Đau bụng là một trong những dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ, trong đó không ít bà bầu bị đau bụng dưới bên phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Mẹ bầu cần phải làm gì khi bị đau bụng dưới bên phải? Bài viết dưới đây sẽ giúp “tháo gỡ” những thắc mắc đó.
1. Đau bụng dưới bên phải khi mang thai do đâu?
Những cơn đau ở vùng bên phải bụng dưới thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mới mang thai, nguyên nhân thường do:
Mẹ bị đầy bụng
Cơ thể mẹ khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về cả tâm sinh lý. Hệ tiêu hóa vì thế cũng sẽ nhạy cảm và hoạt động kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, sự thay đổi hormone nội tiết khiến nhu động ruột bị mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do tại sao mẹ hay có cảm giác khó chịu ở bụng.
Mẹ bị táo bón
Sự thay đổi các hormone nội tiết tố tăng lên làm giảm khả năng hoạt động của đường ruột, thức ăn đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ tiêu hóa chậm hơn và cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Các cơn đau sẽ xuất hiện dày đặc nhưng âm ỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu bụng dưới.
Mẹ bị đau dây chằng
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn đau bụng dưới bên phải cho mẹ bầu. Khi thai nhi lớn dần, dây chằng sẽ bị giãn ra để phù hợp với sự phát triển của bé nên khả năng đàn hồi cũng kém hơn. Vì vậy, bất kỳ một cử động nhỏ của mẹ bầu cũng tạo ra những cơn đau bụng vô cùng khó chịu.
Hiện tượng co thắt giả (Braxton Hicks)
Ở những tháng cuối của thai kỳ, tử cung của mẹ bầu thường xuất hiện các cơn co thắt giả để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Điều này khiến mẹ cảm thấy đau thắt tại vùng bụng dưới.
Viêm ruột thừa
Khi mang thai, rất khó phân biệt các cơn đau bụng dưới có phải viêm ruột thừa hay không. Bởi vậy, việc chẩn đoán bệnh cũng diễn ra chậm hơn và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng bà bầu. Tuy nhiên, tỷ lệ bị viêm ruột thừa khi mang là rất thấp nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.
Dọa sảy thai hoặc sảy thai
Cảm giác đau bụng dưới từng cơn, tần suất các cơn đau ngày càng nhiều hơn, đi kèm ra máu tươi có cục ở vùng kín… là những triệu chứng cho thấy thai nhi có thể bị đẩy ra khỏi tử cung. Mẹ bầu cần đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán.
Bong nhau non
Bụng đau kèm theo dấu hiệu ra máu ở âm đạo, co thắt, chuột rút… có thể là dấu hiệu cảnh báo bong nhau non. Mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
Tiền sản giật
Hiện tượng tiền sản giật có liên quan mật thiết đến huyết áp cao trong nửa sau của thai kỳ, kèm theo các triệu chứng như protein tăng cao trong nước tiểu, phù mặt, đau đầu, tăng cân nhanh, buồn nôn… Tiền sản giật ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tạo nên các cơn co giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
2. Triệu chứng bà bầu bị đau bụng dưới bên phải
Khác với những cơn đau bình thường hay đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt mà mẹ bầu phải trải qua trước đó. Các cơn đau bụng này thường xuất hiện ở vùng bụng dưới phía bên phải. Tuy không đau dữ dội, quằn quại nhưng nó lại kéo dài âm ỉ trong 1 đến 2 ngày, khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên phải cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi mẹ bầu mà sức khỏe thai kỳ cũng khác nhau. Mức độ các cơn đau nặng nhẹ hay thời gian kéo dài cơn đau cũng thể hiện khác nhau ở mỗi cơ thể bà bầu.
3. Đau bụng dưới bên phải khi mang thai có nguy hiểm không?
Bất kỳ dấu hiệu hay bệnh lý của cơ thể mẹ trong thai kỳ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy khi bà bầu bị đau bụng dưới bên phải không khỏi lo lắng và không biết có nguy hiểm hay không?
Nếu mẹ bầu bị đau bụng trong tháng đầu mang thai thì đây là hiện tượng bình thường. Cơn đau sẽ lâm râm, do thai đang làm tổ, bám vào tử cung nên mẹ sẽ cảm thấy hơi tức bụng dưới. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết nên mẹ bầu không cần quá lo lắng, dễ ảnh hưởng đến tâm trạng và thai nhi.
Trong trường hợp bà bầu bị đau nhói bụng dưới bên phải bất thường, cơn đau kéo dài, dữ dội kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ra máu, mệt mỏi, kiệt sức thì đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Vì đó có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, bong nhau non, nhiễm trùng đường tiểu, dọa sảy thai… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi và cả bà bầu, thậm chí còn có thể dẫn đến sảy thai.
4. Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau bụng dưới bên phải?
Với những cơn đau bụng dưới bên phải thông thường, không có những dấu hiệu nguy hiểm thì bà bầu nên làm theo một trong số những cách như:
Chườm ấm
Bà bầu khi đau bụng dưới bên phải có thể sử dụng túi chườm ấm đặt lên chỗ đau, cách này sẽ giúp giảm đau rất nhanh. Ngoài ra, hằng ngày, mẹ cũng nên tắm bằng nước ấm để xoa dịu cơn đau. Bởi nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn.
Lưu ý: Chỉ dùng nước ấm, không nên tắm bằng nước quá nóng. Vì nước nóng có thể làm giãn mạch máu và giảm giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng đến thai nhi nếu bé nhận được ít máu từ cơ thể mẹ.
Vận động nhẹ nhàng để giảm các cơn co thắt Braxton Hicks
Đối với các trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới bên phải do các cơn co thắt Braxton Hicks gây ra thì vài động tác vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu quên đi cơn đau. Ngoài ra, vận động đúng cách còn giúp cải thiện tuần hoàn, giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể thực hiện động tác uốn cong người về phía cơn đau, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập một số bài tập yoga cũng rất tốt cho sức khỏe.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ quyết định lớn đến việc ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị đau bụng dưới bên phải. Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần hạn chế những món nhiều dầu, mỡ, chất béo không lành mạnh. Đây là những chất sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bà bầu, dễ gây tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Thay vào đó nên bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày các món rau củ, trái cây, ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, trái cây có nhiều vitamin sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Uống đủ nước
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể cũng là một cách để giảm những cơn đau do cơ thắt Braxton Hicks, đồng thời hỗ trợ hoạt động các cơ quan trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Tinh thần lo lắng, căng thẳng, buồn phiền sẽ khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, trong thai kỳ, mẹ bầu nên giảm bớt khối lượng công việc so với bình thường, dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Một tinh thần vui vẻ, thoải mái là điều quan trọng để kiểm soát và kìm hãm cơn đau.
Khám sức khỏe định kỳ
Mẹ bầu nên đi kiểm tra định kỳ để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. Cùng với đó là kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất ổn và tìm ra cách giải quyết phù hợp, hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho mẹ bầu khi đối mặt với những cơn đau bụng dưới bên phải trong thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ nên chú ý lắng nghe cơ thể, theo dõi và chăm sóc cho bản thân thật tốt, đó cũng là cách để chăm sóc đến em bé tốt nhất.
Bài viết liên quan:
>> Đau bụng dưới có phải mang thai hay không?
>> Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao?
>> Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc về chứng đau bụng dưới bên phải khi mang thai.
Có 0 bình luận: