Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Bị chuột rút uống thuốc gì hiệu quả nhất?

ID: 2231   Ngày đăng:
Lượt đọc: 13604

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng co thắt đột ngột vùng bắp cơ, gây ra cơn đau nhói khó chịu. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng chuột rút thường xảy ra bất ngờ nên ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. Do đó. Bị chuột rút nên uống thuốc gì được nhiều người quan tâm

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân gây chuột rút

Chuột rút do mỏi cơ bắp

Đối tượng là những người phải vận động nhiều như vận động viên, người lao động nặng. Khi vận động, quá trình chuyển hóa năng lượng trong điều kiện yếm khí dẫn tới thiếu oxy trong bắp cơ, tạo chất chuyển hóa là lactat. Đây chính là chất gây ra mỏi, nhức cơ hay còn gọi là chuột rút.

Bị chuột rút do mất cân bằng điện giải

Khi cơ thể mất nước và thiếu các chất điện giải như canxi, natri, magie… Rối loạn cân bằng điện giải còn do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc statin điều trị rối loạn lipid máu, thuốc lợi tiểu quai, thuốc chống viêm corticoid…

Suy giãn tĩnh mạch gây hiện tượng chuột rút

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút là suy giãn tĩnh mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 70% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thường xuyên bị chuột rút. Khi van tĩnh mạch suy yếu, máu sẽ đi theo chiều ngược lại thay vì được bơm từ chân lên tim, làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Máu ứ đọng trong lòng mạch, gây ra tình trạng sưng phù, chuột rút bắp chân.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch do mắc bệnh lý mạn tính như xơ gan, suy giáp, viêm xương khớp, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh thận giai đoạn cuối và chạy thận nhân tạo,...

Bị chuột rút nên uống thuốc gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?

2. Biện pháp trị chứng chuột rút tại chỗ

Bạn nên dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị chuột rút để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.

Khi bị chuột rút ở bắp đùi, bận cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Với trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Bên cạnh các thao tác này bạn nên uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh.... để giảm đau nhanh chóng. Sau khi đã qua cơn đau, bạn nên tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Với chị em phụ nữ không nên đi giày bó chân quá, hay cao gót quá mà nên đi vừa chân.

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút trong thời gian liên tiếp, bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút và có cách điều trị kịp thời nếu chuột rút do nguyên nhân bệnh lý hay do thuốc bạn đang dùng…

3. Bị chuột rút uống thuốc gì?

Sử dụng quinine: Sử dụng viên uống có chứa quinine sulfat là phương pháp từ xưa để làm giảm tần suất chuột rút bắp chân về đêm. Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc này vẫn chưa được chứng minh vì có nhiều tác dụng phụ.

Bộ 3 dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút

Nếu nguyên nhân chủ yếu gây chuột rút là thiếu canxi, magie, kali thì bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này từ thực phẩm ăn hàng ngày hoặc bổ sung từ viên uống bảo vệ sức khỏe có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong đó canxi nano siêu nhỏ giúp tăng độ hấp thu gấp đến hơn 200 lần so với canxi dạng thông thường. Nhờ vitamin D3MK7, canxi sẽ được đặt đúng chỗ cần và không lo thừa canxi. (Tìm hiểu sản phẩm tại đây)

Nếu chuột rút thường xảy ra ở người già do sự lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch thì cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn, đó là vitamin B1 hay vitamin B6.

Nếu bị chuột rút do suy giãn tĩnh mạch, có thể can thiệp bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch, phẫu thuật tripping, hoặc có thể lựa chọn uống thuốc hay các chế phẩm có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.

4. Cách phòng ngừa chuột rút

  • Thường xuyên tập thể dục và khởi động kỹ trước khi luyện tập thể thao.
  • Uống đủ nước và bổ sung chất điện giải sau khi vận động.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, nên ăn nhiều kali thông qua các loại thực phẩm như chuối, cam và khoai tây.
  • Tư thế nằm ngủ: không nên duỗi thẳng cả bàn chân và kéo giãn các cơ ở chân, không trùm kín chăn vì có thể gây thiếu oxy dẫn đến tình trạng chuột rút chuột rút.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá,..

Để biết nên uống thuốc gì khi điều trị chuột rút và phòng tránh chuột rút không bị co cứng cơ, tránh nguy hiểm có thể xảy ra trong lúc đang lái xe hay bơi dưới nước… bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút và từ đó được bác sĩ chỉ dẫn nên điều trị bằng thuốc gì.

>> Bài viết liên quan: Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa chuột rút hiệu quả ngay tức thì

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về các loại thuốc trị chuột rút.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp