Hỏi: Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thường xuyên bị chuột rút, khi thì vào ban ngày khi thì vào giấc ngủ ban đêm. Tôi được bạn bè mách có thể dùng cách xoa bóp, bấm huyệt chữa chuột rút ngay tức thì. Bác sĩ có thể hướng dẫn cách chữa chuột rút này không ạ? (Thanh Thúy - Hà Nội)
Đáp: Chào bạn Thanh Thúy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Chuột rút còn gọi là vọp bẻ là tình trạng đau nhức do sự co rút, thường là co cơ mà ai cũng có thể gặp vài lần trong đời mình. Tình trạng này còn có thể diễn ra thường xuyên hơn với phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút là thiếu oxy đến cơ, thiếu nước và muối ăn - các rối loạn điện giải gây chuột rút hay tình trạng tetany của cơ, đặc biệt là hạ canxi máu do thiếu canxi hay hạ kali máu do thiếu kali... đều là những nguyên nhân gây chuột rút.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa chuột rút
Khi gặp chuột rút bạn nên bình tĩnh, hít thở sâu và thực hiện các động tác xoa bóp, bấm huyệt đơn giản sau đây. Xoa bóp, bấm huyệt chữa chuột rút là cách giúp bạn “đối phó” với cơn co rút bất ngờ “không mời mà đến” hiệu quả tức thì. Đó là xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng, hoặc day bấm vào một số huyệt trên cơ thể. Bạn có thể nhớ một số thao tác xoa bóp để giảm co cơ, giúp cơ bớt đau sau:
Bước 1: Xoa bóp day vuốt vùng cơ bị đau để vùng da ấm lên. Nên thao tác nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau và có thể xoa dầu ấm hoặc chườm ấm.
Bước 2: Bạn nên day ấn các huyệt này vài phút, đó là các huyệt:
- Thừa sơn: Ở dưới bắp chân, chỗ hõm gặp nhau của hai bờ dưới cơ sinh đôi. Tác dụng thư cân, lương huyết, thông kinh lạc... phòng trị chuột rút, đau thần kinh tọa.
- Huyết hải: Bờ trên xương bánh chè đo lên 1 tấc, đo vào trong 2 tấc. Tác dụng: điều huyết thông huyết, tuyên thông hạ tiêu…
- Dương lăng tuyền: Là hõm dưới trước đầu trên xương mác. Tác dụng: thư gân, mạnh gân cốt, đuổi phong tà ở chân.
- Ủy trung: Trung điểm nếp khoeo 2 chân.
Phòng ngừa và xử lý chuột rút trong từng trường hợp khác nhau
- Trong trường hợp bạn bị chuột rút ở cẳng chân, thường xuất hiện trong lúc ngủ hoặc nằm nghỉ với dấu hiệu là cẳng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống. Chuột rút kiểu này có thể xảy thoáng qua trong vài giây hoặc vài phút và cơn đau sẽ kéo dài một lúc. Chuột rút ở cẳng chân có thể xảy ra với mọi người nhưng hay xảy ra với người lớn tuổi và để dứt cơn chuột rút này nhanh chóng, bạn có thể đứng thẳng để máu cung cấp tới hai chân nhanh hơn, cơn chuột rút sẽ chấm dứt sau vài giây.
- Nếu bạn bị chuột rút bàn chân thì có thể cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất. Hoặc bạn cơ thể nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều ngược lại là kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
- Với trường hợp chuột rút ở bàn tay tuy ít xảy ra với mọi người và hay xảy ra với những người phải sử dụng bàn tay với động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài như các nhà văn, người chơi đàn vĩ cầm... Khi bị chuột rút bàn tay thì có thể kéo nhẹ các ngón, rồi xoa bóp bàn tay.
- Tuy nhiên cách xoa bóp, bấm huyệt này chỉ có tác dụng giảm đau, căng cơ tức thì còn về lâu dài bạn vẫn phải tìm ra nguyên nhân gây chuột rút và có cách điều trị nếu tình trạng chuột rút diễn ra nhiều lần với tần suất thường xuyên.
- Để cải thiện tình trạng chuột rút, bạn nên uống đủ nước. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước. Nên vận động thường xuyên, đặc biệt nếu công việc của bạn là ngồi ở văn phòng hàng ngày. Vận động các cơ bắp nhẹ nhàng nhất là buổi tối trước khi ngủ.
- Bạn nên ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng gồm đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, đặc biệt nên ăn nhiều rau và hoa quả giàu canxi, kali, kẽm... như rau lá xanh đậm, chuối, mơ, chà là, cam...
Bạn cũng có thể chọn bổ sung thêm canxi từ viên uống có chứa đủ các thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể như Vitamin D3, MK7, Kẽm, Boron, Magie, Mangan... Canxi nano nên có kích thước nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ vitamin D3 và MK7 mà canxi sẽ được đưa vào trong máu, trong xương, giảm tình trạng chuột rút do thiếu canxi và giúp bạn phòng chống loãng xương hiệu quả.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn Thanh Thúy biết cách xoa bóp, bấm huyệt khi bị chuột rút và biết cách cải thiện tình trạng chuột rút nhờ chú ý đến cách sinh hoạt, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
>> Bài viết liên quan: Nên chọn thuốc trị chuột rút nào?
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về cách bấm huyệt chữa chuột rút hiệu quả nhất.
Có 0 bình luận: