phân ra thường có màu nâu. Khi bổ sung sắt, sắt sẽ được hấp thụ vào cơ thể để thực hiện chức năng của mình là tạo máu, sản xuất ra năng lượng oxy hóa,… Tuy nhiên sắt sẽ không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể mà phần dư còn lại trong đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có màu đen. Từ đó, dẫn đến việc khi bổ sung sắt, bạn đi ngoài phân có màu đen.

Như vậy, uống sắt đi ngoài phân màu đen không nguy hiểm, do đó bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu bạn thấy đi ngoài phân đen kèm theo một số dấu hiệu như đau quặn bụng, sốt, mệt mỏi… thì đây có thể là biểu hiện sự bất thường của cơ thể mà bạn cần phải lưu ý.

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có nguy hiểm không?

Một số bệnh lý thường gặp khi có dấu hiệu đi ngoài màu đen

Khi bổ sung sắt, lượng sắt dư lại trong đường tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến một vào cơ quan tiêu hóa bị tổn thương. Điều này sẽ dẫn đến chảy máu vào ống tiêu hóa. Với lượng máu lớn và trong thời gian dài thì hiện tượng đi ngoài phân đen sẽ xảy ra.

Những bệnh lý khi bị tổn thương đường tiêu hóa thường gặp phải có thể kể đến như: loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm hoặc rách thực quản.

Nếu dấu hiệu đi ngoài phân đen là biểu hiện của một trong những bệnh lý kể trên thì cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác kèm: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, vàng da… Vì vậy khi sử dụng sắt và bị đi ngoài màu đen, bạn cần bình tĩnh theo dõi những dấu hiệu đi kèm để đi khám và phát hiện bệnh kịp thời.

3. Giải pháp khắc phục hiện tượng uống sắt đi ngoài màu đen

Như vậy từ nguyên lý phân chia hoạt động của sắt khi đi vào cơ thể ở trên, ta có thể thấy rằng, về lâu dài khi bạn bổ sung thuốc sắt vào cơ thể và bị đi ngoài màu đen nghĩa là thuốc sắt bạn uống đang bị đào thải ra ngoài quá nhiều. Nghĩa là bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị thiếu máu dù vẫn bổ sung thuốc sắt hàng ngày.

Để khắc phục tốt hiện tượng uống thuốc sắt đi ngoài màu đen, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:

Uống sắt cùng nước hoa quả giàu Vitamin C

Chúng ta thường được nghe rất nhiều về nên uống thuốc với nước lọc, không nên sử dụng thuốc với nước hoa quả và nước có ga. Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn chính xác khi bạn sử dụng thuốc bổ sung sắt cho cơ thể. Bạn nên bổ sung thuốc sắt với nước hoa quả giàu vitamin C để sắt có hiệu quả tốt nhất.

Lý giải điều này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ sắt của cơ thể. Nói đơn giản thì khi vitamin C kết hợp với sắt sẽ tạo thành một chất dễ hấp thu hơn, hạn chế sắt bị dư thừa. Vì vậy bạn có thể uống sắt kết hợp với nước hoa quả như nước cam hay nước chanh đều rất tốt.

Tránh xa các chế phẩm chứa Canxi

Canxi và sắt là hai thành phần luôn “không ưa nhau” trong cơ thể, bởi vậy nên khi bổ sung sắt, bạn nên tránh xa các chế phẩm có chứa canxi. Việc bổ sung đồng thời cả canxi và sắt trong cùng thời điểm sẽ làm giảm sự hấp thụ của cả hai dưỡng chất vào cơ thể. Đồng nghĩa với việc cả hai dưỡng chất sẽ bị đào thải ra ngoài. Vì thế khi bổ sung sắt bạn nên bổ sung canxi sau 2 tiếng đồng hồ, hoặc ngược lại.

Uống sắt bị đi ngoài màu đen phải làm sao?

Điều chỉnh thời gian bổ sung sắt một cách phù hợp

Mỗi loại thuốc bổ sung sắt đều có thời gian sử dụng khác nhau. Một số loại có thể hấp thụ tốt hơn khi bạn đói, tuy nhiên cũng có loại chỉ hấp thụ tốt nhất khi bạn đang no. Vì vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia để có chế độ bổ sung sắt phù hợp nhất.

Lựa chọn sản phẩm sắt phù hợp với cơ thể

Nếu bạn đã áp dụng đủ những cách trên mà vẫn bị tình trạng đi ngoài màu đen thì có lẽ thuốc sắt bạn đang sử dụng không phù hợp với cơ thể bạn. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại sắt có thể làm giảm bớt tình trạng nóng trong hay đi ngoài phân đen mà bạn gặp phải. Sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng và được người tiêu dùng đánh giá cao chính là viên sắt hữu cơ.

Bởi viên sắt hữu cơ khác với những sản phẩm sắt vô cơ trên thị trường. Sắt hữu cơ giúp cơ thể hấp thụ một cách chủ động và được kiểm soát theo nhu cầu, hỗ trợ đưa sắt về tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về gan để dự trữ. Khi đã hấp thụ đủ nhu cầu, sắt hữu cơ dễ dàng đào thải qua đường tiêu hóa mà không gây lắng đọng trong cơ thể, hạn chế những tác dụng phụ mà những sản phẩm sắt vô cơ trên thị trường đang có.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bổ sung thêm những thành phần tốt cho sức khỏe như: axit folic, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano và dầu mè giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón, nóng trong… khi uống sắt. Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Kumamoto Nhật Bản đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm cùng với sắt sẽ hiệu quả hơn việc chỉ bổ sung sắt vào cơ thể.

Ngoài ra, sản phẩm sắt hữu cơ cũng phù hợp với những người bị bệnh đau dạ dày. Do đó, những người sử dụng thuốc kháng axit dạ dày có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này mà không cần lo lắng tác dụng phụ như các loại muối sắt sunfat, sắt gluconat, sắt fumarate.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hạn hiểu nguyên nhân khi sử dụng sắt lại xuất hiện tình trạng đi ngoài màu đen và cách để có thể hạn chế tình trạng này. Qua đó, bạn cũng có thể hiểu cơ thể hơn để lựa chọn được sản phẩm sắt phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

>> Bài viết liên quan: Uống thuốc sắt đúng cách như thế nào?

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các vấn đề xung quanh hiện tượng uống sắt bị đi ngoài màu đen.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng